xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu
4.1.5.1. Thuận lợi
Trâu, bò là loại vật nuôi dễ chăm sóc và đặc biệt phù hợp với địa hình núi cao đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta trong đó có Lai Châu. Điều kiện tự nhiên và điều kiện thổ nhưỡng trên địa bàn xã Phúc Than phù hợp với sự phát triển của trâu, bò, chính vì thế mở ra nhiều cơ hội thuận lợi cho sự phát triển chăn nuôi trâu, bò của các hộ dân trên địa bàn xã. Hiện nay trên địa bàn xã Phúc Than nói riêng và huyện Than Uyên nói chung đang thiếu nguồn cung trâu, bò rất lớn, đây là cơ hội để các hộ dân phát triển chăn nuôi trâu, bò theo chiều rộng và chiều sâu.
Về điều kiện tự nhiên: Xã Phúc Than là một xã miền núi được bào quanh bởi địa hình núi cao, độ cao trung bình 900 – 1200m so với mực nước biển, có nguồn tài nguyên rừng phong phú với 2498 ha, chiếm 39,75% tổng diện tích tự nhiên, nhiệt độ trung bình năm từ 15 – 24°C, lượng mưa từ 1.800 – 2.200 mm/năm với độ ẩm 85% đây là điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của một số loại cây trồng cung cấp một lượng lớn thức ăn dồi dào cho trâu, bò.
Về nhân lực: Với đặc điểm siêng năng, chịu khó mà người dân ở đây đã không ngừng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các nơi khác và các hộ chăn nuôi trước để về áp dụng vào phát triển chăn nuôi trâu, bò của gia đình mình. Trâu, bò đã được đem về nuôi trên địa bàn xã từ lâu nên người dân đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi trâu, bò, hiểu biết rõ điều kiện tự nhiên ở đây vì thế hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra trong phát triển chăn nuôi trâu, bò.
Về thị trường tiêu thụ: Hiện nay trên địa bàn huyện Than Uyên số lượng trâu, bò còn ít, do số lượng còn ít nên chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân trên địa bàn huyện. Ngoài tiêu thụ trên địa bàn huyện trâu,
68
bò còn được các thương lái ở các địa phương lân cận đến thu mua tại nhà của các hộ dân. Nhìn chung trong những thời gian tới giá trị kinh tế và nhu cầu tiêu thụ trâu, bò trên địa bàn xã là rất cao, đây chính là cơ hội để các hộ nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
4.1.5.2. Khó khăn
Trình độ, kỹ thuật: Trong bảng đặc điểm của các hộ điều tra trình độ học vấn của các chủ hộ không học chiếm 20%, học cấp 1 chiếm 33,3%, còn các hộ có trình độ học cấp 2 và cấp 3 vẫn còn ít. Như vậy, trình độ học vấn của các hộ tham gia vào phát triển chăn nuôi trâu, bò là không cao, điều này có ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, tiếp thu và phân tích thông tin của các chủ hộ. Mặt khác trong phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã chủ yếu là do tự phát, cho nên phát triển chăn nuôi trâu, bò của người dân chủ yếu sử dụng kinh nghiệm bản địa vào chăn nuôi nên hiệu quả chăn nuôi trâu, bò không cao.
Chủ trương, chính sách: Trong phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã vẫn chưa có nhiều chính sách hỗ trợ người dân. Việc tổ chức, mở lớp tập huấn về chăn nuôi trâu, bò cũng rất ít. Chính điều này đã phần nào làm giảm đi động lực phát triển trâu, bò của người dân, việc tổ chức lớp tập huấn ít làm hạn chế khả năng tiếp cận kỹ thuật tiên tiến trong phát triển chăn nuôi trâu, bò, từ đó tác động đến việc chăn nuôi không đạt đến tiềm năng.
Giao thông: Đặc điểm địa hình của xã là núi cao, hiểm trở, bị chia cắt mạnh, một số tuyến đường giao thông nội bản, nội thôn còn chưa được xây dựng đồng bộ nên còn làm cản trở việc giao lưu buôn bán trong quá trình chăn nuôi và làm gia tăng chi phí đi lại.
Quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than còn mang tính tự phát, chăn nuôi rải rác, không tập trung dễ phát sinh nhiều rủi ro không kiểm soát được.
69