Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 49)

3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai

Xã Phúc Than, huyện Than Uyên thuộc Tây Bắc Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi nên đất đai phần lớn sử dụng trong nông nghiệp và lâm nghiệp. Đất đai là yếu tố quan trọng, nó tham gia vào tất cả các quá trình sản xuất của hộ nông dân. Qua bảng trên ta thấy xã Phúc Than có diện tích đất khá lớn 6,283.85 ha, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp chiếm khoảng 54% so với diện tích đất cả xã.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở xã có xu hướng giảm qua các năm Diện tích đất phi nông nghiệp cũng tăng dần qua năm có thể thấy người dân ở xã đã và đang chuyển dần từ sản xuất nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, tuy nhiên diện tích đất phi nông nghiệp chiếm diện tích không đáng kể.

Năm 2017 diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 6,283.85 ha. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phúc Than được thể hiện trong bảng sau:

30

Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai xã Phúc Than năm 2019

Stt Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng số 6283,85 100 1 Đất nông nghiệp 3672,05 58,4

Đất sản xuất nông nghiệp 1290 20,5

Đất lâm nghiệp 2347,21 37,4

Đất nuôi trồng thủy sản 34,84 0,6

2 Đất phi nông nghiệp 338,94 5,4 3 Đất chưa sử dụng 2272,86 36,2

(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2019)

Đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã có diện tích 338,94 ha chiếm 5,4% tổng số đất tự nhiên trên địa bàn. Đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất có mặt nước chuyên dùng, đất ở, đất chuyên dùng, đất nghĩa trang, nghĩa địa và đất tôn giáo tín ngưỡng Trong tổng số đất nông nghiệp và phi nông nghiệp còn có lượng lớn đất chưa sử dụng với 2272,86 ha chiếm 36,2%. Trong giai đoạn tới cần đầu tư khai hoang đưa diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp

3.1.2.2 Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2019 , tổng toàn xã có 18 thôn bản với 2.160 hộ, 10.366 nhân khẩu, có 4 Dân tộc cùng chung sống. Dân cư xã Phúc Than sống khá thưa thớt với 18 thôn bản; trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 8,1%; Dân tộc Thái chiếm 67,2%; Dân tộc Dao chiếm 3,7%; Dân tộc Mông chiếm 21%. Mật độ dân cư trung bình 3.416m²/hộ, sống rải rác ở các triền núi, vùng đồng bằng. Phần lớn người dân lao động hoạt động sản xuất nông nghiệp và một số ít hoạt động phi nông nghiệp.

31

Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động xã Phúc Than năm 2019

Chỉ tiêu Nhân khẩu (người) Cơ cấu (%)

Dân số 10366 100

Lao động 7272 70,15

Lao động nông nghiệp 6545 90

Lao động phi nông nghiệp 727 10

(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2019)

Qua bảng ta thấy số người trong độ tuổi lao động của xã là 7272 người chiếm 70,15% tổng dân số. Là một xã thuần nông nên lao động sản xuất nông, lâm nghiệp là chính với 6545 người chiếm 90% tổng số lao động của xã. Do đặc điểm sản xuất nông – lâm nghiệp mang tính thời vụ, diện tích canh tác ít. Vì vậy, những lúc thời vụ nông nhàn lao động trực tiếp tham gia sản xuất thường không có đủ công ăn, việc làm

3.1.2.3. Cơ sở vật chất - hạ tầng

Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc xây dựng các công trình mang ý nghĩa to lớn, góp phần phục vụ cuộc sống người dân, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất cũng như trao đổi mua bán, giao thông đi lại trong khu vực... Trong nhiều năm qua xã đã và đang cố gắng, phấn đấu xây dựng và hoàn thiện các công trình nhằm phục vụ tốt hơn cho người dân và góp phần thành công cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của xã. Theo ban thống kê xã Phúc Than, tình hình cơ sở vật chất của xã năm 2019 như sau:

a. Giao thông

Xã Phúc Than có mạng lưới giao thông tương đối ổn định. Đến nay, trên địa bàn xã có 112,28 km đường giao thông nông thôn. Cụ thể:

+ Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện: Chiều dài 12 km, đã được láng nhựa 100%.

