Giải pháp tăng cường khả năng thoát lũ

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 118)

- Sau mỗi mùa mưa bão các địa phương cần tổ chức đánh giá ưu khuyết điểm công tác chuẩn bị, cũng như kết quả thực hiện phòng chống lụt bão và

c) Giải pháp tăng cường khả năng thoát lũ

1) Các giải pháp trên lòng dẫn chính:

- Giảm sức cản trên lòng sông: Nhám ở lòng sông phụ thuộc chủ yếu vào kích thước hình dạng lòng dẫn, độ thô thủy lực và bùn cát đáy sông. Vì vậy rất khó có thể thay đổi được hệ số nhám của lòng sông, tuy nhiên để giảm sức cản của lòng sông có thể thực hiện các biện pháp trục vớt các vật cản đáy sông như: tàu thuyền đắm, các công trình ngầm, thực vật đáy sông,...

- Nạo vét lòng sông (lòng con): Thực hiện các biện pháp nạo vét bùn, bãi nổi, cù lao,... tuy nhiên để thực hiện giải pháp này cần đầu tư một lượng kinh phí rất lớn nhưng hiệu qua mang lại không cao. Về lâu dài lòng sông sẽ bị bồi lấp trở lại, mặt khác khi thực hiện giải pháp này có thể sẽ làm mất cân bằng sinh thái của dòng sông.

- Cắt cong, nắn dòng: Đối với các đoạn sông có độ cong quá lớn khi thực hiện việc cắt cong nắn dòng có thể làm tăng khả năng thoát lũ cục bộ cho đoạn sông này. Tuy nhiên đối với giải pháp này cần phải xem xét đến lợi ích kinh tế, xã hội các khu vực vùng bãi sông.

2) Các giải pháp trên bãi sông:

- Quy hoạch hợp lý bãi sông: Phá bỏ các bối, bờ bao không quan trọng, các công trình xây dựng trái phép, san ủi hạ thấp các khu vực bãi sông có độ cao lớn, nắn chỉnh các tuyến đê bối, đường giao thông để ít bị ảnh hưởng đến dòng chảy lũ.

- Giảm sức cản vùng bãi sông: Để tăng cường khả năng thoát lũ qua bãi sông cần thiết phải tiến hành quy hoạch vùng canh tác, vùng nuôi trồng thủy sản, giải phóng các vật cản nằm trong phạm vi tuyến hành lang thoát lũ.

- Nạo vét lòng dẫn tăng cường khả năng thoát lũ: Khi thiết lập chỉ giới hành lang thoát theo phương án chọn sẽ làm gia tăng mực nước lũ cục bộ tại một số đoạn sông. Vì vậy để đảm bảo vấn đề thoát lũ trên toàn hệ thống, đề xuất giải pháp nạo vét kết hợp với các giải pháp khác nhằm mục đích hạ thấp mực nước lũ trên các tuyến sông của tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

+ Phía bờ tả sông Hồng: Từ mặt cắt SHG-23 (K17+600) đến mặt cắt SHG-30 (K28): hạ thấp cao độ bãi nằm trong chỉ giới HLTL từ cao trình trung bình phía thượng lưu 13.8m xuống cao trình 11.5m và phía hạ lưu từ cao trình 12.9m xuống cao trình 10.2m, kết hợp với mở rộng lạch sâu phía bờ tả.

+ Kết quả tính toán phương án cho thấy, nếu thực hiện việc giải phóng toàn bộ các vật cản kết hợp với hạ thấp cao độ bãi và mở rộng lạch trái thì mực nước sông hồng có thể hạ xuống từ 8 – 14cm. Lưu lượng và vận tốc dòng chảy cũng được cải thiện một cách rõ rệt.

Một phần của tài liệu QH Lu11 (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(183 trang)
w