Giải pháp về hoàn thiện các chính sách nhà nước

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 95)

4.4.6.1 Mục đích

- Tạo cơ chế, chính sách khuyến khích người chăn nuôi, người tiêu thụ. - Hỗ trợ nông dân về vốn, khoa học công nghệ để chuyển hướng chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

- Xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đảm bảo kích thích chăn nuôi phát triển, tiêu thụ trâu, bò

84

4.4.6.2 Các biện pháp

+ UBND xã xin chủ trương và ban hành thêm các chính sách khuyến khích, hỗ trợ tạo điều kiện cho nông dân phát triển chăn nuôi những con vật là thế mạnh của vùng trong đó có chăn nuôi trâu, bò nói riêng một cách ổn định, lâu dài.

+ Tăng cường mở rộng tổ chức các lớp tập huấn để chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho người dân chăn nuôi trâu, bò phục vụ phát triển chăn nuôi.

+ Cần tập trung tổ chức, xây dựng các mô hình kinh tế hợp tác, đồng thời có chế độ hỗ trợ, khuyến khích các hộ chăn nuôi thành lập các nhóm, các tổ chức trong phát triển chăn nuôi trâu, bò, tạo điều kiện để các hộ trong nhóm, tổ chức phát huy hiệu quả phương thức phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã.

85

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Phát triển chăn nuôi trâu, bò có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với việc phát triển đời sống nông dân, nông thôn vùng núi, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường. Xây dựng và phát triển chăn nuôi trâu, bò đang là vấn đề được quan tâm của các địa phương có điều kiện thuận lợi cho phát triển chăn nuôi trâu, bò. Qua quá trình thực hiện, đề tài đã đạt được một số kết quả sau:

Về lý luận: đã hệ thống hóa được một số khái niệm cơ bản như: về phát triển, phát triển bền vững, chăn nuôi, phát triển chăn nuôi. Ngoài ra nghiên cứu cũng hệ thống hóa những đặc điểm của phát triển chăn nuôi bên cạnh đó, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trâu, bò cũng được đề tài hệ thống cụ thể. Đi kèm cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn được đề tài nghiên cứu thông qua việc khái quát kinh nghiệm phát triển chăn nuôi trâu, bò ở trên thế giới và ở Việt Nam để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than.

Về thực trạng phát triển chăn nuôi trâu, bò trong thời gian qua tại xã Phúc Than, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. Về quy mô chăn nuôi: quy mô chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây với tốc độ tăng bình quân của trâu đạt 5,4%/năm, của bò là 7,14%/năm. Khảo sát 3 bản điều tra cho thấy, quy mô hộ tham gia chăn nuôi cũng tăng lên hàng năm, năm 2017 là 227 hộ thì đến năm 2019 là 283 hộ dân, tốc độ tăng trung bình 11,66%/năm. Về phát triển kỹ thuật: người dân chủ yếu sử dụng kinh nghiệm bản địa vào chăn nuôi nên dẫn tới phát triển chăn nuôi chưa thực sự hiệu quả. Qua khảo sát các hộ, tỷ lệ lao động có trình độ học vấn thấp còn cao. Nguồn vốn phục vụ chăn nuôi của các hộ điều tra chủ yếu là vốn tự có chiếm 49% và vốn vay ngân hàng chiếm 18%, ngoài ra còn có vốn vay từ người thân, bạn bè và vốn được Nhà nước hỗ trợ. Về phát triển liên kết trong chăn nuôi: trong phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã chưa có liên kết

86

trong chăn nuôi, điều này làm hạn chế thông tin của người chăn nuôi rất nhiều.

Về kết quả và hiệu quả chăn nuôi: các hộ nông dân chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than đã và đang đạt được hiệu quả kinh tế cao. Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian (VA/IC) dao động từ 1,2 lần đến 1,38 lần đối với trâu và dao động từ 1,15 lần đến 1,33 lần đối với bò. Thu nhập hỗn hợp của hộ nông dân chăn nuôi trâu bò dao động từ 7,8trđ đến 8,3trđ đối với trâu và từ 7,5trđ đến 8trđ đối với bò cùng tính bình quân trên 100kg thịt hơi. Bên cạnh hiệu quả kinh tế thì việc chăn nuôi trâu, bò cũng đem lại hiệu quả xã hội và hiệu quả về môi trường nhất định. Chăn nuôi trâu, bò không những góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ mà còn giúp tận dụng được các phụ phẩm từ nông nghiệp để làm thức ăn cho trâu, bò và phân trâu, bò còn cung cấp được phân bón và chất đốt cho người dân.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than bao gồm: Yếu tố tự nhiên; Năng lực, trình độ người dân; yếu tố trình độ kỹ thuật và yếu tố thị trường.

