Thực trạng phát triển các nguồn lực phục vụ chăn nuôi trâu,bò

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 75)

4.1.2.1 Nguồn lực đất đai phục vụ cho hoạt động chăn nuôi

Trên địa bàn xã nguồn đất đai sử dụng cho nông nghiệp có diện tích 3672,05 ha chiếm 58,4% trong tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó bao gồm 1290 ha đất nông nghiệp; 2347,2 ha đất lâm nghiệp và 34,8 ha đất thủy sản, còn lại là đất phi nông nghiệp và chưa sử dụng. Đất chưa sử dụng cũng chiếm tỉ lệ cao (36,2%). Với diện tích đất lâm nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất tự nhiên, qua đó ta thấy được tiềm năng về việc mở rộng quy mô để phát triển sản xuất chăn nuôi trâu, bò cũng như trồng các loại cây hàng năm cung cấp một lượng thức ăn dồi dào cho đàn gia súc. Chăn nuôi trâu, bò được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, người dân trên địa bàn xã chưa quy hoạch được vùng trồng cỏ cụ thể, chỉ trồng cỏ ở những vùng đất trống mà người dân chưa khai thác cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Người dân chủ yếu chăn thả trâu, bò ở những vùng đất hoang nên không tập trung vào việc trồng cỏ, có số ít các hộ trồng cỏ nhưng với diện tích rất nhỏ và không đủ cung cấp thức ăn cho trâu, bò của hộ gia đình. Mặc dù diện tích đất

54

đai chưa sử dụng còn nhiều nhưng người dân vẫn chưa biết cách tận dụng, khai thác một cách có hiệu quả.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Trong phát triển chăn nuôi, cơ sở hạ tầng có vai trò cốt lõi trong việc thúc đẩy sự phát triển của chăn nuôi cả về chiều rộng và chiều sâu. Ở những địa phương có hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi và các ngành nghề kinh tế khác.

Bảng 4.10. Điều kiện giao thông nông thôn xã Phúc Than năm 2019 STT Loại đường Chiều dài

(km) Bề rộng (m) Cứng hóa (km) Cơ cấu (%) 1 Đường trục xã, liên xã 6 11,5 6 100 2 Đường trục bản 34,6 3 – 5 25,7 74,3 3 Đường nội bản 53,28 1,5 – 3,5 40,08 75,2 4 Đường nội đồng 12,4 2,5 – 3,5 6,2 50

(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2020)

Điều kiện hạ tầng nông thôn của xã Phúc Than khá thuận tiện cho việc đi lại với 100% đường trục xã được cứng hóa; 74,28% đường trục bản được cứng hóa, bên cạnh đó đường nội bản và đường nội đồng cũng được quan tâm xây dựng với cơ cấu 75,2% và 50%. Các tuyến đường đã được cứng hóa, có chất lượng khá tốt, riêng còn một số tuyến đường nội bản và nội đồng chưa được cứng hóa hết, do đó việc đi lại ít nhiều bị hạn chế nhất là trong mùa mưa. Nhìn chung tình hình cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn trên địa bàn xã tương đối phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại sinh hoạt, giao lưu kinh tế - văn hóa của người dân trên địa bàn xã và dễ dàng hơn cho việc vận chuyển và kết nối giữa các kênh phân phối để tiêu thụ hàng hóa một cách nhanh chóng dễ dàng đến tay người tiêu dùng hơn.

Địa bàn xã Phúc Than là nơi có điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt, mùa đông thường có gió mùa theo hướng Đông Bắc, mang theo khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ xuống thấp, mùa hè thường có mưa giông, lốc, mưa đá. Việc xây dựng chuồng trại cho trâu, bò là hết sức cần thiết vừa giảm thiểu được các rủi ro do thời tiết gây ra, vừa đảm bảo được vệ sinh môi trường sạch sẽ.

