Từ những tình hình thực tiễn phát triển chăn nuôi trên thế giới và trong nước để phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã đạt hiệu quả cao chính quyền địa phương và người dân cần:
- Đối với chính quyền địa phương: Cần quan tâm, ban hành các chính sách hỗ trợ các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn xã để kích thích người dân gia tăng quy mô và yên tâm chăn nuôi.Tổ chức mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân để nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi. Tiến hành thực hiện đồng bộ, thống nhất, giám sát chặt chẽ các quy trình từ quy hoạch, đầu tư, sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ để đảm bảo chăn nuôi được ổn định. Cần khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn, chế biến sản phẩm nhằm chủ động được nguồn thức ăn, nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đối với người sản xuất: Thực hiện tốt tất cả các khâu trong quá trình chăn nuôi trâu, bò từ chọn giống, nguồn thức ăn, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Cần đầu tư về hệ thống chuồng trại đạt tiêu chuẩn, kiên cố để có thể sử dụng được lâu dài, đảm bảo trâu, bò có nơi ở rộng rãi, thoáng mát, tránh phát sinh dịch bệnh. Cần tìm hiểu các thông tin có liên quan đến lĩnh vực phát triển chăn nuôi trâu, bò. Mạnh dạn áp dụng và đổi mới các kỹ thuật tiến bộ, mạnh dạn liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ để hạn chế các rủi ro trong phát triển chăn nuôi trâu, bò.
25
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU