Yếu tố kỹ thuật

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 83 - 84)

Trong phát triển chăn nuôi trâu, bò yếu tố kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của trâu, bò. Nếu tuân thủ đúng theo quy trình kỹ thuật chăm sóc thì trâu, bò sẽ phát triển tốt và nhanh chóng mở rộng quy mô đàn.

Đối với phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than, kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản. Khi mua trâu bò về nuôi cần chọn mua từ các cơ sở chăn nuôi, những vùng không có dịch bệnh nguy hiểm đang lưu hành. Phải chọn mua những con khỏe mạnh, không bệnh tật và phải được tiêm phòng đầy đủ theo quy định của cơ quan thú y. Trâu, bò mới mua về phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 2-3 tuần. Chỉ những con không có dấu hiêu bệnh mới được nhập chung vào đàn cũ. Xây dựng chuồng nuôi trâu, bò xa nhà ở, bảo đảm đủ diện tích, khô ráo và thông thoáng. Hàng ngày phải làm vệ sinh, quét dọn chuồng nuôi. Tất cả phân và rác thải phải được thu gom và ủ nhiệt sinh học để diệt mầm bệnh, nên xây bể biogas để xử lý chất thải đồng thời tạo ra nguồn năng lượng phục vụ đun nấu và thắp sáng. Sát trùng chuồng nuôi 2

72

tuần một lần, trường hợp có dịch xảy ra thì sát trùng mỗi tuần 1-2 lần. Cho trâu bò ăn đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng. Hàng ngày cần quan sát để phát hiện bệnh tật và điều trị kịp thời.

Qua khảo sát cho thấy, có 80% các hộ điều tra có khâu chuẩn bị trước khi tham gia vào quá trình chăn nuôi. Quá trình chuẩn bị chăn nuôi bao gồm chuẩn bị chuồng trại, dụng cụ phục vụ chăn nuôi, chuẩn bị về giống, vệ sinh... Sau quá trình chuẩn bị đó là quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng bệnh và quản lý đàn gia súc của mình. Có 70% các hộ cho rằng hộ gia đình rất quan tâm sát sao trong vấn đề chăm sóc, phòng bệnh và quản lý đàn vật nuôi. Có 30% các hộ cho rằng hộ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, các hộ này chăn nuôi chủ yếu là để đàn gia súc phát triển tự nhiên, chứ không quan tâm nhiều đến vấn đề làm sao để đàn gia súc mình phát triển nhanh và phát triển một cách tốt nhất. Các hộ này cũng không dám mạnh dạn đầu tư nhiều vào những kỹ thuật mới, chưa sáng tạo và chưa chủ động trong quá trình chăn nuôi của hộ.

Qua điều tra khảo sát cán bộ thú y của xã Phúc Than cho thấy, việc mở ra các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân rất được chính quyền quan tâm. Các lớp học còn giới thiệu tới người dân những máy móc, kỹ thuật mới trong chăn nuôi. Chính quyền xã sẽ hỗ trợ một phần chi phí cho những hộ có khả năng, có nhu cầu mua những thiết bị này về phục vụ cho hoạt động kinh tế của gia đình. Mặc dù vậy, chỉ có rất ít khoảng 15% các hộ tham gia tập huấn này mạnh dạn đầu tư trang bị kỹ thuật mới vào chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)