Cácquy định góp phần ngăn ngừa rủi ro hoạt động tíndụng doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG KHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 63 - 70)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.1 Cácquy định góp phần ngăn ngừa rủi ro hoạt động tíndụng doanh nghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam

1.3.250 Vì NHTM đóng vai trị quan trong trong việc ln chuyển vốn của nền

kinh tế

nên hoạt động tín dụng của NHTM được quản lý chặt chẽ nhằm kiểm soát rủi ro trong mức độ cho phép. Hoạt động tín dụng của NHTM chịu sự chi phối bởi Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017 theo Luật 17/2017/QH14. Các văn bản dưới luật do NHNN ban hành tác động đến hoạt động tín dụng của NHM gồm Thông tư 19/2013/TT-NHNN “qui định về việc mua bán và xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt nam”; Thông tư 09/2014/TT-NHNN “sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02/2013/NHNN; Thông tư 22/2019/TT-NHNN về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, CN ngân hàng nước ngồi; Thơng tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng. Ngoài ra, với vai trò là NHTM của Nhà nước, Agribank nói chung và Agribank CN Tp. Long Khánh nói riêng cịn chỉu ảnh hưởng bởi các quy định liênquan đến cấp vốn hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn từng thời kỳ. Những quy định của cơ quan quản lý giúp cho Agribank và CN xác định được chiến lược phát triển cũng như xác định được mục tiêu hoạt động để phù hợp với quy định của pháp luật.

1.3.251 Trên cơ sở quy định pháp luật, kết hợp với diễn biến thị trường, Agribank xây

dựng chiến lược hoạt động trở thành ngân hàng bán lẻ với cá nhân, DN SME là đối tượng khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, là ngân hàng đi đầu trong hỗ trợ vốn phát triển nông nghiệp và nơng thơn theo định hướng của Chính phủ nên Agribank xác định nguồn vốn phải tập trung hỗ trợ tốt cho đối tượng khách hàng liên quan đến nông nghiệp và nông thôn mặc dù ngành nông nghiệp tiềm ẩn nhiểu rủi ro như dịch bệnh, biến động giá cả thị trường... tạo ra rủi ro lớn cho ngân hàng. Tùy theo thị trường, quy định của Chính phủ, hàng năm Agribank phải xem xét điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp với từng quy định. Quy chế cấp tín dụng của Agribank được ban hành từ năm 2006 và được điều chỉnh hàng năm. Trong đó, chính sách tín dụng của Agribank quy định cụ thể các nội dung gồm: (1) Cơ cấu tổ chức bộ máy

quản lý tín dụng các cấp, (2) phân quyền phán quyết tín dụng theo cấp, (3) đối tượng khách hàng vay vốn và khách hàng hạn chế cho vay, (4) quy trình tín dụng,

(5) ngun tắc cấp tín dụng, (6) kỹ thuật cấp tín dụng và hệ thống xếp hạng tín nhiệm. Tóm tắt một số nội dung quan trọng liên quan đến giảm thiểu RRTD nói chung và RRTD dành cho khách hàng DN nói riêng như sau:

(1) Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tín dụng theo cấp: Theo cơ cấu tổ chức của Agribank hiện nay chủ yếu là theo mơ hình tập trung khi chỉ có phịng quản lý RRTD ở hội sở. Ở góc độ CN chỉ có Ban lãnh đạo và các phịng ban chức năng nhưng chưa có phịng chun trách về quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng. Điều này làm cho hoạt động nhận diện, đo lường, đánh giá và kiểm sốt

RRTD của CN có nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, hoạt động cấp tín dụng chưa được chun mơn hóa, cán bộ tín dụng của CN vừa đóng vai trị quan hệ khách hàng vừa

thẩm định tín dụng nên có thể tạo ra rủi ro nghiệp vụ của nhân viên trong q trình

cấp tín dụng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tín dụng của CN gồm 5 người có trình độđại học nhưng tuổi đời còn khá trẻ nên còn bị hạn chế về kinh nghiệm trong đánh

giá khách hàng vay vốn.

(2) Phân quyền phán quyết tín dụng: Do mạng lưới rộng khắp, đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân, SME nên Agribank có mức độ phân quyền phán quyết tín dụng ở mức cao. Mức phán quyết tín dụng mà Agribank CN Tp. Long Khánh được chủ động là 20 tỷ đồng đối với giám đốc và 35 tỷ đồng đối với Hội đồng quyết định tín dụng cấp CN. Việc phân quyền hạn quyết tín dụng ở mức cao giúp cho CN chủ động đạt được kế hoạch kinh doanh, tiết kiệm được thời gian, chi

phí nhưng nếu thiếu các cơng cụ giám sát, đánh giá rủi ro phù hợp sẽ tạo ra rủi ro lớn cho CN cũng như Agribank nói chung.