Trên cơ sở nghiên cứu này, đề tài đề xuất ra những giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than, huyện Than Uyên trong thời gian tới như sau: (1) Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung; (2) Xây dựng cơ sở hạ tầng; (3) Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tập trung chăn nuôi nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; (4) Phát triển liên kết trong chăn nuôi và tiêu thụ trâu, bò; (5) Phát triển thị trường tiêu thụ; (6) Hoàn thiện các chính sách nhà nước.

5.2. Kiến nghị

Để chăn nuôi trâu, bò đạt hiệu quả cao hơn trong thời gian tới sau khi tìm hiểu, nghiên cứu tình hình thực tế chăn nuôi trâu, bò của xã Phúc Than chúng tôi đưa ra một số đề xuất và kiến nghị sau:

87

5.2.1. Đối với Nhà nước

- Hạ mức lãi suất tiền vay cho các khoản vay.

- Nhà nước cần hỗ trợ cho địa phương trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông, điện, xây dựng các cơ sở... cho các hộ chăn nuôi có điều kiện phát triển.

- Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm dịch về thức ăn gia súc trên thị trường cả về chất lượng và giá cả. Đảm bảo cho người chăn nuôi mua được thức ăn chăn nuôi có chất lượng và với giá cả hợp lý.

- Cần cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt các chủ trương chính sách.

- Tiếp tục củng cố mở rộng thị trường xuất khẩu, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến thịt trong đó có thịt trâu, bò bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao ở cả trong nước và ngoài nước.

- Nhà nước cần quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống khuyến nông để có đủ năng lực truyền tải nhanh những kỹ thuật tiến bộ được sâu rộng đến người chăn nuôi.

- Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ các địa phương trong việc đào tạo nâng cao trình độ, có chế độ đãi ngộ thích đáng đối với đội ngũ cán bộ thú y cơ sở để họ yên tâm và có trách nhiệm cao trong hoạt động nghề nghiệp.

5.2.2. Đối với chính quyền địa phương

- Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước ban hành, hướng dẫn và chỉ đạo các cấp các ngành thực hiện đồng bộ.

- Sửa chữa và xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương như đường, điện... - Hoàn thiện hệ thống quản lý thị trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi để hàng hóa của người dân được lưu thông nhanh chóng, thuận lợi.

88

- Các Ban ngành, đoàn thể của xã cần quan tâm, đầu tư hơn bằng việc đưa ra một số các quy định, chính sách để hỗ trợ phát triển chăn nuôi trâu, bò theo quy mô hộ.

- Ngân hàng chính sách, NN&PTNT cần có những quy định cụ thể để giúp các hộ chăn nuôi được vay vốn dễ dàng, với lãi suất vừa phải và thời gian vay dài hạn.

- Trạm khuyến nông cùng với các cán bộ khuyến nông thường xuyên để ý, quan tâm, giúp đỡ các hộ chăn nuôi. Đưa ra thực trạng chăn nuôi gia súc hiện tại để yêu cầu với cấp trên bổ sung kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi và cơ sở giết mổ cho địa bàn xã. Tăng cường thêm các hoạt động khuyến nông liên quan đến phát triển chăn nuôi trâu, bò theo quy mô hộ.

5.2.3 Đối với các hộ chăn nuôi

- Về phía hộ nông dân chăn nuôi, cần tích cực học hỏi, nâng cao trình độ nhận thức, trao đổi kinh nghiệm, mạnh dạn áp dụng những kỹ thuật tiến bộ vào chăn nuôi.

- Mặt khác, tăng cường tích luỹ để tái đầu tư, đồng thời trên cơ sở phát huy nội lực của hộ về lao động, vốn, nguồn thức ăn sẵn có, hạn chế những khó khăn để phát triển mô hình chăn nuôi phù hợp với điều kiện của gia đình nhằm đạt được kết quả tốt và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi trâu, bò, tạo thu nhập ổn định và cải thiện đời sống cho người dân.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Đình Thắng (1993), Phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa, NXB Nông nghiệp Hà Nội.

2. Quyền Đình Hà (2005). “Giáo trình Phát triển nông thôn”, Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

3. Lê Viết Ly (2013). “Phát triển chăn nuôi bền vững ở Việt Nam”. Tạp chí Vetshop VN.

4. Bùi Đình Thanh (2015). “Về khái niệm phát triển”. Tạp chí Viện Nghiên cứu Truyền thống và Phát triển, 2015.

5. Nguyễn Văn Thiện (2009). “Phát triển bền vững chăn nuôi”, Tạp chí Chăn nuôi số 11 – 09.

6. Khoa Chăn nuôi (2009). “Công nghệ chăn nuôi sinh thái không chất thải ở Trung Quốc”. Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

7. Số liệu thống kê số lượng gia súc các năm 2017, 2018, 2019. Cục Chăn nuôi Việt Nam. http://channuoivietnam.com/thong-ke-chan-nuoi/

8. Nguyễn Kim Cương (2007). “Bài giảng Chăn nuôi gia súc đại cương”. Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh.

9. Lê Văn Diễn (1991), Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10. Nguyễn Xuân Trạch (2005). “Sử dụng phụ phẩm nông nghiệp nuôi gia súc nhai lại”. NXB Nông nghiệp Hà Nội.

11. Mi Lan (2015). “Chăn nuôi ở Brazil: Nhiều kinh nghiệm hay”. Tạp chí Người chăn nuôi, 2015.

12. UBND xã Phúc Than (2017, 2018, 2019), Tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Phúc Than.

13. Gerard Crellet (1993), The theory developed, Cambridge University Press, London.

90

PHIẾU KHẢO SÁT HỘ CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ

Ngày khảo sát:.../.../2020

I. Thông tin chung của hộ. 1. Họ và tên ông/bà:... 2. Tuổi:... Giới tính:... 3. Nghề nghiệp:... 4. Quan hệ với chủ hộ:... 5. Trình độ:... Không học Tiểu học THCS THPT Khác 6. Địa chỉ: ...

7. Số điện thoại liên hệ:...

8. Số nhân khẩu:...Số lao động chính:...

9. Hộ gia đình thuộc diện nào? Nghèo Trung bình Thoát nghèo 2019 Khá - Giàu 10.Nguồn thu nhập chính của hộ: Nông nghiệp Dịch vụ, buôn bán Tiền lương Làm thuê II. Thông tin về chăn nuôi trâu, bò. 1. Hộ gia đình mua trâu, bò về nuôi trong thời gian bao lâu? 1 - dưới 5 năm 5- dưới 10 năm 10 – dưới 20 năm Trên 20 năm 2. Số lượng trâu bò của gia đình qua các năm. Năm 2017 2018 2019 Trâu 3. Hình thức chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông/ bà? Chăn thả Bán chăn thả Nuôi nhốt

91

4. Chuồng trại mà hộ đang sử dụng là?

Chuồng tạm Chuồng kiên cố

Chi phí đầu tư cho chuồng trại khoảng:...triệu đồng

5. Nguồn gốc giống trâu, bò của gia đình ông/ bà đến từ đâu?

Mua tại địa phương Sử dụng giống của gia đình Nhà nước hỗ trợ

Nếu mua con giống trên thị trường thì giá cả là bao nhiêu?

Nghé con:...triệu đồng; Bê con: ...triệu đồng

6. Nguồn vốn để chăn nuôi trâu, bò của gia đình ông/bà từ đâu?

Nguồn vốn Số lượng (tr.đồng) Thời hạn vay (tháng) Lãi suất (%/ tháng) Thủ tục và điều kiện vay 1. Vốn tự có 2. Vốn vay 2.1 Ngân hàng 2.2 Người thân 2.3 Bạn bè 3. Vốn được hỗ trợ

7. Mục đích nuôi trâu, bò của gia đình ông/ bà là gì?

Nuôi thương phẩm Nuôi phục vụ sản xuất Nuôi thương phẩm và phục vụ sản xuất

8. Thức ăn cho trâu, bò của gia đình ông/ bà chủ yếu là?

Cỏ tự nhiên Cỏ trồng

Rơm rạ Cỏ kết hợp tinh bột hoặc cám

9. Vào mùa đông, thời điểm ít cỏ, ông/ bà có tích trữ rơm rạ hay loại thức

ăn khác cho trâu, bò không? Hình thức tích trữ?

Có Bảo quản khô Không Ủ chua

92

10.Trong thời gian chăn nuôi, ông/ bà có được tham gia lớp tập huấn nào

không? Tham gia mấy lần?

... ... ...