+ Đường giao thông liên bản, trục bản: Tổng chiều dài 34,6 km, trong đó: Đã bê tông hóa được 25,7 km.

32

+ Đường giao thông ngõ bản: Tổng chiều dài 53,28 km, trong đó đã cứng hóa được 40,08 km, đạt 75,2%.

+ Đường giao thông nội đồng: Tổng số chiều dài đường nội đồng hiện tại trên toàn xã hiện tại là 12,4 km, đã cứng hóa được 6,2 km đạt 50%.

Nhìn chung các tuyến đường đã được cứng hóa, có chất lượng khá tốt và đi lại thuận lợi, riêng còn một số tuyến đường nội đồng và nội bản còn chưa được cứng hóa hết, do đó còn hạn chế trong việc đi lại, gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong mùa mưa.

b. Thủy lợi

Tổng diện tích sản xuất nông nghiệp 1,265 ha (lúa 880 ha, ngô 330 ha, khoai 14ha, sắn 40ha). Một số vị trí đất nông nghiệp không sử dụng được tưới nước từ các kênh mương thủy lợi nhưng có sử dụng mương đất dẫn nước, hay các hộ tự dẫn bằng các ống nước vì vậy tỷ lệ tưới tiêu của xã đạt 100%. Về cơ bản công trình thủy lợi của xã đã đáp ứng một phần nhỏ giúp người dân sản xuất nông nghiệp chủ động được việc tưới tiêu. Hàng năm người dân đều tổ chức tu sửa, bảo dưỡng hệ thống kênh mương để phục vụ tốt hơn.

c. Điện

Cùng với đường giao thông, hệ thống điện cũng có vai trò quan trọng đối với đời sống người dân và phát triển sản xuất. Trên địa bàn xã hiện nay có 6 trạm hạ thế. Mạng lưới điện được quy hoạch và bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn cho người dân trên địa bàn xã và mạng lưới điện được kéo tới từng nhà, 100% hộ dân đều có điện.

d. Bưu chính viễn thông

Hiện tại xã đã bố trí 1 điểm để phục vụ bưu chính tại bản Đội 10 với tổng diện tích 202 m². Đây là điểm trao đổi sách báo, công văn của xã; ngày càng nâng cao chất lượng hệ thống truyền thanh đáp ứng nhu cầu thông tin cho người dân. Mọi bưu phẩm đều được thực hiện thuận lợi, luôn đến đúng địa chỉ và thời gian. Xã có 18 thôn bản trực thuộc với 18/18 thôn bản có mạng

33 internet và 100% được phủ sóng điện thoại.

e. Cơ sở y tế

Thực hiện đúng với chức trách là Tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân, Trạm y tế Xã Phúc Than đã thực hiện theo đúng nội dung quy định của ngành, có Kế hoạch tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chương trình y tế trên địa bàn. Thực hiện công tác khám, cáp phát thuốc miễn phí BHYT cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, khám chữa bệnh cho học sinh, khám chữa bệnh cho công nhân viên chức trên địa bàn có thẻ BHYT. Tổ chức thường trực, trực cấp cứu 24/24 giờ. Tổng số lượt khám chữa bệnh: 17.138/16.400 đạt 104,5% KH năm; điều trị nội trú: 156/180 đạt 86,6% KH; điều trị ngoại trú: 9775/9000 đạt 108,6% KH năm. Trạm luôn quản lý, sắp xếp gọn gàng, không để thuốc quá hạn, thiếu thuốc, sử dụng thuốc an toàn, tiết kiệm, không lạm dụng thuốc. Định kỳ tháng, quý báo cáo đầy đủ, kịp thời theo quy định.

Công tác tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh được thực hiện đầy đủ. Các mục tiêu chương trình quốc gia về dân số gia đình và trẻ em thường xuyên được tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Việc phòng trừ các dịch bệnh, tiêm vacxin cho trẻ dưới 5 tuổi được đặc biệt quan tâm chú trọng. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dần qua các năm: năm 2017 đạt 19,44%; năm 2018 đạt 19%; năm 2019 là 17,48%. Giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi nhẹ cân đạt 17,48%; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi thấp còi đạt 28,05% (UBND Xã Phúc Than, 2019).

f. Cơ sở giáo dục – đào tạo

Trong những năm qua, giáo dục và đào tạo của xã tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển khá toàn diện cả về quy mô và hệ thống trường lớp, cấp học, ngành học. Trên địa bàn toàn xã có tổng số 04 trường, trong đó: 01 Trường THPT; 01 Trường THCS, 01 Trường Tiểu học; 01 Trường Mầm non.

