Thực trạng phát triển về quy mô chăn nuôi trâu,bò

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 61 - 65)

Các hộ chăn nuôi chủ yếu là người dân tộc thiểu số chịu ảnh hưởng bởi tập quán canh tác do cha ông để lại nên chăn nuôi còn manh mún, nhỏ lẻ, chăn nuôi để hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp là chính. Vì vậy, ngành chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã chưa phát huy được tiềm năng sẵn có. Trong những năm gần đây, phương tiện thông tin đại chúng ngày càng được sử dụng rộng rãi, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện giữa các vùng đã giúp cho người dân được tiếp cận và trao đổi thông tin có thể áp dụng vào quá trình chăn nuôi. Người dân đã tự tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, thông tin đại chúng, người thân, bạn bè... Nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển đổi quy mô cơ cấu chăn nuôi từ nhỏ lẻ, manh mún sang quy mô lớn, chăn nuôi tập trung.

50

Bảng 4.6 Quy mô chăn nuôi của các bản điều tra

Quy mô ĐVT Nậm Sáng Nậm Ngùa Nà Phái

Nhỏ Số lượng Hộ 4 3 10 CC % 26,7 20 66,7 Vừa Số lượng Hộ 8 7 3 CC % 53,3 46,7 20 Lớn Số lượng Hộ 3 5 2 CC % 20 33,3 13,3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua bảng trên có thể thấy đa số các hộ điều tra có quy mô chăn nuôi vừa từ 5 - 9 con với 18 hộ chiếm 40%, có 17 hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ từ 1- 4 con chiếm 38% hộ điều tra, còn lại 10 hộ chăn nuôi với quy mô lớn trên 10 con chiếm 22%. Bản Nậm Ngùa là bản có nhiều hộ chăn nuôi ở quy mô vừa và lớn, ít nhất là bản Nà Phái. Ở Nậm Ngùa riêng hộ của trưởng bản là chăn nuôi nhiều nhất có tới 25 con trâu, 90 con bò do có nguồn lao động và địa điểm chăn thả. Hộ chăn thả trâu, bò trên các quả đồi và hộ này cũng nhận chăn nuôi thêm cho một số hộ gia đình khác.

Bảng 4.7 Số lượng trâu, bò tại các bản điều tra

ĐVT: Con Bản Loại 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển (%) 18/17 19/18 BQ Nậm Sáng Trâu 43 49 52 113,95 106,12 110,04 Bò 37 47 54 127,03 114,89 120,96 Nậm Ngùa Trâu 45 65 77 144,44 118,46 131,45 Bò 70 95 104 135,71 109,47 122,59 Nà Phái Trâu 45 52 47 115,56 90,38 102,97 Bò 11 12 14 109,09 116,67 112,88

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Số lượng trâu, bò của xã Phúc Than có biến động tăng qua các năm, cùng với đó, số lượng trâu, bò của các hộ tại các bản điều tra đều có xu hướng tăng. Bản có biến động tăng lớn nhất là bản Nậm Ngùa, ít nhất là Nà Phái.

51

Năm 2019, tổng đàn trâu, bò của bản Nậm Ngùa là 181 con (tăng 66 con so với năm 2017, tăng 57,39%), trong đó, số lượng trâu là 77 con (tăng 32 con, tăng 71,11%), số lượng bò là 104 con (tăng 34 con, tăng 48,57%). Tổng đàn trâu, bò ở bản Nà Phái năm 2019 là 61 con (tăng 5 con so với năm 2017, tăng 8,9%), trong đó, số lượng trâu là 47 con (tăng 2 con, tăng 4,4%), số lượng bò là 14 con (tăng 3 con, tăng 27,3%). Tổng đàn trâu, bò năm 2019 của bản Nậm Sáng là 106 con (tăng 26 con so với năm 2017, tăng 32,5%).

Mặc dù biến động về số lượng trâu, bò của các thôn bản khác nhau nhưng nhìn chung các hộ đều phát triển chăn nuôi trâu, bò. Chủ yếu do một số yếu tố sau: nhu cầu thịt trâu, bò của thị trường nội địa và một số nước đang tăng kích thích giá cả trâu, bò tăng theo. Mặt khác, nhiều thương lái đang tích cực thu mua trâu, bò ở các địa bàn khác nhau làm cho số lượng trâu, bò ở các địa phương biến động khác nhau. Số lượng trâu, bò sinh sản không kịp phục vụ nhu cầu tiêu thụ cũng có tác động đến tâm lý người dân tăng số lượng trâu, bò chăn nuôi.

Bảng 4.8 Số hộ tham gia chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã Phúc Than

ĐVT: Hộ

Diễn giải 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển(%) 18/17 19/18 BQ Tổng 227 251 283 110,57 112,75 111,66

Nậm Ngùa 45 49 58 108,89 118,37 113,63

Nà Phái 36 39 43 108,33 110,26 109,29

Nậm Sáng 48 53 60 110,42 113,21 111,81

(Nguồn: UBND xã Phúc Than, 2019)

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng số hộ tham gia chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã ngày càng tăng qua các năm. Số hộ tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò nhiều nhất ở bản Nậm Sáng, ít nhất ở Nà Phái. Bản có biến động số hộ tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò nhiều nhất ở bản Nậm Ngùa, ít nhất ở Nà Phái. Năm 2019, số hộ tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò là 283 hộ

52

(tăng 56 hộ so với năm 2017, tăng 24,67%). Trong đó, số hộ tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò của bản Nậm Ngùa là 58 hộ (tăng 13 hộ so với năm 2017, tăng 28,9%); số hộ tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò của bản Nậm Sáng là 60 hộ (tăng 12 hộ so với năm 2017, tăng 25%); số hộ tham gia phát triển chăn nuôi trâu, bò tại bản Nà Phái là 43 hộ (tăng 7 hộ so với năm 2017, tăng 19,4%). Tốc độ phát triển bình quân đạt 11,66%/năm

Bảng 4.9 Biến đô ̣ng chăn nuôi hô ̣

Quy mô ĐVT Nậm Sáng Nậm Ngùa Nà Phái

Ngừng chăn nuôi SL Hộ 1 3 2 CC % 6,7 20 13,3 Giữ nguyên QM SL Hộ 0 5 2 CC % 0 33,3 13,3 Mở rộng QM SL Hộ 14 7 11 CC % 93,3 46,7 73,4

(Nguồn: Tổng hợp từ số liê ̣u điều tra, 2020) Qua điều tra khảo sát có thể thấy số lượng hộ ngừng chăn nuôi trâu bò tại các bản chiếm tỉ lệ rất nhỏ (6,7% ở Nậm Sáng, 20% ở Nậm Ngùa và 13,3% ở Nà Phái). Lý do ngừng chăn nuôi của hộ là do sức khỏe bản thân hoặc chuyển ngành nghề sản xuất dẫn tới việc chấm dứt hoạt động chăn nuôi của hộ. Việc các hộ này ngừng chăn nuôi cũng ảnh hưởng một phần tới quy mô chăn nuôi trâu bò tại xã tuy nhiên theo đánh giá tổng thể chung đây là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ nên việc tác động đến là không đáng kể. Các hộ giữ nguyên quy mô chăn nuôi chiếm tỉ lệ chủ yếu trong các hộ điều tra. Ở một số hộ giữ nguyên quy mô chăn nuôi chủ yếu bởi các hộ này nuôi trâu, bò với mục đích chính là phục vụ sản xuất nông nghiệ, số ít chăn nuôi để làm trâu thương phẩm. Còn lại các hộ mở rộng quy mô ở Nậm Sáng và Nà Phái chiếm tỷ lệ lớn trên 70% hộ điều tra. Các hộ này đa phần là các hộ chăn nuôi vừa và lớn mục đích chủ yếu của việc mở rộng quy mô chăn nuôi là để nâng cao thu

53

nhập cho hộ gia đình, nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Những hộ này ngoài việc nuôi trâu bò để phục vụ lợi ích cho sản xuất trong gia đình còn để bán trâu thương phẩm cho thương lái, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thu mua làm thực phẩm, ngoài ra số ít để cho hộ khác thuê phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các hộ này cũng có sự đầu tư về cơ sở hạ tầng trong chăn nuôi, trang thiết bị chăm sóc gia súc. Có nguồn vốn lớn đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, tiếp cận tốt thông tin và giá cả thị trường để tránh tối đa rủi ro trong chăn nuôi. Tỷ lệ các hộ muốn giữ nguyên và mở rộng quy mô tại địa phương lớn hơn tỷ lệ các hộ ngừng chăn nuôi cho thấy xã có sự phát triển trong chăn nuôi, sản xuất về quy mô số lượng trâu, bò.

Một phần của tài liệu Phát triển chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn xã phúc than, huyện than uyên, tỉnh lai châu (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)