Kết quả, hiệu quả chăn nuôi trâu,bò của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76 - 79)

4.1.4.1 Chi phí chăn nuôi trâu, bò

Trong phát triển chăn nuôi trâu, bò của các hộ trên địa bàn xã, chi phí đầu tư cho phát triển chăn nuôi trâu, bò chủ yếu cao ở thời điểm đầu lúc mua con giống và xây dựng chuồng trại phục vụ cho chăn nuôi. Các loại chi phí chủ yếu trong phát triển chăn nuôi trâu, bò bao gồm chi phí trung gian (giống, chuồng trại, vệ sinh, thức ăn, thuốc men, lãi tiền vay), tiền thuê lao động và khấu hao chuồng trại. Trong các chi phí này chi phí trung gian là tốn kém nhất, làm giảm hiệu quả chăn nuôi của các hộ dân.

Bảng 4.17. Chi phí phát triển chăn nuôi trâu, bò bình quân/100kg Khoản mục Giá trị (trđ) Cơ cấu (%)

Trâu Bò Trâu Bò

I. Chi phí trung gian 6,42 6,24 98,32 98,11

1. Giống 3 3,1 46,73 49,68

2. Chuồng trại 1,01 1,01 15,73 16,19

3. Vệ sinh 0,38 0,45 5,92 7,21

4. Thức ăn 0,6 0,45 9,35 7,21

5. Thuốc men 0,78 0,6 12,15 9,62

6. Lãi tiền vay 0,65 0,63 10,12 10,10

II. Khấu hao chuồng trại 0,11 0,12 1,68 1,89 Tổng 6,53 6,36 100 100

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua điều tra cho thấy các hộ dân trên địa bàn chỉ sử dụng lao động gia đình, không thuê thêm lao động nên giảm thiểu được khoản chi phí thuê lao

65

động. Đầu tư cho chi phí trung gian chiếm tỷ lệ lớn chiếm 98,32% tổng chi phí đối với trâu, 98,11% đối với bò. Trong đó, chi phí giống chiếm tỷ lệ nhiều nhất gần 50% chi phí trung gian, tiếp đến chi phí chuồng trại chiếm 15%, thấp nhất là chi phí vệ sinh. Khấu hao chuồng trại chiếm tỷ lệ nhỏ (1,68% đối với trâu, bò 1,89%).

4.1.4.2 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi trâu, bò

Qua tính toán từ số liệu khảo sát, ta dễ dàng nhận thấy chăn nuôi trâu, bò đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, quy mô càng lớn càng đem lại hiệu quả cao, chi phí trung gian càng giảm. Có thể thấy hiệu quả từ việc chăn nuôi trâu cao hơn chăn nuôi bò. Kết quả, hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi trâu, bò được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 4.18 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi trâu, bò theo quy mô tại các hộ điều tra năm 2019 (tính trên 100 kg)

Chỉ tiêu ĐVT QM nhỏ

QM vừa QM lớn

Trâu Bò Trâu Bò Trâu Bò

1. Kết quả sản xuất

Giá bình quân Trđ/kg 0,145 0,142 0,145 0,142 0,145 0,142

Tổng giá trị sản xuất (GO) Trđ 14,5 14,2 14,5 14,2 14,5 14,2

Chi phí trung gian (IC) Trđ 6,6 6,6 6,4 6,2 6,1 6,1

Giá trị gia tăng (VA) Trđ 7,9 7,6 8,1 8 8,4 8,1

Thu nhập hỗn hợp (MI) Trđ 7,8 7,5 8 7.9 8,3 8

2. Hiệu quả kinh tế

GO/IC Lần 2,20 2,15 2,27 2,29 2,38 2,33

VA/IC Lần 1,20 1,15 1,27 1,29 1,38 1,33

MI/IC Lần 1,18 1,14 1,25 1,27 1,36 1,31

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Những hộ chăn nuôi với quy mô lớn đem lại tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (VA/IC) đối với trâu là 1,38 lần, đối với bò là 1,33 lần; tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (GO/IC) đối với trâu là 2,38 lần,

66

đối với bò là 2,33 lần; tỷ suất lợi nhuận theo chi phí trung gian đối với trâu là 1,36 lần, đối với bò là 1,36 lần. Giảm dần theo từng mức quy mô, với quy mô vừa giá trị GO/IC, VA/IC, MI/IC giảm khoảng 0,11 lần đối với trâu, giảm 0,04 lần đối với bò. Với quy mô nhỏ giá trị GO/IC, VA/IC, MI/IC giảm khoảng 0,07 lần đối với trâu, bò là 0,14 lần so với quy mô vừa.

*Hiệu quả xã hội

Chăn nuôi trâu, bò tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các hộ nông dân, làm tăng giá trị sản xuất của toàn xã. Ngành chăn nuôi phát triển còn kéo theo các ngành khác phát triển như tiểu thương, buôn bán, xây dựng... Chăn nuôi trâu, bò của xã đã huy động được nguồn lao động dư thừa và thời gian nông nhàn của người dân, người dân vừa trồng trọt vừa chăn nuôi, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo ở xã. Vấn đề trật tự, an ninh xã hội cũng được đảm bảo. Có thể nói chăn nuôi trâu, bò góp phần đảm bảo và tăng chất lượng cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên chất lượng lao động vẫn còn yếu kém, lao động không có việc làm lên thành phố kiếm việc vẫn còn nhiều. Các cán bộ khuyến nông còn ít và thiếu trình độ chuyên môn. Một số người dân còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước và chính quyền.

*Hiệu quả môi trường

Chính quyền và các hộ chăn nuôi trâu, bò đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề tận dụng hiệu quả các phụ phẩm từ nông nghiệp làm thức ăn cho trâu, bò. Các hộ chăn nuôi cũng đã tận dụng phân để sử dụng cho trồng trọt. Bên cạnh đó vẫn có nhiều hộ chưa ý thức được và cũng chưa có điều kiện để xây dựng chuồng nên thường xả trực tiếp chất thải thừa ra vườn, ao, kênh, mương gây ô nhiễm không khí và nguồn nước. Hậu quả là ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của những hộ lân cận; các dịch bệnh dễ phát triển, lây lan, làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm trâu, bò, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

67

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)