* Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất chăn nuôi của hộ:
- Số lao động bình quân/ hộ - Số nhân khẩu bình quân/hộ - Trình độ văn hóa của hộ
- Diện tích chuồng trại chăn nuôi của hộ
- Vốn đầu tư cho CSHT phục vụ chăn nuôi trâu, bò
42 - Số lượng trâu, bò
- Sản lượng thịt trâu, bò hơi xuất chuồng - Số hộ chăn nuôi trâu, bò
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạp ra trong một thời kỳ nhất định.
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí thường xuyên về vật chất như: thức ăn (thức ăn tinh, thức ăn xanh) thuốc thú y,… và các khoản chi phí vật chất khác.
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị của lao động thuê và vật chất tăng thêm trong quá trình chăn nuôi. VA = GO - IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất gồm công lao động và lợi nhuận trong thời kỳ sản xuất:
MI = VA – (A+T) – t
Trong đó: A: Khấu hao tài sản cố định T: Thuế phải nộp
t: Tiền thuê lao động
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chăn nuôi trâu, bò:
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo tổng chi phí: GO/TC + Tỷ suất giá trị gia tăng theo: VA/TC
+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo: MI/TC
+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO): TGO = GO/IC (lần) + Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA): TVA = VA/IC (lần) + Tỷ suất thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian (TMI): TMI = MI/IC (lần)
* Nhóm chỉ tiêu về phòng dịch trong chăn nuôi trâu, bò:
- Tỷ lệ hộ vệ sinh chuồng trại hàng ngày - Tỷ lệ hộ tiêm phòng định kỳ cho trâu, bò - Tỷ lệ hộ phun thuốc khử trùng định kỳ
43
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội:
- Tỷ lệ hộ nghèo
- Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm
* Nhóm chỉ tiêu về đảm bảo vệ sinh môi trường:
- Tỷ lệ hộ sử dụng hệ thống thoát nước thải
44
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than
Xã Phúc Than là một xã miền núi của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm 54,23% tổng diện tích đất của toàn xã năm 2019. Với mục tiêu phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, tận dụng thế mạnh về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, xã Phúc Than đang nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ người dân dần thay đổi tư duy canh tác, cách thức canh tác, đưa cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, đặc biệt là cây, con thế mạnh của xã.
Trong những năm qua nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với đó, ngành chăn nuôi của xã đang có xu hướng tăng lên về số lượng, trong đó có chăn nuôi trâu, bò. Năm 2019, tổng đàn trâu, bò xã Phúc Than là 4140 con. Trong đó, số lượng đàn trâu là 2790 con (tăng 277 con so với năm 2017, tăng 11,02%); số lượng đàn bò là 1350 con (tăng 171 con, tăng 14,5%). Điều này cho thấy người dân trên địa bàn xã chú trọng đến phát triển chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là về phát triển chăn nuôi bò.
Bảng 4.1 Tình hình chăn nuôi trâu, bò xã Phúc Than 2017 – 2019 Loại 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%)
18/17 19/18 BQ
Trâu 2513 2710 2790 107,84 102,95 105,40
Bò 1179 1200 1350 101,78 112,50 107,14
(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2019)
Qua bảng số liệu ta có thể thấy tốc độ phát triển bình quân của trâu đạt 105,4%, bò đạt 107,14%. Bình quân giai đoạn 2017 – 2018, tổng đàn trâu, bò của xã Phúc Than tăng 218 con (tăng 5,9%). Giai đoạn 2018 – 2019, tổng đàn trâu, bò của toàn xã tăng 230 con (tăng 5,88%). Tốc độ phát triển của đàn bò cao hơn tốc độ phát triển của đàn trâu chứng tỏ người dân trên địa bàn tập trung vào việc gia tăng số lượng bò nhiều hơn. Người dân nhận thấy việc chăn nuôi bò sẽ cho nhanh sinh sản hơn.
