8. Kết cấu của đề tà
1.2.5.3 Nhân tố từ phía ngân hàng
1.3.146 NHTM không thể triệt tiêu hồn tồn RRTD nhưng có nhiều biện pháp đển
kiếm sốt RRTD trong giới hạn cho phép. Theo Ủy ban giám sát Basel về hoạt động ngân hàng (2006), Dương Ngọc Hào (2015), Phạm Thái Hà (2017), RRTD của NHTM có thể đến từ những nguyên nhân thuộc về ngân hàng như: chiến lược kinh doanh sai lầm, chính sách tín dụng thiếu rõ ràng, quy trình tín dụng chưa chặt chẽ, hoặc là hoạt động giám sát tín dụng chưa được chú trọng và năng lực đội ngũ nhân viên, hệ thống công nghệ thông tin cịn hạn chế. Trong đó:
(1) Chiến lược hoạt động kinh doanh sai lầm: Chiến lược hoạt động kinh doanh phản ánh định hướng phát triển hoạt động tín dụng, trong đó có tín dụng DN. Nếu
NHTM xác định khẩu vị rủi ro thấp, cho vay những DN có rủi ro cao sẽ dẫn đến RRTD của NHTM ở mức cao. Việc xác định định hướng hoạt động trung dài hạn,
kết hợp với mục tiêu hoạt động cụ thể như tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ trọng dư
nợ cho vay từng nhóm khách hàng, tỷ trọng nợ quá hạn, tỷ trọng nợ xấu. cho từng
năm sẽ giúp NHTM kiểm soát được RRTD trong mức độ cho phép. Việc quá chú trọng vào lợi nhuận hoặc do áp lực cạnh tranh cao cũng có thể là nguyên nhân làm
cho các ngân hàng nới lỏng điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng, làm cho RRTD tăng cao. Nếu NHTM chú trọng vào những DN thuộc những ngành tiềm ẩnnhiều rủi ro cao hoặc những ngành hạn chế phát triển của Chính phủ... sẽ làm cho
khả năng thu hồi nợ gặp khó khăn, dẫn đến RRTD cao.
(2) Chính sách tín dụng thiếu rõ ràng, chưa phù hợp với diễn biến thực tiễn của thị trường: Dựa trên chiến lược kinh doanh, NHTM sẽ xây dựng chính sách tín dụng làm kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng chung và tín dụng DN nói riêng. Nếu các
quy định trong chính sách tín dụng khơng rõ ràng, thiếu đồng bộ, không phù hợp với diễn biến thị trường như quy định pháp luật, quy định của cơ quan quản lý dễ tạo ra những sai sót, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của NHTM. Theo Phạm Thái Hà (2017), chính sách tín dụng của ngân hàng nếu khơng minh bạch sẽ làm cho hoạt động tín dụng lệch lạc, dẫn đến việc cấp tín dụng khơng đúng đối tượng,
pháp
luật. Những nội dung trong chính sách tín dụng của NHTM cần được làm rõ theo khuyến nghị của Ủy ban Basel (2006) như là đối tượng khách hàng vay vốn, điều kiện và thủ tục vay vốn, các quy định về giới hạn cấp tín dụng, xếp hạng tín nhiệm.
(3) Quy trình tín dụng thiếu chặt chẽ: Quy trình tín dụng là nội dung quan trọng thuộc chính sách tín dụng, quy định chi tiết các bước cần phải thực hiện trong hoạt
động tín dụng theo một trình tự nhất định từ bước tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến thanh lý tín dụng (Bùi Diệu Anh và cộng sự, 2013). Thông qua quy trình
tín dụng, các bước nghiệp vụ liên quan được chuẩn hóa, làm rõ vai trị nhiệm vụ của
từng bộ phận liên quan, cũng như các giấy tờ, thủ tục cần hoàn thiện nhằm hạn chế
(4) Hoạt động giám sát tín dụng cịn lỏng lẻo: Theo Phạm Thái Hà (2017), giám sát tín dụng sau khi cấp tín dụng, quản trị rủi ro sau khi cho vay và lỏng lẻo trong công
tác kiểm tra nội bộ ở ngân hàng là một trong những nguyên nhân dẫn đến RRTD của NHTM. Hoạt động giám sát tín dụng cần phải được chú trọng nhằm đảm bảo q trình thực hiện tín dụng tuân thủ đầy đủ các quy định của NHTM. Hoạt động kiểm toán nội bộ cũng góp phần khơng nhỏ trong việc quản trị RRTD của NHTM.Những phát hiện sai sót kịp thời giúp cho NHTM nhanh chóng khắc
phục, chỉnh
sửa những lỗi sai phạm, hạn chế RRTD xảy ra.
(5) Đạo đức, năng lực nghiệp vụ của nhân viên tín dụng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến RRTD của NHTM (Phạm Thái Hà, 2017). Phương pháp phán
đoán trong nhận diện và đo lường RRTD của NHTM phụ thuộc lớn vào kiến thức,
kinh nghiệm, kỹ năng của nhân viên tín dụng. Do đó, nếu đạo đức hoặc/ và năng lực
nghề nghiệp yếu kém sẽ dẫn đến những đánh giá thiếu khách quan, chính xác về RRTD của DN, từ đó, dẫn đến những quyết định sai lầm trong hoạt động tín dụng
DN. Đồng thời, nếu nhân viên khơng nhận thức được tầm quan trọng của giám sát
tín dụng sẽ dẫn đến việc thực hiện nghiệp vụ lỏng lẻo, tạo khe hở cho DN sai phạm,
dẫn đến RRTD cho NHTM.
(6) Hệ thống công nghệ thơng tin cịn hạn chế cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến RRTD nói chung, RRTD trong hoạt động tín dụng DN nói riêng của NHTM. RRTD đến từ tình trạng thơng tin bất cân xứng, do đó, nếu hệ thống công
nghệ thông tin hiện đại, phục vụ tốt cho việc thu thập, phân tích, đánh giá thơng tin
tín dụng sẽ góp phần quan trọng hạn chế RRTD trong hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Trong đó, hệ thống lưu trữ thơng tin, trích lập báo cáo và hệ thống xếp hạng tín nhiệm là những chức năng quan trọng của hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động cấp tín dụng của NHTM. Những chức năng này của hệ thống thông tin giúp cho NHTM nhận diện, đo lường RRTD liên quan đến khách hàng cũng như phục vụ cho việc giám sát khoản vay trong q trình cấp tín dụng.
1.3.147 Kết luận chương 1
1.3.148 Chương 1 của luận văn đã đề cập đến một số lý luận chung về hoạt động tín
dụng doanh nghiệp của NHTM. Chương 1 đã nêu lên khái niệm, đặc điểm, vai trị của hoạt động tín dụng DN, RRTD trong tín dụng DN tại NHTM. Các khái niệm, đặc điểm, phân loại, nguyên nhân, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD trong tín dụng DN của NHTM đã được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng trong chương 2.