Quy hoạch khai thác, sử dụng bãi sông

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 94 - 96)

- Lũ 300 năm và lũ 500 năm có sự điều tiết của các hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.

b) Quy hoạch khai thác, sử dụng bãi sông

Khi thiết lập chỉ giới hành lang thoát lũ quy hoạch của các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo phương án chọn (HLTL-QH), sẽ tạo ra một quỹ đất bãi nằm ngoài chỉ giới của tuyến thoát lũ quy hoạch khoảng 4654,8 ha có thể khai thác với diện tích cụ thể như sau:

* Phía bờ tả sông Hồng : 4357,84 ha.

Trong đó đã bao gồm:

+ Diện tích bãi trong bối Vĩnh Tường: 2093 ha. + Diện tích bãi trong bối Yên Lạc: 2118 ha.

* Phía bờ tả sông Lô : 296,74 ha. * Sông Phó Đáy : 0 ha.

* Sông Cà Lồ : 0 ha.

Trên cơ sở phân tích xu thế phát triển kinh tế xã hội và các yêu cầu cụ thể về công tác phòng chống lũ, giảm nhẹ thiên tai của tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay và định hướng đến 2020. Quỹ đất này cần phải được khai thác hợp lý để đảm bảo không làm ảnh hưởng đến chế độ thủy động lực dòng chảy, khả năng thoát lũ và sinh thái cảnh qua môi trường của dòng sông. Các kiến nghị cụ thể về quy hoạch khai thác, sử dụng một phần diện tích bãi sông nằm ngoài chỉ giới hành lang thoát lũ phục vụ các mục tiêu phát triển dân sinh - kinh tế xã hội của tỉnh gồm:

1- Dành toàn bộ không gian lòng sông và một phần bãi sông nằm giữa 2 tuyến hành lang thoát lũ HLTL-QH cho việc thoát lũ. Giải phóng tất cả các vật cản, nhà cửa, cây cối (kể cả cây trồng canh tác) và các công trình trái phép (nếu có). Trong phạm vi từ chỉ giới HLTL-QH đến mép bờ sông không được xây dựng các công trình và canh tác các cây trồng gây cản trở dòng chảy.

2- Phần diện tích bãi sông nằm ngoài chỉ giới thoát lũ (trong phạm vi từ vị trí tuyến hành lang thoát lũ HLTL-QH đến tuyến Đê) có thể khai thác tối đa để phục vụ các mục đích phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Các quy định kỹ thuật trong khai thác gồm:

- Chỉ giới khai thác: Chỉ giới khai thác tối đa phải cách chỉ giới tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch 20m về phía nội đồng. Chỉ giới này chỉ áp dụng khi cấp phép xây dựng các công trình kiên cố được đánh giá là có khả năng gây cản trở dòng chảy khi xảy ra lũ lớn.

- Cấp phép xây dựng: Chỉ cấp phép xây dựng các công trình kiên cố như nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… tại các khu vực bãi có chiều rộng khai thác Bkt

≥ 50m. Đối với các khu vực bãi có Bkt < 50m nên quy hoạch các đường hành lang, bãi đỗ xe, khu vui chơi giải trí ngoài trời, công viên ven sông tạo cảnh quan sinh thái dọc bờ sông.

- Cấp phép canh tác, nuôi trồng thủy sản: Việc canh tác sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản có thể được triển khai tại tất cả các khu vực bãi phù hợp nằm ngoài chỉ giới của tuyến hành lang thoát lũ quy hoạch.

3- Đối với tuyến đê bối Vĩnh Tường – Yên Lạc: Do tồn tại của các yếu tố lịch sử trong việc quản lý và sử dụng bối bãi, nên phương án phá bỏ bối và giải phóng dân cư là không có tính khả thi (không phá bỏ đê bối). Hiện nay đời sống của nhân dân ở khu vực này đã khá ổn định, cơ sở hạ tầng đã dần được hoàn thiện, hệ thống đê bối bảo vệ đã được nâng cấp cải tạo và cứng hóa mặt đê kết hợp giao thông. Vì vậy giải pháp quy hoạch phòng lũ cho đoạn sông này là:

- Xác định chỉ giới tuyến hành lang thoát lũ về cơ bản trùng với tuyến đê bối hiện nay.

- Giải phóng các vật cản, các công trình xây dựng trái phép nằm ngoài tuyến đê bối để tăng cường khả năng thoát lũ cho đoạn sông.

- Tổ chức giám sát, quản lý hạn chế tối đa việc phát triển dân cư, xây dựng trái phép các công trình, sản xuất canh tác không phù hợp làm ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ.

- Nghiên cứu xây dựng các văn bản quản lý, cơ chế chính sách đặc thù. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định đời sông nhân dân và nâng cao ý thức hợp tác với các cơ quan nhà nước khi triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống lụt bão trong trường hợp khẩn cấp.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w