55

Bảng 4.11 Tình hình chuồng trại của các hộ chăn nuôi

ĐVT QM nhỏ QM vừa QM lớn

Chuồng kiên cố Số lượng Hộ 14 18 10

Cơ cấu % 82,35 100 100

Chuồng tạm Số lượng Hộ 3 - -

Cơ cấu % 17,65 - -

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua khảo sát tình hình chuồng trại của các hộ chăn nuôi có thể thấy chuồng chăn nuôi kiên cố chiếm tỉ lệ lớn (ở quy mô nhỏ chiếm 82,35%, quy mô vừa và quy mô lớn 100%), chỉ có rất ít chuồng tạm nằm chủ yếu ở hộ chăn nuôi quy mô nhỏ từ 1-4 con. Các hộ chăn nuôi đầu tư cơ sở hạ tầng kiên cố để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong chăn nuôi, nhất là lí do thời tiết mùa đông ở Phúc Than rất lạnh, nếu không có chuồng trại che chắn kĩ càng gia súc sẽ bị chết. Ngoài ra, xây dựng chuồng trại kiên cố sẽ làm việc mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi trâu, bò dễ dàng hơn, còn các hộ chỉ sử dụng chuồng tạm thường có xu hướng ngừng chăn nuôi trong tương lai. Lí do có thể thấy là khi muốn ngừng phát triển một lĩnh vực nào đó, hộ nông dân thường ít đầu tư vào lĩnh vực đó. Việc xây dựng chuồng tạm chỉ dành cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ hoặc mua trâu bò nuôi ngắn ngày rồi tiếp tục bán cho các hộ khác.

4.1.2.3 Nguồn nhân lực, lao động

Trong hoạt động sản xuất, lao động là nhân tố quan trọng của tất cả các quá trình sản xuất, là nhân tố thúc đẩy quá trình sản xuất diễn ra nhanh chóng. Việc mở rộng quy mô cả về chiều rộng lẫn chiều sâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, số lượng, năng lực và trình độ của các lao động tham gia sản xuất. Lao động và chất lượng của lao động là yếu tố quyết định tới năng suất, chất lượng sản phẩm sản xuất ra và hiệu quả của việc sản xuất, lao động cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm.

56

Bảng 4.12 Đặc điểm nhân khẩu – lao động của các hộ điều tra

Diễn giải ĐVT

Thôn, bản

BQ

Nậm Sáng Ngùa Nậm Nà Phái

Số hộ Hộ 15 15 15

Số nhân khẩu Người 70 64 75

Tuổi trung bình Tuổi 40,2 42,2 44,4 42,3

Giới tính Nam Nữ % % 60 40 87 13 93 7 80 20 Trình độ học vấn Không học Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 % % % % 20 20 33,3 26,7 26,7 33,3 20 20 13,3 46,7 26,7 13,3 20 33,3 26,7 20 Loại hộ Khá- giàu Trung bình Nghèo Số nhân khẩu/hộ Số lao động/hộ % % % Người Người 40 53,5 6,7 4,7 2,7 53,3 46,7 0 4,3 3,1 20 80 0 5 2,7 37,8 60,1 2,2 4,7 2,8

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Đối với hoạt động phát triển chăn nuôi của các hộ điều tra trên địa bàn xã Phúc Than nguồn lực lao động tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò của các hộ trong độ tuổi từ 40,2 - 44,4 tuổi, độ tuổi bình quân là 42,3 tuổi. Chủ hộ của các hộ điều tra chủ yếu là nam chiếm 80% trong tổng số các hộ tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò. Trình độ học vấn của các hộ điều tra không đồng đều, phần lớn chủ yếu là lao động không được đi học và cấp 1 chiếm 53,3%. Các hộ chăn nuôi chủ yếu là hộ trung bình 60,1% và hộ khá – giàu 37,8%, hộ nghèo chiếm 2,2%. Số nhân khẩu bình quân của các hộ điều tra là 4,7 người/hộ, trong đó có 2,8 lao động/hộ, như vậy ta thấy cứ mỗi hộ điều tra có 4,7 người thì có 2,8 người tham gia hoạt động sản xuất của gia đình.

Là một xã nông nghiệp và người dân sinh sống chủ yếu ở đây là người dân tộc thiểu số, với trình độ còn nhiều hạn chế nên trong sản xuất chăn nuôi đạt hiệu quả không cao. Để phát huy được những thế mạnh sẵn có về tự nhiên

57

xã đã vận động nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn bằng những loại cây trồng, con giống có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Biểu đồ 4.1 Số năm kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi

Qua biểu đồ 4.1 ta dễ thấy được hộ có số năm kinh nghiệm chăn nuôi từ 10 đến dưới 20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 49%, những hộ trên 20 năm chiếm 33%, còn lại những hộ vừa mới tham gia chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp với 9% số năm kinh nghiệm phát triển chăn nuôi.

Để đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định và bền vững phải có sự quan tâm của cơ quan ban ngành hỗ trợ tạo điều kiện vay vốn và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh để người dân có niềm tin chăn nuôi, tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho hộ chăn nuôi.