34

Công tác phổ cập giáo dục được duy trì bền vững và tiếp tục được nâng cao. Tổng số học sinh các lớp, các cấp: 126 lớp/2957 học sinh. Trong đó: Trường Mầm non: 818 học sinh, trường Tiểu học 1293 học sinh, trường THCS 846 học sinh. Tổng số giáo viên các cấp học: 235 giáo viên, trong đó: Trường Mâm non 88 giáo viên, trường Tiểu học 89 giáo viên, trường THCS 58 giáo viên. Tỷ lệ chuyên cần chung đạt: 97%. Tổng số phòng học:126 phòng.

(UBND xã Phúc Than, 2019)

Chất lượng, hiệu quả giáo dục được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ chuyển lớp đạt 99,6%; tỷ lệ hoàn thành chương trình Tiểu học, Mầm non đạt 100%. Tỷ lệ chuyển lớp, chuyển cấp đạt 99%. Đã công nhận 03 Trường đạt chuẩn Quốc gia ở mức độ 1 (01 Trường Tiểu học , 01 Trường Mầm Non, 01 Trường THPT).

Nhìn chung sự nghiệp giáo dục – đào tạo của xã trong những năm qua luôn được xã chú trọng và đầu tư . Tuy nhiên chất lượng giáo dục còn hạn chế, trong các năm học vẫn còn hiện tượng học sinh bỏ học ở cả trung học cơ sở và trung học phổ thông.

g. Chợ nông thôn

Xã đã có quy hoạch chợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt: nhưng do nhu cầu thực tế chưa cần đầu tư xây dựng vì đã có nơi mua bán trao đổi hàng hóa tại bản Đội 9.

3.1.2.4 Kết quả phát triển kinh tế của xã 3 năm qua a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

- Trồng trọt:

Phúc Than là một xã miền núi, khí hậu luôn có những biến đổi thất thường. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn xã. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân xã vẫn duy trì ổn định năng suất sản lượng lương thực, đầu tư mọi nguồn lực cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thâm canh tăng vụ, tích cực ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

35

Bảng 3.3 Tình hình sản xuất Nông nghiệp xã Phúc Than năm 2017 – 2019

Stt Diễn giải DT 2017 2018 2019 (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) DT (ha) SL (tấn) 1 Cây lương thực 1379 17830 1280 14166 1264 6257 Lúa 880 4513 850 4450 880 4716 Ngô 385 1989 346 1636 330 1287 Khoai 14 128 14 135 14 140 Sắn 100 11200 70 7945 40 114

2 Cây rau màu 30 78 32 97 30 90 3 Cây ăn quả 21 46,5 23 50 23 55 4 Cây công nghiệp 300,1 1004 330,2 1062 335,9 871

Lạc 21 304 21 312 15 225

Đậu tương 30,5 380 30,5 395 20 260

Chè 248,6 320 278,7 355 300,9 386

(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2019)

Qua bảng 3.3 ta thấy cây lương thực có xu hướng giảm dần cả về diện tích và sản lượng. Năm 2019 tổng diện tích cây lương thực đạt 1264 ha, sản lượng đạt 6257 tấn. Trong đó: Tổng diện tích lúa canh tác 880 ha, năng suất đạt 53,6 tạ/ha, sản lượng 4716 tấn; Diện tích cây ngô 330 ha, năng suất 3,9 tạ/ha, sản lượng 1287 tấn; Cây sắn có diện tích 40 ha, sản lượng 114 tạ/ha. Diện tích cây sắn bị giảm nhiều qua các năm (năm 2019 đạt 40 ha, giảm 60 ha so với năm 2017) do không đem lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân giảm diện tích trồng. Cây rau màu và cây ăn quả luôn được người dân trên địa bàn tập trung phát triển nên diện tích và sản lượng đều tăng qua các năm. Diện tích cây công nghiệp có xu hướng tăng qua các năm nhưng sản lượng ở năm 2019 lại giảm một lượng đáng kể so với các năm trước. Nguyên nhân là do diện tích và sản lượng của cây lạc, cây đậu tương đều giảm nhưng trong năm 2019 cũng trồng mới thêm nhiều diện tích chè nên tổng diện tích cây công nghiệp vẫn tăng (diện tích năm 2017 đạt 300,1 ha, năm 2019 đạt 335,9 ha và sản lượng năm 2019 đạt 871 tấn, giảm 133 tấn so với năm 2017).

