Tiếp cận năng lực cạnh tranh theo trường phái kinh tế học tổ chức

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 30 - 32)

NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ XU HƯỚNG TIẾP CẬN

2.2.1. Tiếp cận năng lực cạnh tranh theo trường phái kinh tế học tổ chức

Mô hình kinh tế học tổ chức (Industrial Organization economics - IO) được Proter (1980) khái quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành, vận hành hay chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của ngành, còn gọi là mô hình SCP (Structure -> Conduct -> Performance). Điểm then chốt của mô hình này là hiệu quả kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào cơ cấu ngành mà các doanh nghiệp đang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu ngành quyết định hành vi - chiến lược kinh doanh - của doanh nghiệp và điều này dẫn đến hiệu quả kinh doanh của ngành (Barney, 1991; Porter, 1980). Về cơ bản, phát triển một chiến lược cạnh tranh là phát triển một công thức cơ bản về cách doanh nghiệp cạnh tranh, mục tiêu nên có và những chính sách cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó. Lý thuyết kinh tế học tổ chức đã trình bày một khung phân tích nhằm giúp một doanh nghiệp phân tích toàn bộ ngành kinh doanh, dự báo sự

vận động tương lai của ngành, hiểu được các đối thủ cạnh tranh và vị trí của bản thân doanh nghiệp từ đó biến những phân tích này thành một chiến lược cạnh tranh cho doanh nghiệp cụ the (Porter, 1985, 1998). Mô hình SCP - được củng cố bởi lý thuyết cạnh tranh nhóm rất hữu ích trong việc hình thành chiến lược và đánh giá bản chất cạnh tranh trong ngành. Mô hình này cũng giúp chúng ta phân tích hiệu quả kinh doanh của ngành (các doanh nghiệp trong ngành) và nhận diện tiềm năng của từng ngành kinh doanh (các ngành khác nhau có hiệu quả kinh doanh cũng khác nhau).

Mặt khác, đơn vị phân tích trong lý thuyết IO nguyên thủy là ngành, vì vậy nó không có hữu ích nhiều khi phân tích và so sánh hiệu quả kinh doanh của các danh nghiệp khác nhau trong cùng một ngành. Những phát triển tiếp theo của IO đã chuyển đơn vị phân tích vừa là doanh nghiệp vừa là ngành (Porter, 1985). Porter (1980, 1998) đã ứng dụng trong mô hình viên kim cương và mô hình năm áp lực cạnh tranh (cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành; áp lực của khách hàng; áp lực của nhà cung cấp; áp lực của sản phẩm thay thế và áp lực của các doanh nghiệp tiềm năng xâm nhập thị trường), trong đó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh.

Cạnh tranh độc quyền (Chamberlin, 1933) tập trung vào sự khác biệt của sản phẩm và dịch vụ. Mô hình cạnh tranh kinh tế học tổ chức và mô hình cạnh tranh độc quyền đều chú trọng đến việc giải thích chiến lược của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh trong cạnh tranh. Kinh tế học Chamberlin bắt đầu thông qua việc tập trung vào năng lực đặc biệt của doanh nghiệp và tiếp theo là theo dõi tác động của sự khác biệt này vào chiến lược và hiệu quả kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác biệt của các doanh nghiệp và đây chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trong mô hình cạnh tranh Chamberlin, doanh nghiệp vẫn tập trung vào mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thông qua việc xác định doanh thu biên tế bằng với chi phí biên tế (Marginal Revenue = Marginal Cost) như trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thành công trong sự khác biệt sẽ đem lại lợi nhuận vượt trội. Vì vậy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng thông qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực khác biệt của doanh nghiệp. Mặt khác, mô hình cạnh tranh trong kinh tế học tổ chức và Chamberlin không đối kháng nhau mà chúng bổ

sung lẫn nhau. Cơ cấu ngành ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược tận dụng lợi thế khác biệt của doanh nghiệp trong việc xác định chiến lược cạnh tranh. Kinh tế học tổ chức cũng thừa nhận lợi thế khác biệt quyết định rất lớn đến chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp theo đuổi. Những lợi thế khác biệt này của doanh nghiệp chính là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của doanh nghiệp (Wernefelt, 1984, 1995; Barney, 1991, 2001)

Như vậy, kinh tế học tổ chức và kinh tế độc quyền phân tích cạnh tranh trong điều kiện mất cân bằng của thị trường và nền kinh tế độc quyền với giả định doanh nghiệp có lợi thế tuyệt đối về các tài sản, nguồn lực. Do vậy, trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng thì các điều kiện về chí phí, công nghệ, quy mô, . . . đã không còn là lợi thế của doanh nghiệp. Mặt khác, đối tượng phân tích của kinh tế học tổ chức và cạnh tranh độc quyền đều hướng tới các ngành kinh doanh với giả định là các doanh nghiệp trong cùng ngành có điều kiện về tài sản, nguồn lực đồng nhất. Đây là hạn chế lớn nhất trong việc giải thích lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w