Yếu tố thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 84 - 88)

Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình chăn nuôi, đây cũng là giai đoạn bù đắp chi phí và thu lợi nhuận. Việc đầu tiên của quá trình tiêu thụ sản phẩm là phải lựa chọn các kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của khách hàng, bán được sản phẩm, bù đắp chi phí thu hồi vốn. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt sẽ

73

làm tăng sản lượng bán và từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận dẫn tới tốc độ thu hồi vốn nhanh và kích thích chăn nuôi phát triển.

Theo điều tra hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than, việc tiêu thụ trâu, bò trên địa bàn xã do các thương lái địa phương đến thu mua và vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ, còn một số ít được giết mổ, giao bán tại chợ địa phương. Với hình thức tiêu thụ này làm cho người chăn nuôi và người tiêu dùng thiếu thông tin của nhau, chủ yếu nhận thông tin qua bên trung gian là các thương lái thu mua, điều này làm giá bán bị nhiễu loạn, xảy ra hiện tượng mua rẻ, bán đắt của thương lái.

a. Kênh tiêu thụ trâu, bò

Hiện tại, do quy mô chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã ở mức nhỏ lẻ và không tập trung, nguồn cung không đủ cầu thị trường nên thị trường tiêu thụ trâu, bò là rất tiềm năng. Bên cạnh đó, sự phát triển về số lượng trâu, bò trong những năm qua mang tính tự phát là chủ yếu, bởi vậy các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ cũng như các hình thức tiêu thụ trâu, bò chưa thực sự đa dạng. Cụ thể, có 2 kênh tiêu thụ chính như sau:

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Hình 4.1. Kênh tiêu thụ trâu, bò của các hộ nông dân trên địa bàn xã

Phân phối bởi người thu gom: Trâu, bò sẽ được các tư thương đến mua về tích trữ với số lượng lớn rồi đem đi phân phối cho các thương lái ở địa

Ngườichăn nuôi

Người thu gom tại địa phương (89%)

Bán tại chợ địa phương (17,7%)

Chuyển đi nơi khác (82,3%)

Trực tiếp bán ở chợ địa phương (11%)

74

phương khác, một số ít được đem bán tại chợ địa phương. Theo kết quả điều tra, tác nhân thu gom trâu, bò trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ rất cao trong việc phân phối tiêu thụ, có tới 89% số hộ trả lời họ bán trâu, bò cho người thu gom, số ít còn lại là tự giết mổ và đem giao bán ngay tại chợ địa phương. Sau khi trâu, bò được thu mua chủ yếu được vận chuyển sang địa phương khác để tiêu thụ (82,3%).

Một số ít hộ trực tiếp đem bán ngay tại chợ địa phương (11%), những hộ này hầu hết là những hộ có trâu, bò bị chết do một số nguyên nhân như bị chết rét hoặc hộ mổ để lấy phần thịt chế biến các sản phẩm từ trâu (thịt trâu sấy), còn phần dư ra sẽ đem bán tại chợ địa phương.

b. Giá bán trâu, bò

Giá cả là yếu tố quyết định đến khả năng sinh lợi nhuận hay thua lỗ trong quá trình phát triển chăn nuôi nói chung và phát triển chăn nuôi trâu, bò nói riêng. Giá cả chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là cầu sản phẩm và lượng cung sản phẩm mà thị trường đang có, bên cạnh các yếu tố chính là cung – cầu thị trường giá còn được định bởi thời điểm bán, chi phí chăn nuôi, vận chuyển và thương hiệu của sản phẩm. Cũng như vậy, trong phát triển chăn nuôi trâu, bò giá trâu, bò cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nói trên. Nhu cầu thị trường về sản phẩm trâu, bò ngày càng cao. Ngày càng có nhiều những chủ thu gom, lái buôn về mua nên người dân hoàn toàn yên tâm chăn nuôi không lo đầu ra. Số lượng trâu bò trên địa bàn xã ngày càng tăng về số lượng. Tuy nhiên, hình thức bán chủ yếu của người dân là bán định giá, hình thức bán này của người dân đôi khi sẽ gây thiệt thòi cho chính hộ chăn nuôi.

Bảng 4.21 Giá trâu, bò trưởng thành năm 2017 – 2019

ĐVT: Triệu đồng/con

Năm 2017 2018 2019

Trâu 25-35 25-35 25-35

Bò 15-25 15-25 15-25

75

Giá trâu, bò trưởng thành qua các năm không thay đổi dao động từ 25- 35 triệu đồng đối với một con trâu trưởng thành và 15-25 đối với con bò trưởng thành. Những con đực có tầm vóc lớn có thể dùng làm giống thường có giá từ 55-65 triệu đồng. Nghé con, bê con có giá từ 5-15 triệu đồng và trâu, bò cái sinh sản có giá từ 30-40 triệu đồng. Người dân định giá bán chủ yếu dựa vào tầm vóc của trâu, bò. Các hộ bán trâu bò tính theo khối lượng hơi chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Cách định giá bán này nhiều khi cũng ảnh hưởng tới kết quả thu về của người dân, thiệt hại đối với dân. Người chăn nuôi bán trâu, bò khi cần tiền và có người khác muốn mua. Khi muốn bán thì người chăn nuôi liên hệ với những người lái buôn; đối với những con mắc bệnh thì người chăn nuôi liên hệ trực tiếp với người giết mổ đến để định giá và bán. Có những trường hợp chết do dịch bệnh thì gọi cán bộ thú y đến kiểm tra, nếu an toàn thì mới được ăn.

Qua điều tra một số hộ dân cho thấy việc tiêu thụ sản phẩm trâu, bò của xã tương đối ổn định, chính quyền xã luôn tạo điều kiện để người dân dễ dàng gặp gỡ giao lưu với các thương lái. Thị trường tiêu thụ của địa bàn xã Phúc Than còn phụ thuộc nhiều vào thị trường của Trung Quốc. Nên trong năm 2019 và 2020 do có ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên người dân bị khó khăn trong việc xuất bán trâu, bò. Có vài hộ tự giết mổ trâu, bò để phát triển mặt hàng thịt sấy. Tuy nhiên, địa bàn xã còn thiếu các lò mổ tập trung, chưa thực sự có sự giao lưu giữa người chăn nuôi và các lái buôn, lò mổ, chưa có nhiều mối mua hàng, người dân đi mua hàng vẫn còn bị ép giá. Cán bộ quản lý xã cũng cho rằng để biết được thông tin về thị trường giá cả là hết sức khó khăn đối với người dân, bởi nó luôn dao động thay đổi, người dân chỉ biết thông tin qua các thương lái là chính.

76

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)