45
Thời gian qua ngành chăn nuôi trâu, bò ở xã nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp chı́nh quyền, đặc biệt là chương trình 30a của Chính phủ về hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững cho các huyện nghèo, ta ̣o điều kiê ̣n cho người dân được tiếp cận các chính sách, trong đó có chính sách hỗ trợ trong chăn nuôi gia súc. Đây cũng là một trong các yếu tố làm gia tăng số lượng trâu bò trên địa bàn xã. Mặc dù vậy ngành chăn nuôi trâu bò trên địa bàn còn nhiều vấn đề bất cập, việc quy hoạch vùng chăn thả còn chưa hợp lý, các hộ chăn nuôi còn manh mún nhỏ lẻ, người chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu áp dụng kinh nghiệm bản địa dẫn tới việc chăn nuôi chưa đạt tiềm năng sẵn có. Người dân giữa các bản trên địa bàn xã có nhận thức, hiểu biết khác nhau, đây là nguyên nhân dẫn tới số lượng trâu bò trong những năm qua có sự biến động khác nhau. Các chương trình dự án tại địa phương chưa được triển khai triê ̣t để đến các thôn bản dẫn tới người dân không tiếp cận được, không biết đến các chủ trương chính sách của Nhà nước về ưu tiên khuyến khích phát triển một số ngành cụ thể.
Qua bảng 4.2 ta có thể thấy cả 18 thôn bản trên địa bàn xã đều tham gia chăn nuôi trâu, bò. Tuy nhiên số lượng trâu, bò phân bố tập trung không đồng đều giữa các bản của xã. Theo người dân trâu có giá bán cao hơn bò rất nhiều nên nhiều hộ gia đình tập trung chăn nuôi trâu nhiều. Tuy nhiên thời gian sinh trưởng của trâu chậm nên số lượng đàn phát triển chậm hơn. Đối với bò, mặc dù giá bán thấp hơn so với trâu nhưng do thời gian sinh trưởng nhanh nên người dân lựa chọn gia tăng số lượng đàn bò. Ở năm 2019, trâu tập trung nhiều nhất tại 3 bản Sắp Ngụa 315 con, Nậm Ngùa 289 con, Nà Xa 275 con. Bò được nuôi nhiều nhất ở bản Nậm Sáng 254 con và Sắp Ngụa 145 con. Nhìn chung trên địa bàn xã số lượng trâu nhiều gấp đôi so với số lượng bò bởi trâu gắn liền với tập quán của người dân từ xa xưa. Phúc Than là xã có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mà khả năng chịu đựng rét của bò kém hơn trâu nên
46
mùa đông lượng bò bị chết rét nhiều hơn. Người dân vẫn chưa chủ động, chưa có biện pháp phòng chống rét cho trâu, bò.
Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi trâu, bò tại các bản trên địa bàn xã
ĐVT: Con
Bản 2017 2018 2019 Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò
Che Bó 70 145 62 106 69 126 Khì 1 50 45 53 32 2 20 Khì 2 80 30 76 25 80 8 Chít 193 120 186 111 156 86 Noong Thăng 152 24 167 42 170 89 Nậm Sáng 160 131 181 110 195 254 Nà Xa 238 42 238 59 275 67 Đội 11 62 17 68 32 95 45 Sân Bay 119 50 186 55 98 10 Nậm Ngùa 117 58 245 43 289 118 Nậm Vai 119 83 145 73 175 60 Nà Phái 169 47 216 53 155 35 Sắp Ngụa 328 94 148 139 315 145 Sam Sẩu 137 35 146 20 145 15 Bản Mớ 152 24 140 32 160 45 Sang Ngà 205 81 250 85 183 30 Nà Phát 127 108 138 104 155 112 Đội 9 35 45 65 79 73 85 Tổng 2513 1179 2710 1200 2790 1350
(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2019)
Hình thức chăn nuôi của hộ là 100% chăn thả tự do. Vùng chăn thả chủ yếu là khu vực rừng đồi, hoang dã. Điều đó tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi của các hộ bị ảnh hưởng bởi tập quán
47
chăn nuôi từ xa xưa, không có hộ nào nuôi nhốt. Các hộ chủ yếu nuôi trâu, bò cái sinh sản và cho phối giống tự nhiên, không thể tránh khỏi có những trường hợp cận huyết dẫn tới thoái hóa giống.
