Trong chăn nuôi trâu, bò chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng có những yếu tố khách quan nhưng cũng có không ít yếu tố xuất phát từ chủ quan của con người. các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi trâu bò bao gồm một số yếu tố sau:
Các yếu tố tự nhiên
- Vị trí địa lý: Vị trí chăn nuôi của vùng sẽ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ phát triển chăn nuôi trâu, bò. Những vùng có vị trí thuận lợi như có địa hình đồi núi tương đối thoải, gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến hay gần các trị trường tiêu thụ lớn sẽ thích hợp phát triển chăn nuôi trâu, bò theo quy mô lớn, chăn nuôi tập trung, bán công nghiệp, thuận tiện trong việc cung ứng các nguồn đầu vào.
- Đất đai: Là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp, là nơi diễn ra quá trình chăn nuôi gia súc, nơi xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và các loại cây
17
trồng khác làm thức ăn cho trâu, bò, quyết định quy mô chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi gia súc.
- Nguồn nước: Nước cần cho sự sống trên trái đất, nước không để phục vụ trâu, bò uống, sinh trưởng, phát triển mà còn vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho trâu, bò; nước cần cho quá trình sinh trưởng phát triển cho hệ thực vật làm thức ăn cho trâu,bò. Chất lượng nguồn nước ảnh hưởng đến chất lượng thịt và hiệu quả chăn nuôi. Mặt khác nguồn nước cũng là môi trường dễ lây bệnh truyền nhiễm nên việc bố trí khu chăn nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm trâu, bò, tiêu hủy xác chết cần chú ý đến việc quản lý, sử dụng nguồn nước hợp lý để giữ gìn vệ sinh môi trường. Đảm bảo được nguồn nước là đảm bảo được chu trình chăn nuôi để mang lại hiệu quả kinh tế cho chủ thể chăn nuôi.
- Khí hậu: Trâu, bò cũng như các loài sinh vật và thực vật khác trên trái đất đều chịu sự tác động mạnh mẽ của khí hậu đến sự sinh trưởng, phát triển chúng. Khí hậu là một trong các nguyên nhân chính hình thành và phát triển một số loại dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm cho cả cây trồng và vật nuôi làm gia tăng rủi trong nông nghiệp mà con người khó tác động để thay đổi hay phòng tránh. Vì vậy trong chăn nuôi cần theo dõi thực tế và qua chương trình dự báo thời tiết để có những chuẩn bị để hạn chế những rủi ro do sự thay đổi của khí hậu mang lại, đảm bảo việc chăn nuôi có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển.
Nhận thức, hiểu biết của người chăn nuôi
Nhận thức, hiểu biết của người chăn nuôi là yếu tố chủ quan, quyết định đến thành công hay thất bại trong quá trình chăn nuôi. Người chăn nuôi đa số là nông dân có trình độ học vấn thấp, chưa có kỹ thuật chăn nuôi tốt, họ chủ yếu chăm sóc dựa trên kinh nghiệm nên quá trình chăn nuôi chưa thực sự mang lại hiệu quả cao, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và thành phẩm chưa thể đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường dẫn tới việc chăn nuôi chưa đạt được hiệu quả cao. Chính về vậy để ngành chăn nuôi đạt được lợi thế tiềm năng sẵn có thì
18
phải thay đổi nhận thức, hiểu biết của chủ thể chăn nuôi thông qua các chương trình tập huấn, tham quan thực tế, các buổi hội thảo do chính quyền địa phương, đơn vị kinh tế tổ chức để người chăn nuôi được trau dồi kinh nghiệm, tạo các mối quan hệ cùng lĩnh vực.
Chủ trương, chính sách của Nhà nước
Một chính sách kinh tế được ban hành có nhiều ý nghĩa nhưng như con dao hai lưỡi, nếu chính sách đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh sẽ giúp nền kinh tế phát triển, nhược lại nếu chính sách sai, chưa phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Trong chăn nuôi chủ trương, chính sách của nhà nước nhằm định hướng, hỗ trợ cho người chăn nuôi, doanh nghiệp, đồng thời đưa ra những quy định cụ thể, bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình chăn nuôi - chế biến - tiêu thụ. Một số chủ trương, chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước để thúc đẩy chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa như: Quy hoạch khu vực đất đai cho chăn thả; hỗ trợ nông dân được tiếp cận vốn ưu đãi; hướng dẫn nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật; hệ thống thông tin thị trường hoàn hảo, kịp thời; các tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo vệ sinh môi trường sinh thái;... giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao.