Thực trạng tuân thủ các quyđịnh của chính sách tíndụng đối với danh mục tín dụng

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG KHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 80 - 83)

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.2.2.3 Thực trạng tuân thủ các quyđịnh của chính sách tíndụng đối với danh mục tín dụng

1.3.381 CN xây dựng danh mục cho vay DN với nhiều ngành nghề, thời hạn khác nhau,

phù hợp điều chỉnh khi có biến động thực tế khác với kế hoạch đề ra. Danh mục các khoản vay DN đa dạng theo ngành nghề, thời gian, mục đích sử dụng vốn. Thay vì chỉ tập trung vào nông nghiệp như giai đoạn trước, CN đã mở rộng cho vay thương

mại - dịch vụ và cơng nghiệp. Với ngành có dư nợ cao là nơng nghiệp, CN cũng phân tán rủi ro theo nhiều nhóm cây trồng, vật ni khác nhau để hạn chế rủi ro nội tại. Nếu thực tế triển khai làm cho dư nợ một nhóm ngành cao hơn so với kế hoạch, Ban Lãnh đạo CN lập tức có những thơng báo điều chỉnh việc cho vay nhằm đảm bảo đúng các giới hạn trong danh mục tín dụng.

1.3.382 CN thực hiện phân loại nợ theo nhóm nợ để quản trị RRTD theo quy định của

Agribank. Theo đó, các khoản nợ DN được chia theo nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo cả chỉ tiêu định tính và định lượng. Ngồi ra, Ban lãnh đạo CN cịn u cầu phân loại nợ theo thời hạn vay và hình thức bảo đảm tiền vay trong các báo cáo quản trị rủi ro do bộ phận kiểm soát nội bộ phụ trách hàng quý. Theo tổng hợp của tác giả từ báo cáo của kiểm soát nội bộ, các nguyên nhân dẫn đến các khoản nợ cóvấn đề của CN gồm: (1) kinh doanh thua lỗ do thiên tai, dịch bệnh, (2) sử dụng vốn sai mục đích, (3) năng lực quản lý của lãnh đạo DN bị hạn chế, (4) diễn biến thị trường ngành nghề có nhiều bất ổn. Hoạt động trích lập dự phịng RRTD của CN tuân theo quy định của Agribank. Trong đó, CN trích lập dự phịng RRTD chung là 0.75% dư nợ và trích lập dự phịng RRTD cụ thể theo từng nhóm nợ.

1.3.383 Trong quản trị danh mục tín dụng, CN cần phải đánh giá khách hàng, ngành

nghề, lĩnh vực kinh tế có dư nợ thực tế lớn hơn giới hạn cấp tín dụng trong danh mục tín dụng để có những điều chỉnh phù hợp. Điều này được CN thực hiện nghiêm túc. Các khoản vay liên quan đến bất động sản dược đánh giá rủi ro cao nên trong năm 2019, 2020, CN điều chỉnh giảm dần tỷ trọng cho vay ngành bất động sản xây dựng xuống thấp, tập trung vốn vào các ngành nông nghiệp, công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Các báo cáo của bộ phận kiểm sốt nội bộ có mục cảnh báo rủi ro làm cơ sở để Ban Lãnh đạo CN có những thay đổi phù hợp đảm bảo các giới hạn, hạn mức RRTD đề ra. Tuy nhiên vì báo cáo này lập theo quý nên cịn khá chậm, chưa phản ánh nhanh chóng, kịp thời những sai sót cũng như cảnh báo sớm cho ban Lnxh đạo CN. Sự phối hợp giữa phòng kinh doanh và bộ phận kiểm toán nội bộ chưa trơn tru nên còn tốn nhiều thời gian. Bên cạnh đó, mặc dù phần mềm IPCAS đã được cập nhật và ngày càng hồn thiện nhưng việc trích xuất phục vụ cho hoạt động quản lý RRTD còn phải thực hiện thủ công. Điều này làm cho công tác quản trị RRTD nói chung, quản trị RRTD đối với DN nói riêng gặp nhiều khó khăn. Việc triển khai các mơ hình quản trị danh mục hiện đại chưa được đề cập đến trong cấp quản lý của CN nên Ban Lãnh đạo chưa có cái nhìn tồn diện

về đo lường RRTD danh mục tín dụng DN và danh mục tín dụng chung.

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG KHÁNH ĐỒNG NAI (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(176 trang)
w