Bảng 4.3 Tâ ̣p quán và mục đích chăn nuôi của các hộ trên địa bàn xã
ĐVT: %
Chỉ tiêu Nậm Sáng Nậm Ngùa Nà Phái Hình thức chăn nuôi
Số hộ nuôi chăn thả tự nhiên 100 100 100
Mục đích chăn nuôi
Nuôi thương phẩm 11,1 22,2 13,3
Nuôi phục vụ sản xuất 77,8 66,7 71,1
Nuôi thương phẩm và phục vụ SX 11,1 11,1 15,6
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Qua bảng 4.3 ta thấy phần lớn các hộ gia đình chăn nuôi với mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp, một số ít hộ nuôi thương phẩm và kết hợp giữa nuôi thương phẩm và phục vụ sản xuất. Các hộ chăn nuôi với mục đích nuôi thương phẩm nhiều nhất ở bản Nậm Ngùa chiếm 22,2% số hộ được điều tra, ít nhất là bản Nậm Sáng chiếm 11,1%. Các hộ nuôi với mục đích phục vụ sản xuất nhiều nhất ở bản Nậm Sáng chiếm 77,8%, ít nhất ở Nậm Ngùa chiếm 66,7%. Các hộ nuôi thương phẩm kết hợp với nuôi phục vụ sản xuất tập trung nhiều nhất ở bản Nà Phái chiếm 15,6% số hộ điều tra.
Bảng 4.4 Nguồn thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi trâu bò Chỉ tiêu Số hộ (Hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ điều tra 45 100 Cỏ tự nhiên 45 100 Cỏ trồng 35 77,8 Rơm rạ 40 88,8 Cỏ kết hợp tinh bột hoặc cám 21 46,7
48
Vì hình thức chăn nuôi là chăn thả tự do nên nguồn thức ăn chính của trâu, bò là cỏ mo ̣c tự nhiên. Một số ít hộ trồng cỏ để tăng cường nguồn thức ăn, vào những dịp thu hoạch mùa vụ cây ngô, sắn, rơm rạ còn được người dân tích trữ cho trâu bò vào mùa đông. Qua điều tra cho thấy 100% hộ sử dụng nguồn thức ăn từ tự nhiên để chăn nuôi, 77,8% hộ chăn nuôi có trồng thêm cỏ để tăng cường nguồn thức ăn. Phúc Than là xã nông nghiệp, có diện tích trồng lúa lớn với 880 ha, như vậy số lượng rơm rạ sau thu hoạch là rất lớn, tuy nhiên qua điều tra cho thấy chỉ có 88,8% các hộ có thu gom, tích trữ rơm rạ để phục vụ cho chăn nuôi trâu, bò. Như vậy có thể thấy người dân còn chưa tận dụng triệt để, gây lãng phí nguồn thức ăn có tại địa bàn. Tinh bột là thức ăn quan trọng đối với trâu, bò. Qua điều tra khảo sát cho thấy chỉ có 46,7% hộ chăn nuôi sử dụng tinh bột làm nguồn thức ăn cho trâu, bò. Điều đó là một trong những nguyên nhân dẫn tới đàn trâu, bò phát triển chậm.
Mặc dù hình thức chăn nuôi còn nhiều lạc hậu, người dân cũng chủ động học tập, tiếp thu những kiến thức kỹ thuật chăn nuôi trên các kênh thông tin đại chúng để áp dụng vào quá trình chăn nuôi gia đình. Chủ động theo dõi tình hình phát triển của đàn trâu, bò, khi phát hiện có điều bất thường thì nhờ tới sự can thiệp của các bác sĩ thú y, kịp thời phát hiện điều trị.
Bảng 4.5 Công tác thú y của xã Phúc Than năm 2017 – 2019
ĐVT: Con
Nội dung
2017 2018 2019 Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò
Được tiêm phòng 2265 1075 2440 1080 2595 1269
Mắc bệnh 165 170 205 107 98 35
Được chữa khỏi 137 147 183 92 86 28
Chết 28 23 22 15 12 7
(Nguồn: Thống kê của cán bộ thú y xã năm 2017 – 2019)
Công tác thú y của xã luôn được quan tâm, số lượng trâu, bò được tiêm phòng hàng năm đều trên 90% tổng số trâu, bò trong xã. Số lượng trâu, bò
49
chết giảm dần qua các năm. Công tác thú y của xã ngày càng tạo được lòng tin của người dân. Người dân cũng dần dần nâng cao kiến thức chăn nuôi của mình, xây dựng chuồng trại đảm bảo an toàn, chống rét cho trâu, bò trong mùa đông. Hàng năm xã đều cấp thuốc khử trùng tiêu độc cho các thôn bản phun phòng trừ dịch bệnh trên trâu, bò. Một năm thường tổ chức tiêm phòng cho trâu, bò 2 đợt, chủ yếu tiêm Tụ huyết trùng, tiêm nhiệt thán trâu, bò và tiêm lở mồm long móng. Việc phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi luôn được chính quyền xã quan tâm và tạo điều kiện cho người dân được tiếp thu một cách tốt nhất những thông tin cần thiết trong chăn nuôi và chăm sóc trâu, bò. Trong chăn nuôi các hộ đã chủ động trong việc xây dựng kiên cố chuồng trại, bảo đảm phòng chống rủi ro trong những điều kiện thời tiết khác nhau. Công tác dọn dẹp vệ sinh chuồng trại cũng được các hộ thường xuyên quan tâm, đảm bảo không để nền chuồng quá ẩm mốc dễ phát sinh dịch bệnh.