11.Gia súc thường chết vì nguyên nhân gì?

Dịch bệnh Không có kỹ thuật chăm sóc Thời tiết Không rõ nguyên nhân

12.Khi gia súc bị bệnh gia đình thường xử lý theo cách nào?

Bán gia súc Tự mua thuốc về chữa Nhờ đến cán bộ thú y

13.Gia đình thường bán gia súc ở thời điểm nào?

Thời điểm có giá bán cao Lúc nào cần tiền thì gọi người để bán Thời điểm có dịch bệnh

14.Gia đình có thường xuyên biết giá bán gia súc trên thị trường không?

Có Không

Nếu biết thì biết qua nguồn thông tin nào?

Qua người chăn nuôi khác Qua phương tiện thông tin Qua những người lái buôn

15.Ông/ bà thường bán trâu, bò theo hình thức nào?

Định giá Bán theo khối lượng hơi Khác

Cách định giá bán:...

16. Ông/ bà bán trâu, bò cho ai?

Người chăn nuôi khác Chủ thu gom Người chuyên giết mổ gia súc Lái buôn

17.Trong chăn nuôi trâu, bò hộ gia đình có thuê lao động không?

Có. Thuê... lao động

Hình thức thuê (thời vụ, theo tháng,...):... Giá tiền thuê(công ngày, công tháng...):...

93

18.Trong những năm qua hộ gia đình đã xuất bán bao nhiêu con trâu, bò?

2017 2018 2019

Trâu

19.Chi phí chăn nuôi của gia đình ông/bà như thế nào?

Chỉ tiêu ĐVT Trâu

Chi phí trung gian Trđ

Giống Trđ

Chuồng trại Trđ

Vệ sinh Trđ

Sửa chữa chuồng Trđ

Thức ăn Trđ

Thuốc men Trđ

Lãi tiền vay Trđ

20.Gia đình thường nuôi trâu, bò đến bao nhiêu kg thì xuất bán, giá bán?

Trâu:...kg, giá bán:... Bò: ...kg, giá bán:...

21.Gia đình ông/ bà có xử lý chất thải chăn nuôi trâu, bò không?

Có Không

22.Phương pháp xử lý chủ yếu đối với chất thải trâu, bò của gia đình là gì?

Chôn, đốt Ủ phân hữu cơ Bioga (Hầm khí sinh học) Máy ép tách phân Khác (ghi rõ):………

23.Ông/ bà nhận thấy những yếu tố nào ảnh hưởng tới kết quả chăn nuôi

của gia đình?

Quy mô đàn gia súc Chi phí trung gian Giống Kỹ thuật chăm sóc Hình thức chăn nuôi

24.Dự định của hộ về chăn nuôi trâu, bò trong thời gian tới?

94

25. Khó khăn lớn nhất trong quá trình chăn nuôi của gia đình là gì?

... ... ... 26.Ông/bà có những đề xuất hay kiến nghị gì đối với chính quyền địa

phương cũng như các hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò khác?

... ... ... Chủ hộ Người điều tra

95

PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ XÃ PHÚC THAN

Ngày khảo sát: ……../……./2020

Họ và tên người được khảo sát:……….. Chức vụ:………

1.Theo ông/bà khó khăn trong quy hoạch phát triển chăn nuôi trâu, bò của xã là gì?

☐Chính sách quy hoạch chưa hợp lý

☐ Tâm lý của người dân

☐ Điều kiện tự nhiên không đảm bảo

2. Theo ông/bà khó khăn trong đầu tư cơ sở hạ tầng chăn nuôi trâu, bò là gì?

☐ Chi phí lớn

☐ Vùng chăn nuôi khó quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng

3. Theo ông/bà khó khăn khi chuyển giao khoa học kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò là gì?

☐ Chi phí ít, hướng dẫn thực tế ít

☐ Trình độ hướng dẫn của giáo viên hạn chế ☐ Trình độ nhận thức của người dân chưa cao

4. Theo ông/bà khó khăn trong quá trình tiêu thụ trâu, bò là gì?

☐ Giao thông chưa thuận lợi ☐ Thiếu thông tin thị trường

☐ Chất lượng trâu, bò không ổn định

5. Theo ông/bà khó khăn trong việc quản lý môi trường tại khu vực chăn nuôi trâu, bò là gì?

☐ Địa bàn quản lý rộng

96

6. Ông/bà nhận thấy chính quyền đã quan tâm tới vấn đề phát triển chăn nuôi

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)