36 b. Chăn nuôi

Qua bảng số liệu có thể thấy rõ tình hình chăn nuôi trên địa bàn có sự biến động qua các năm. Đàn trâu, bò có xu hướng tăng qua các năm nhưng đàn lợn giảm mạnh nên làm giảm số lượng chăn nuôi gia súc. Công tác phòng, chống, kiểm soát, khống chế dịch bệnh được tăng cường, tuy nhiên trong năm 2019 trên địa bàn xã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi làm chết nhiều con lợn nái và lợn thịt. Tổng đàn gia súc tính đến 31/12/2019 có 8981 con. Trong đó: Đàn trâu: 2790 con, đàn bò: 1350 con, đàn lợn: 4841 con; Tổng đàn gia cầm là 18.000 con. Trên địa bàn xã có 2 trang trại chăn nuôi lợn với tổng đàn gần 1.000 con.

Bảng 3.4 Số lượng đàn gia súc, gia cầm xã Phúc Than năm 2017 - 2019

ĐVT: Con Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 BQ 1. Gia súc 10831 11375 8981 105,02 78,95 91,98 Trâu 2513 2710 2790 107,84 102,52 105,40 Bò 1179 1200 1350 101,78 112,5 107,14 Lợn 7139 7465 4841 104,57 64,85 84,71 2. Gia cầm 17169 19000 18000 110,66 94,74 102,70

(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2019)

Ta dễ dàng thấy được tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm của đàn gia cầm cao hơn so với đàn gia súc, gia cầm đạt 102,7% và gia súc đạt 91,98%. Trong đó, đàn lợn có tốc độ phát triển thấp nhất đạt 84,71% do ảnh hưởng của dịch bệnh năm 2019, cao nhất là đàn bò với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 107,14% và đàn trâu đạt 105,4%. Số lượng đàn trâu, bò trên địa bàn xã tăng qua các năm chứng tỏ người dân trên địa bàn tiếp tục phát triển chăn nuôi trâu, bò với nhiều mục đích khác nhau, trước đây là chăn nuôi trâu, bò phục vụ sản xuất nông nghiệp nhưng giờ đây người dân dần dần chuyển sang chăn nuôi theo mục đích hàng hóa,

37

chăn nuôi ngày càng nhiều vì nhận thấy trâu, bò đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi.

c. Lâm nghiệp

Tổng diện tích rừng năm 2017 là 2.475 ha, năm 2018 là 2.478 ha; năm 2019 là 2.498 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 39%. Diện tích rừng có xu hướng tăng qua các năm nhưng tăng rất nhẹ. Công tác kiểm tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, phòng cháy, bảo vệ rừng được tăng cường. Tiến hành làm tục chi trả dịch vụ môi trường rừng cho người dân. Tổ chức tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng cho người dân không đốt, chặt phá rừng bừa bãi nâng cao tỷ lệ che phủ rừng.

3.1.2.4.2. Khu vực kinh tế công nghiệp

Là một xã miền núi cao, cùng với tiềm năng cho phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của xã ít nên trong những năm qua, khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của xã chưa phát triển mạnh. Một số ngành mới phát triển như vận tải, xay xát, kinh doanh hàng hóa… tạo cho người lao động có thêm việc làm, bước đầu tạo ra những sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài xã. Tính đến năm 2019, cả xã có 27 hộ hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, vận tải kho bãi 8 hộ.

3.1.2.4.3. Khu vực kinh tế dịch vụ

Hoạt động dịch vụ thương mại trên địa bàn xã tuy có nhưng phát triển chưa đủ mạnh, chưa tạo được sản phẩm hàng hóa đặc trưng. Hoạt động kinh doanh buôn bán chỉ tập trung ở 2 bên đường Quốc lộ. Có 95 hộ hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ (năm 2019).

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)