4.1.2.4 Nguồn vốn trong chăn nuôi trâu, bò

Để phát triển chăn nuôi trâu, bò vốn đầu tư cho chăn nuôi là rất quan trọng. Hiện nay nguồn vốn của người dân hầu hết là vốn tự có và vốn vay. Có số ít hộ được hỗ trợ vốn, đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy người dân tham gia vào quá trình phát triển chăn nuôi.

9% 9% 49% 33% 1- dưới 5 năm 5 - dưới 10 năm 10 - dưới 20 năm Trên 20 năm

58

Bảng 4.13 Nguồn thu nhập của hộ nông dân được khảo sát

Nguồn thu nhập Nậm Sáng Nậm Ngùa Nà Phái Tổng số Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Số hộ Tỷ lệ % Nông nghiệp 15 100 15 100 15 100 45 100 Dịch vụ, buôn bán 3 20 3 20 2 13,3 8 17,7 Tiền lương 2 13,3 2 13,3 0 0 4 8,8 Làm thuê 4 26,7 5 33,3 4 26,7 13 28,9

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng 4.13 ta dễ thấy được nguồn thu nhập của hộ được khảo sát rất đa dạng. Các hộ chăn nuôi có nguồn thu nhập chính từ nông nghiệp chiếm 100%. Bên cạnh nguồn thu từ nông nghiệp các hộ còn có nguồn thu từ các ngành nghề khác nhau như buôn bán (17,7%), làm thuê (28,9%), thu nhập từ tiền lương (8,8%). Như vậy có thể thấy rằng chăn nuôi và trồng trọt trong nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo và là ngành trọng tâm tạo ra nguồn thu chính của các hộ, đây là nguồn thu nhập chính mà các hộ dùng để đầu tư vào các hoạt động kinh tế trong đó có phát triển chăn nuôi trâu, bò.

Trong phát triển chăn nuôi trâu, bò vốn đầu tư vào chăn nuôi chủ yếu là đầu tư về giống, thuốc thú y, công lao động phục vụ cho chăn nuôi. Vốn đầu tư thường cao vào 1 năm đầu, bởi trong thời gian này nguồn vốn dùng để mua giống là chính, ngoài ra các hộ chăn nuôi còn chi thêm khoản xây dựng chuồng trại phục vụ cho quá trình chăn nuôi. Vốn tự có ở đây có thể là lúc tách hộ các gia đình được bố mẹ cho hoặc là hộ tự có tiền để mua giống. Vốn được hỗ trợ là được Nhà nước hỗ trợ giống, chủ yếu hỗ trợ các hộ nghèo. Người dân rất sợ có rủi ro, không dám mạo hiểm đầu tư nhiều vào quá trình sản xuất chăn nuôi của gia đình nên kinh tế hộ kém phát triển.

59

Bảng 4.14 Thông tin nguồn vốn phục vụ chăn nuôi của các hộ khảo sát Diễn giải ĐVT Ngân hàng Người thân Bạn bè

Số hộ có vay vốn Hộ 8 8 4

Lượng vốn vay bình quân Trđ/hộ 25 24 21,5

Lãi suất

Phải trả lãi suất % 100 25 50

Không phải trả lãi % 0 75 50

Thời hạn vay

Có thời hạn vay % 100 37,5 75

Không xác định % 0 62,5 25

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng ta dễ thấy nguồn vốn vay mà người dân sử dụng là vốn được vay từ ngân hàng, vay người thân và bạn bè. Vốn vay được sử dụng nhiều nhất là vốn vay từ ngân hàng với lượng vốn vay bình quân 25 trđ/hộ, vay mượn từ người thân với lượng vốn 24 trđ/hộ, vay từ bạn bè 4 hộ với lượng vốn vay bình quân là 21,5 trđ/hộ. Khi được hỏi về lãi suất vốn vay, các hộ vay từ ngân hàng 100% phải trả lãi suất, 25% hộ vay từ người thân phải trả lãi suất, như vậy ngoài vay ngân hàng ra thì tỷ lệ phải trả lãi ở các hộ vay bạn bè là cao hơn.

Đối với thời hạn vay, hầu hết nhóm đối tượng vay của người thân đều không xác định thời hạn vay, thông thường hộ chăn nuôi vay đến khi có điều kiện trả thì họ sẽ trả và không có ràng buộc nào về thời hạn vay vốn. Một trong những nguyên nhân lý giải cho tình trạng trên là những người cho vay, họ tin tưởng người vay và thường là có mối quan hệ thân thiết nên dễ dàng trong việc vay vốn.

Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ chăn nuôi tại các bản điều tra là khác nhau. Mục đích sử dụng của việc vay vốn là các hộ dùng để mua giống trâu, bò, xây dựng chuồng trại phục vụ chăn nuôi, mua trang thiết bị phục vụ chăn nuôi, chăm sóc, mua thức ăn. Có những hộ vay vốn để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, số lượng vốn sẽ được chia theo từng mục đích sử dụng.

60

Bảng 4.15 Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

ĐVT: %

Mục đích sử dụng Nậm Sáng Nậm Ngùa Nà Phái

Mua giống trâu, bò 100 100 100

Xây dựng chuồng trại 60 66,67 80

Chăm sóc 13,33 13,33 6,67

Thức ăn 6,67 0 13,33

Trang, thiết bị 66,67 60 40

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng khảo sát ta thấy được mục đích chính của việc sử dụng vốn là 100% các hộ dùng để mua giống trâu, bò. Bên cạnh mục đích mua giống, mục đích xây dựng chuồng trại và mua trang thiết bị phục vụ chăn nuôi cũng chiếm tỷ lệ cao. Ở bản Nậm Sáng có 66,67% các hộ dùng để mua trang thiết bị, có 60% các hộ sử dụng vốn để xây dựng chuồng trại phục vụ chăn nuôi. Nà Phái có 80%, Nậm Ngùa có 66,67% các hộ sử dụng vốn vay để làm chuồng trại. Riêng với mục đích mua thức ăn và chăm sóc chiếm tỷ lệ thấp nhất, hầu hết những công việc này cần số lượng vốn không nhiều, các hộ tự có nguồn vốn cho việc chăm sóc, mua thức ăn trong chăn nuôi.

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Biểu đồ 4.2 Cơ cấu nguồn vốn phục vụ phát triến chăn nuôi của các hộ

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng hộ chăn nuôi chủ yếu sử dụng vốn tự có của hộ để phát triển chăn nuôi, tính bình quân/hộ chăn nuôi có tới 49%

49% 18% 18% 9% 6% tự có ngân hàng người thân bạn bè hỗ trợ

61

nguồn vốn phục vụ chăn nuôi là vốn tự có, lượng vốn vay ngân hàng và vay người thân chiếm tỷ lệ bằng nhau chiếm 17,8% tổng lượng vốn, chiếm tỷ lệ ít nhất là vốn được hỗ trợ. Qua đó ta thấy được các hộ phát triển chăn nuôi trên địa bàn xã chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có và vay từ ngân hàng, người thân trong gia đình là chính.

4.1.2.5. Phát triển kỹ thuật trong chăn nuôi trâu, bò

a. Giống trâu, bò

Hiệu quả chăn nuôi trâu, bò phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống trâu, bò. Trong chăn nuôi nói chung và nuôi trâu, bò nói riêng giống là yếu tố rất quan trọng bởi nó quyết định tới kết quả và hiệu quả của quá trình chăn nuôi. Nếu dùng một giống tốt sẽ tăng trọng lượng tối đa trong thời gian ngắn, chất lượng tốt hơn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giảm thiểu được rủi ro. Trong chăn nuôi trâu, bò cùng một quá trình chăm sóc như nhau với những giống khác nhau sẽ cho chúng ta kết quả khác nhau, kết quả chăn nuôi phụ thuộc nhiều vào chủng loại, chất lượng của nguồn giống. Chất lượng giống lại phụ thuộc nhiều vào nguồn gốc của giống bởi vì mỗi cơ sở sẽ có chất lượng giống khác nhau và điều kiện chăm sóc khác nhau.

Trên địa bàn xã Phúc Than chủ yếu sử dụng các giống trâu, bò địa phương và giống được lấy từ các nguồn khác nhau. Qua điều tra cho thấy 55,6% các hộ mua giống tại địa phương, 33,3% hộ sử dụng giống của gia đình và số ít còn lại là được Nhà nước hỗ trợ, chủ yếu là hỗ trợ các hộ nghèo. Hiện nay, tỷ lệ sinh sản của trâu đang thấp dần do đồng cỏ bị thu hẹp, trâu bò ít được chăn thả tự nhiên. Tỷ lệ trâu sinh sản tự nhiên giảm khiến thiếu hụt nguồn giống, không đủ để bù đắp số lượng bị khai thác làm thực phẩm. Để

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 65 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)