Chăn nuôi trâu, bò là một bộ phận quan trọng trong ngành chăn nuôi vì tầm quan trọng của việc sản xuất thịt và sữa, đặc biệt ở các nước phát triển nơi có sự công nghiệp hóa nông nghiệp cao như Mỹ, Úc, New Zealand, Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật Bản... việc chăn nuôi được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, khoa học, và đảm bảo kiểm soát chất lượng, đảm bảo đầu ra. Trong lịch sử, việc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là để lấy sức kéo. Hiện nay, việc chăn nuôi trâu, bò chủ yếu là để lấy thịt và lấy sữa. Chăn nuôi bò thịt chú
19
trọng vào công đoạn vỗ béo, tăng trọng, thiến bò để cho thịt nhiều và chất lượng, chăn nuôi bò sữa chú trọng vào khâu chăm sóc khi động dục, sinh sản và kỹ thuật vắt sữa để cho ra các sản phẩm sữa.
2.2.1.1 Kinh nghiệm chăn nuôi gia súc ở Brazil
Brazil có điều kiện địa hình, khí hậu, đất đai thuận lợi, các chính sách phát triển đúng hướng nên ngành nông nghiệp và chăn nuôi ngày càng thay đổi diện mạo. Nền kinh tế Barazil cũng chịu tác động mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng các nhân tố cốt lõi, làm nền tảng cho phát triển nông nghiệp vẫn đứng vững suốt thời gian qua, cùng với đó chính trị và hệ thống kinh tế vĩ mô được đánh giá khá ổn định nên đảm bảo duy trì tăng trưởng cao. Nông nghiệp Brazil thay đổi từng ngày. Diện tích đất hoang giảm thiểu, thay bằng những nông trại trù phú. Điều đặc biệt, thay đổi cơ cấu nông nghiệp tại Brazil đã được tiến hành trước khi gia nhập WTO để đáp ứng yêu cầu xã hội và thích ứng nền kinh tế toàn cầu. Qúa trình này bắt đầu diễn ra từ việc hay đổi ở một địa phương sang hoạt động kinh tế toàn cầu; tiếp đến là thay đổi từ cung sang cầu; từ kiệm dụng và phi mậu dịch sang lương thực và hàng hóa; cuối cùng là thay đổi từ nông thôn, trang trại mặt đất sang công nghiệp đô thị. Từ những đặc điểm này, những nhà sản xuất ở Brazil phải đầu tư vốn để phát triển hệ thống chăn nuôi công nghiệp năng suất cao, quay vòng quanh. Vùng chăn nuôi công nghiệp sẽ được tập trung vào một khu, thuận tiện tiếp cận thị trường. Những dây chuyền sản xuất dài bao gồm các hoạt động đa dạng từ trang trại đến siêu thị được hình thành. Mật độ các công ty lớn sẽ bắt đầu chi phối thị trường trong và ngoài nước. Hiện ở miền Bắc, ngành công nghiệp chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa, trong khi đó miền Nam lại được định hướng tập trung nuôi gia súc lấy thịt và lấy sữa xuất khẩu sang Trung Đông, Trung Quốc và Mỹ (Mi Lan, 2015).
20
Chăn nuôi bò thịt rất phát triển ở Úc. Tại Úc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi bò. Quốc gia này có những trang trại trồng cỏ nuôi bò rộng có khi lên đến hàng trăm héc ta, trải dài hàng chục km. Bò được thả tự nhiên trên đồng cỏ không cần người chăn. Bò Úc có nhiều giống: bò Brahman, bò Angus, bò Limousin, bò Charolais… Các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc chuộng giống bò Brahman vì giá rẻ, Trung Quốc có thể mua loại bò 200 kg về vỗ béo lên 500 kg và giết thịt. Bò Úc rẻ và an toàn vì được chăn thả tự nhiên và chất lượng được đảm bảo. Hơn 100 quốc gia đang nhập khẩu bò của Úc. Úc là quốc gia xuất khẩu thịt bò hàng đầu, đặc biệt là giống bò Úc. Bò này được xuất khẩu từ Úc đi nhiều nước, hai phần ba số lượng thịt bò và thịt bê ở Úc được xuất khẩu và những thay đổi về nhu cầu trên thị trường thế giới đã có tác động quan trọng đến ngành công nghiệp thịt bò của Úc. Quy định về giết mổ bò ở Úc rất nghiêm ngặt, toàn bộ được thực hiện trong môi trường lạnh. Một quy trình khép kín không khác gì quy trình nuôi, với thị trường ngày càng trải rộng khắp thế giới. Nhật Bản là thị trường lớn nhất của Úc về mặt giá trị xuất khẩu thịt bò, nhưng Mỹ là thị trường lớn nhất về số lượng.
Ở Úc, bò nuôi theo bất kỳ hình thức nào, chăn thả nuôi cỏ hay vỗ béo trong trại đều được quản lý bằng công nghệ đeo thẻ điện tử trên tai của mỗi con bò. Hệ thống này cho phép theo dõi và ghi nhận mọi dữ liệu về hoạt động, tình trạng phát triển của mỗi con bò từ vùng nuôi (theo dõi nguồn gốc, quá trình sinh trưởng, số lần tiêm phòng, bệnh tật…) đến nơi giết mổ, cung cấp thông tin đầy đủ chứng minh được về độ an toàn và chất lượng cao của thịt bò Úc.