4.1.1. Thực trạng phát triển về quy mô chăn nuôi trâu, bò
Các hộ chăn nuôi chủ yếu là người dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng bởi tập quán canh tác do cha ông để lại nên chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, chăn nuôi để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp là chính. Vì vậy, ngành chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã chưa phát huy được tiềm năng sẵn có. Trong những năm gần đây, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện giữa các vùng đã giúp cho người dân được tiếp cận và trao đổi thông tin có thể áp dụng vào quá trình chăn nuôi. Người dân đã tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, thông tin đại chúng, người thân, bạn bè... Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi quy mô cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ lẻ, manh mún sang quy mô lớn, chăn nuôi tập trung.
50
Bảng 4.6 Quy mô chăn nuôi của các bản điều tra
Quy mô ĐVT Nậm Sáng Nậm Ngùa Nà Phái
Nhỏ Số lượng Hộ 4 3 10 CC % 26,7 20 66,7 Vừa Số lượng Hộ 8 7 3 CC % 53,3 46,7 20 Lớn Số lượng Hộ 3 5 2 CC % 20 33,3 13,3
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Qua bảng trên có thể thấy đa số các hộ điều tra có quy mô chăn nuôi vừa từ 5 - 9 con với 18 hộ chiếm 40%, có 17 hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ từ 1- 4 con chiếm 38% hộ điều tra, còn lại 10 hộ chăn nuôi với quy mô lớn trên 10 con chiếm 22%. Bản Nậm Ngùa là bản có nhiều hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và lớn, ít nhất là bản Nà Phái. Ở Nậm Ngùa riêng hộ của trưởng bản là chăn nuôi nhiều nhất có tới 25 con trâu, 90 con bò do có nguồn lao động và địa điểm chăn thả. Hộ chăn thả trâu, bò trên các quả đồi và hộ này cũng nhận chăn nuôi thêm cho một số hộ gia đình khác.
Bảng 4.7 Số lượng trâu, bò tại các bản điều tra
ĐVT: Con Bản Loại 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 BQ Nậm Sáng Trâu 43 49 52 113,95 106,12 110,04 Bò 37 47 54 127,03 114,89 120,96 Nậm Ngùa Trâu 45 65 77 144,44 118,46 131,45 Bò 70 95 104 135,71 109,47 122,59 Nà Phái Trâu 45 52 47 115,56 90,38 102,97 Bò 11 12 14 109,09 116,67 112,88
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Số lượng trâu, bò của xã Phúc Than có biến động tăng qua các năm, cùng với đó, số lượng trâu, bò của các hộ tại các bản điều tra đều có xu hướng tăng. Bản có biến động tăng lớn nhất là bản Nậm Ngùa, ít nhất là Nà Phái.
51
Năm 2019, tổng đàn trâu, bò của bản Nậm Ngùa là 181 con (tăng 66 con so với năm 2017, tăng 57,39%), trong đó, số lượng trâu là 77 con (tăng 32 con, tăng 71,11%), số lượng bò là 104 con (tăng 34 con, tăng 48,57%). Tổng đàn trâu, bò ở bản Nà Phái năm 2019 là 61 con (tăng 5 con so với năm 2017, tăng 8,9%), trong đó, số lượng trâu là 47 con (tăng 2 con, tăng 4,4%), số lượng bò là 14 con (tăng 3 con, tăng 27,3%). Tổng đàn trâu, bò năm 2019 của bản Nậm Sáng là 106 con (tăng 26 con so với năm 2017, tăng 32,5%).
Mặc dù biến động về số lượng trâu, bò của các thôn bản khác nhau nhưng nhìn chung các hộ đều phát triển chăn nuôi trâu, bò. Chủ yếu do một số yếu tố sau: nhu cầu thịt trâu, bò của thị trường nội địa và một số nước đang tăng kích thích giá cả trâu, bò tăng theo. Mặt khác, nhiều thương lái đang tích