Giải pháp về quy hoạch vùng chăn nuôi

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 91 - 93)

4.4.1.1. Mục đích của giải pháp

Mục đích của giải pháp này nhằm hình thành các vùng chăn nuôi trâu, bò theo hướng tập trung, ổn định với cơ sở hạ tầng tốt phục vụ tiêu thụ sản phẩm. Đưa quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi trâu, bò vào quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các thôn bản thuộc địa bàn xã có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò nhằm nâng cao thu nhập, từ đó cải thiện đời

80

sống của người dân nơi đây. Đặc biệt các bản có tiềm năng phát triển chăn nuôi trâu bò như Sắp Ngụa, Nậm Ngùa, Nậm Sáng, Nậm Vai. Quy hoạch vùng chăn nuôi để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động chăm sóc, mua bán, vận chuyển và các hoạt động khác có liên quan đến thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã.

4.4.1.2. Các biện pháp

Các biện pháp nhằm thực hiện mục đích của giải pháp này là:

- Đối với các thôn bản trên địa bàn xã cần tập trung lại đất đai có điều kiện tốt thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò, tránh chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún làm gia tăng nhiều rủi ro trong chăn nuôi.

- Trên cơ sở quy hoạch vùng phát triển chăn nuôi trâu, bò cần đầu tư hoặc lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác như trồng trọt, lâm nghiệp, cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông…phục vụ đi lại được thuận tiện. Việc đầu tư mở mới giao thông cần kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, người dân và các cấp chính quyền để có đủ nguồn lực thuận lợi nhất đầu tư cho cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi trâu, bò.

- Các thôn, bản cần thực hiện quy hoạch vùng trồng cỏ và phát triển mô hình kinh tế hợp tác trong chăn nuôi và tiêu thụ trâu, bò.

- Hỗ trợ, khuyến khích thành lập các tổ chức chăn nuôi, tiêu thụ, tạo điều kiện để các mô hình kinh tế hợp tác phát huy hiệu quả. Cần lựa chọn một số mô hình kinh tế hợp tác trong chăn nuôi, tiêu thụ có hiệu quả để hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật, nâng cao hiệu quả và tiếp tục nhân rộng mô hình ra các vùng chăn nuôi khác mà chưa khai thác được. Khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào chăn nuôi, xây dựng và tổ chức mạng lưới thu mua và chế biến. Thúc đẩy việc xây dựng, phát triển các doanh nghiệp tiêu thụ, chế biến, giúp nông dân liên kết với doanh nghiệp xuất khẩu để tiến hành chăn nuôi theo đúng tiêu chuẩn mà doanh nghiệp yêu cầu, chăn nuôi phải xuất phát từ thị trường để nâng cao chất lượng sản phẩm.

81

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)