(3) Đối tượng khách hàng vay vốn được vay vốn và không được vay vốn: Agribank chia rõ các quy định về nhóm khách hàng cá nhân và DN. Trong đó, việc

quyết định cấp tín dụng cho DN dựa trên kết quả phân tích thẩm định tín dụng và kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Những SME kinh doanh trong ngành nông nghiệp được vay vốn nếu phân tích tín dụng cho thấy khách hàng có uy tín và khả

năng trả nợ đảm bảo, có kết quả xếp hạng tín nhiệm từ B trở lên. Đối với nhóm SME ngồi ngành nơng nghiệp thì cần phải có xếp hạng từ BB trở lên. Điều này phù hợp với định hướng hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nơng thơn của Chính phủ,

chính quyền địa phương cũng như chiến lược hoạt động của Agribank. Những khách hàng không được vay vốn khi kết quả thẩm định tín dụng cho thấy khách hàng có mức độ rủi ro cao, phương án vay vốn thiếu hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro

trong việc thu hồi vốn và có mức xếp hạng từ B trở xuống cho các SME trong lĩnh

vực ngồi nơng nghiệp. Ngồi ra, tùy từng thời kỳ hoặc đặc điểm hoạt động của CN

mà ban lãnh đạo CN có thể ra các quyết định nội bộ về việc hạn chế cho vay các lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản...

(4) Nguyên tắc điều kiện vay vốn: Khách hàng vay vốn phải có đầy đủ tư ách pháp nhân hoặc năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phương án vay vốn khả thi, có

(5) Quy trình tín dụng: quy trình tín dụng của Agribank được cụ thể hóa thành từng bước, từ bước tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng đến bước thanh lý tín dụng

(chi tiết trong phụ lục 1). Mỗi bước trong quy trình tín dụng đều được quy định rõ ràng các nội dung, giấy tờ hành chính cần thực hiện. Tuy nhiên, quy trình tín dụng

chưa có sự phân tách rõ ràng nghiệp vụ đặc thù theo hai nhóm đối tượng khách hàng là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Trong khi đó, đối với đối

tượng DN vì đặc điểm hoạt động nên các yếu tố phân tích cũng như các nội dung trong các bước của quy trình tín dụng cần được làm rõ hơn, quy định cụ thể và chi

tiết hơn nhằm làm cơ sở cho việc nhận diện, đo lường và đánh giá cũng như kiểm soát RRTD.

(6) Kỹ thuật cấp tín dụng: Agribank quy định chi tiết các nội dung liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng với các hình thức cho vay, chiết khấu, bao thanh tốn và

bảo lãnh dành cho DN. Điều này tạo thuận lợi cho nhân viên trong việc tính tốn, đánh giá nhu cầu của khách hàng cũng như có các đề xuất hợp lý. Đây cũng là cơ sở

để ban lãnh đạo, hội đồng quyết định tín dụng cấp CN kiểm tra, đánh giá trước khi

đưa ra quyết định tín dụng.

(7) Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ: Hệ thống xếp hạng tín nhiệm nội bộ của Agribank được chia thành 2 nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Xét riêng đối tượng khách hàng doanh nghiệp, bộ chỉ tiêu xếp hạng tín nhiệm được xây dựng dựa trên quy mô doanh nghiệp và ngành nghề hoạt động. Trong đó, quy mơ được chia thành DN lớn, DN vừa, DN nhỏ và DN siêu nhỏ. Ngành nghề được chia thành 4 nhóm ngành chính gồm nông nghiệp, công nghiệp,

thương mại - dịch vụ và xây dựng. Các tiêu chí trong hệ thống xếp hạng tín nhiệm

bao gồm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính giúp đánh giá được rủi ro liên quan đến khoản vay, khách hàng vay.

1.3.252 Đặc biệt, năm 2019, Hội sở ban hành Quyết định số 946/QĐ-HĐTV- QLRR

ngày 31/10/2019 của Hội đồng thành viên Agribank về ban hành Quy định Khung quản lý rủi ro trong NHTM Agribank. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng hướng dẫn thực hiện quản lý RRTD trên toàn hệ thống Agribank trong giai đoạn nghiên cứu.

1.3.253 Trong đó, quy định rõ các nội dung liên quan đến nhận diện, đo lường,

đánh giá và

kiểm soát RRTD của Agribank. Để nhận diên và đo lường RRTD, Agribank chú trọng vào sự đa dạng và chất lượng nguồn thông tin được thu thập. Các công cụ để đo lường RRTD theo quy định gồm mơ hình 6C dựa trên đánh giá của cán bộ tín dụng và kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo phần mềm xây dựng. Việc đánh giá và đưa ra các biện pháp để kiểm soát RRTD được phân quyền cho Ban lãnh đạo các đơn vị. Những khoản nợ xấu khó xử lý sẽ được lập báo cáo trình Hội sở để đưa ra phương án xử lý phù hợp.

1.3.254 Tóm lại, Agribank ln chú trọng giảm thiểu RRTD nói chung, RRTD

trong tín

dụng DN nói riêng. Điều này thể hiện qua việc Agribank xác định rõ chiến lược hoạt động, xây dựng chính sách tín dụng, quy trình tín dụng cũng như ban hành các quy định rõ ràng, chặt chẽ, tạo điều kiện cho các CN kiểm soát RRTD.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG KHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w