Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 41)

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là một xã nằm ở phía Đông Bắc của huyện Than Uyên với tổng diện tích tự nhiên là 6.283,85 ha, cách trung tâm thành phố Lai Châu 85km, nằm trên trục đường quốc lộ 32 và quốc lộ 279 có giáp ranh với các địa phương:

- Phía Đông giáp xã Nậm Xé, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai.

- Phía Tây giáp xã Mường Mít, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

- Phía Nam giáp xã Mường Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.

- Phía Bắc giáp xã Pắc Ta, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Xã Phúc Than được thành lập năm 2006 trên cơ sở điều chỉnh 5.628,32 ha diện tích tự nhiên và 4.865 người của xã Mường Than, hiện xã vẫn còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên với diện tích đất xã chạy dài theo hướng Nam – Bắc, nằm dọc đường quốc lộ 32, có điều kiện khai thác hiệu quả về tiềm năng đất đai, giao lưu hàng hóa với các xã, vùng lân cận và thích ứng với nền kinh tế thị trường, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của xã trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt là điều kiện góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò của các hộ dân trên địa bàn xã.

3.1.1.2 Đặc điểm địa hình

Xã Phúc Than có địa hình được đánh giá là tương đối bằng phẳng so với các xã trong huyện, các cánh đồng có diện tích tương đối lớn. Các dãy núi phía Bắc có độ cao trung bình và có độ dốc cũng không quá lớn.

3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn

*Khí hậu:

26

của gió địa phương thổi từ đỉnh núi Khau Co xuống. Thời điểm khắc nhiệt nhất là từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau với cường độ rất mạnh lên tới cấp 11, 12 mùa đông thi thoảng có tuyết. Độ cao 650m so với mực nước biển, mùa đông khô hanh, mùa mưa thường có lũ lớn, sạt lở đất…

- Chế độ mưa:

Xã có lượng mưa tương đối lớn, trung bình là từ 1.700 mm đến 1.900 mm/năm. Hàng năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, trùng với kỳ thịnh hành của gió mùa Tây Nam. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa ít (316,4 mm). Lượng mưa lớn nhất vào tháng 6, tháng 7, chiếm 87,5% lượng mưa cả năm.

Độ ẩm phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa hàng năm, những tháng mùa mưa độ ẩm tương đối đạt 86%. Các tháng mùa khô từ 75% - 80%.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ được cơ bản chia thành 2 mùa, mùa đông từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, thường có nhiệt độ thấp, độ ẩm cao, mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10 nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình từ 25 - 350C, nhiệt độ bình quân hàng năm khoảng 21,70C.

- Chế độ gió:

Xã Phúc Than chịu ảnh hưởng chung của chế độ gió mùa Đông Bắc tại huyện Than Uyên với chu kỳ gió hàng năm thường diễn ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, theo hướng Đông - Bắc, thường kéo theo mưa giông, kèm theo lốc, mưa đá. Mùa đông thường có gió mùa theo hướng Đông Bắc, mang theo khí hậu lạnh và khô, kèm theo sương muối, nhiệt độ xuống thấp.

* Thuỷ văn:

Chế độ thủy văn của xã rất phức tạp, chịu ảnh hưởng chế độ thủy lưu của các con suối chảy từ đèo Khau Co và Hua Than xuống. Các con suối này đều bắt nguồn từ dãy núi Hoàng Liên cao, dốc nên có chế độ thủy lưu phức

27

tạp. Đặc biệt vào mùa mưa gây hiện tượng lũ lụt, sạt lở. Vào mùa khô thì các con suối cạn kiệt, thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

* Tài nguyên đất:

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 6.283,85 ha, bao gồm các loại đất như sau:

- Đất đỏ vàng bị biến đổi do trồng lúa (Fl): Đây là loại đất Feralitic hoặc mùn Feralitic ở các sườn và chân sườn ít dốc, ở các hố sụt casto. - Đất phù sa sông, suối (Py): Được hình thành bởi sự bồi tụ và lắng đọng các vật liệu phù sa của sông, suối; do các sông thường chảy qua nhiều vùng đất, nhiều kiểu địa hình. Đất phù sa có độ phì nhiêu khá cao, thích hợp cho các loại cây trồng lương thực, cây công nghiệp. Tiềm năng tăng vụ trên đất phù sa rất lớn, nếu có đầu tư thêm thủy lợi, chọn giống có độ dài ngày thích hợp, thay đổi dần tập quán canh tác và có sự tham gia hỗ trợ của các khoa học kỹ thuật.

- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (Fs): Là sản phẩm phong hóa của đá mẹ. Loại đất này có tầng tầng đất mùn trung bình 20 – 30 cm, có khi 40 – 50 cm. Tỷ lệ hữu cơ trên mặt đất cao, trung bình 5 – 8%, cá biệt lên tới 10 – 12%. Độ phì tự nhiên cao hơn đất Feralitic đỏ vàng, khá giàu đạm và kali, nhưng lân tổng số từ trung bình đến nghèo. Đất có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng bậc nhất của huyện, nhưng nằm ở đầu nguồn trên địa hình bị chia cắt mạnh, dễ bị xói mòn, sạt lở.

Đặc điểm địa chất chủ yếu của xã là Feralit, thành phần cơ giới nhẹ, được hình thành trên nhóm đá trầm tích (đá vôi, đá sét,...) phù hợp cho các loại cây hàng năm, cây công nghiệp và cây ăn quả.

Để phát huy tiềm năng của xã, việc đầu tư khai thác và bảo vệ diện tích đất trồng lúa và cây màu hiện có, coi trọng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nhân dân trong xã.

28

*Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt

Do địa hình chia cắt phức tạp nên xã có nhiều khe suối. Các khe suối này hầu như chỉ có nước vào những mùa mưa, do địa hình phức tạp, độ dốc trung bình nên khả năng phục vụ sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn nước mặt xã rất khan hiếm không dồi dào, không cân đối vì không đồng đều về cả thời gian và không gian. Chủ yếu cung cấp từ 2 nguồn chính:

- Con suối chính là suối Nậm Sắp. Đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất cũng như sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra còn có hệ thống các khe suối nhỏ (Nậm Sáng, Nậm sắp, Nậm Vai) phân bố rải rác trong và ngoài khu vực khu dân cư.

- Nước mưa: Lượng mưa bình quân năm của xã 1.800 mm, phân bố không đều nên dẫn đến tình trạng thừa nước vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô.

- Nguồn nước ngầm

Phúc Than có trữ lượng nước ngầm tương đối phong phú, được khai thác triệt để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên, mạch nước ngầm sâu ở các khu vực cách xa suối Nậm Phang, Nậm Sắp giếng đào sâu trên 10m mới có mạch nước ngầm.

*Tài nguyên rừng

Diện tích rừng phòng hộ là: 2.498 ha, chiếm 39,75% tổng diện tích tự nhiên.

Cây rừng chủ yếu là rừng tạp, rừng nghèo và cây bụi. Động vật rừng hầu như không có. Hàng năm bà con nhận khoanh nuôi rừng vẫn được chi trả kinh phí nhưng diện tích này không nhiều.

Phát triển kinh tế đồi rừng đã được chú trọng triển khai, áp dụng khoa học kỹ thuật trong thay đổi cơ cấu giống cây trồng, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc bảo vệ phòng chống cháy rừng ngày càng có hiệu quả.

29

*Tài nguyên nhân văn

Với 4 thành phần Dân tộc cùng chung sống, nhân dân xã Phúc Than sống đoàn kết, có truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước và cách mạng. Nhân dân trong xã có tinh thần đoàn kết yêu quê hương; có đức tính cần cù, chăm chỉ, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để vững bước đi lên; luôn hoà đồng, gắn bó, đoàn kết cùng nhau phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; bài trừ các hủ tục lạc hậu để đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú. Luôn tin tưởng vào chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng, quyết tâm học hỏi, tiếp thu những tiến bộ khoa học mới trong sản xuất và quản lý xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)