Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ củaNHTM trong CMCN 4

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 156 - 162)

4 Global Banking Industry, nguồn Internet.

5.1.6. Giải pháp nâng cao năng lực công nghệ củaNHTM trong CMCN 4

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM), đều gắn liền với việc tiếp nhận và xử lý thông tin, do vậy việc đầu tư và ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Ngân hàng để phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Đe có thể nâng cao uy tín của NHTM cũng như chất lượng dịch vụ khách hàng thì phát triển công nghệ là điều tất yếu. Mỗi NHTM hoạt động kinh doanh đều lấy CNTT làm nòng cốt, trên cơ sở công nghệ hóa, hiện đại hóa tổng thể các nghiệp vụ và ứng dụng quản trị. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán, chú trọng hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ hiện đại.

Xu hướng hoạt động cạnh tranh của NHTM dựa vào đầu tư ứng dụng CNTT. Ứng dụng CNTT là yếu tố hàng đầu giúp các ngân hàng tăng tốc độ xử lý giao dịch, hạn chế rủi ro, an toàn, bảo mật. Những ngân hàng có hệ thống công nghệ hiện đại sẽ có lợi thế, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Nhờ đó, các ngân hàng tiết kiệm được chi phí, tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tương tác. Một kết quả kháo sát gần đây của KPMG cho thấy, chi phí hoạt động của các NHTM Việt Nam ở mức khá cao: trên 50% của tổng thu nhập, so với 44% của Thái Lan, 40% của Trung Quốc hay 38% của Singapore. Xu hướng tất yếu, các giải pháp công nghệ thông minh nhằm giảm

thiểu tối đa chi phí vận hành cũng như tăng hiệu quả hoạt động đã được các ngân hàng tìm đến. Sự cạnh tranh về chất lượng dịch vụ cũng như những tiện ích với tốc độ xử lý nhanh hơn, tốt hơn trở nên rất gắt gao giữa các ngân hàng. Cùng với đó, việc các ngân hàng nước ngoài lớn như: Standard Chartered, ANZ,... với uy tín, kinh nghiệm cùng những nền tàng công nghệ hiện đại khiến cho các ngân hàng nội địa không thể “ung dung” như trước. Mặc dù nguồn lực dành cho nghiên cứu, cũng như đầu tư phát triển giải pháp CNTT đã được quan tâm hơn, tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng đề ra được mục tiêu tổng thể phát triển và đưa ứng dụng CNTT trong hoạt động nghiệp vụ...

Phát triển CNTT tại NHTM là việc nhà quản trị ngân hàng nắm bắt xu hướng phát triển của CNTT để đầu tư và phát triển ứng dụng CNTT vào trong hoạt động kinh doanh và quản trị của ngân hàng, nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh của NHTM phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững. Các nhà quản trị ngân hàng nên tập trung vào các vấn đề sau:

Một là, đầu tư về cơ sở hạ tầng CNTT, kỹ thuật hiện đại và ứng dụng công nghệ ngân hàng tạo nền tảng cho phát triển ngân hàng số. Duy trì được niềm tin khách hàng

cũng như chất lượng dịch vụ là điều vô cùng quan trọng giúp ngân hàng phát triển và thành công trong thị trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay. Đa dạng hóa kênh dịch vụ ngân hàng thông qua các giải pháp công nghệ tiên tiến sẽ gia tăng sự thuận tiện và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, đồng thời mang lại uy tín và lợi nhuận cho ngân hàng. Đầu tư công nghệ ngân hàng cần được nâng cấp và đưa vào ứng dụng thực tiễn như: nâng cấp Core Banking phiên bản mới và tích hợp, dự án Digital Banking... Việc ứng dụng công nghệ mới thông qua việc tích hợp, phát triển phần mềm, thiết kế hệ thống, phát triển quy trình và đặc biệt là thay đổi tư duy về dịch vụ khách hàng truyền thống là một trong những nỗ lực mà NHTM đang hướng tới mục tiêu cuối cùng là những trải nghiệm về công nghệ, sự tiện dụng, tiện lợi và bảo mật cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Hai là, đầu tư vào công nghệ mới để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ gắn chặt với

chiến lược kinh doanh của NHTM. NHTM triển khai các dự án tự động hóa các hoạt động kinh doanh cốt lõi như phê duyệt tín dụng, phát hành và thanh toán LC, chuyển tiền và kiều hối... nhằm rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên và giảm thiểu rủi ro trong họat động; Liên tục đầu tư công nghệ vào cải tiến cũng như đưa ra các sản phẩm mới, từ các sản phẩm và tính năng trên các

kênh điện tử như Ngân hàng điện tử, ATM, sản phẩm trên điện thoại di động. Đặc biệt triển khai các ứng dụng thanh toán không dùng thẻ nhằm gia tăng sự thuận tiện cho các khách hàng trong hoạt động thanh toán.

Triển khai hệ thống quản lý quan hệ khách hàng tiên tiến nhất để giúp các nhân viên có thể chăm sóc khách hàng chu đáo và đồng nhất qua mọi kênh như Chi nhánh hay Call Center, dự đoán những nhu cầu sản phẩm dịch vụ của khách hàng để đưa ra những tư vấn kịp thời và chính xác. Các NHTM cần nhanh chóng xây dựng “giải pháp Data Warehouse”, kho lưu trữ dữ liệu lưu trữ bằng thiết bị điện tử để hỗ trợ việc phân ích dữ liệu và lập báo cáo. Data Warehouse để xử lý khối dữ liệu lớn và phức tạp với hệ thống cơ sở dữ liệu được thiết kế, sắp xếp theo mục đích sử dụng, cung cấp thông tin một các kịp thời, chính xác, sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc xây dựng các báo cáo phân tích, và đưa ra quyết định của người sử dụng nhằm đưa ra những giải pháp cho các tổ chức tín dụng. Data Warehouse còn có khả năng thu thập thông tin từ nhiều nguồn, chuẩn hóa và phân loại theo chủ đề, và thông qua công cụ BI (Business Intelligence) để xây dựng hệ thống báo cáo phong phú, xu hướng phát triển của khách hàng cũng như thị trường, kèm theo những phân tích và quản trị rủi ro.

Ba là, cần xây dựng chiến lược đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

CNTT trung và dài hạn. Hàng năm rà soát, đánh giá trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực nhân viên của ngân hàng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và CNTT cụ thể, phù hợp với từng đối tượng, chức danh, vị trí làm việc trong lĩnh

vực, cần gắn với yêu cầu hội nhập quốc tế trong bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đặc biệt, chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, chuyên viên quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực, qua đó tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, chương trình, nội dung đào tạo.

5.2. Các giải pháp vĩ mô

Ngân hàng là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm và phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, hệ thống ngân

hàng Việt Nam được xếp vào diện các ngành chủ chốt, cần được tái cơ cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Đe giành thế chủ động trong tiến trình hội nhập, Việt Nam cần xây dựng một hệ thống ngân hàng có uy tín, đủ năng lực cạnh tranh, hoạt động có hiệu quả cao, an toàn, có khả năng huy động tốt hơn các nguồn vốn trong xã hội và mở rộng đầu tư.

Việc này đòi hỏi nhận được những hỗ trợ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

+ về phía Chính phủ

- Trước hết cần cải cách DNNN, tạo ra sân chơi bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp. Việc bảo hộ cho khu vực DNNN là nguyên nhân chính gây ra nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTM nhà nước cao. Chính vì vậy, nếu không kiên quyết đẩy mạnh tiến trình cải cách DNNN thì việc cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các NHTM nói riêng sẽ khó thực hiện.

- Thứ hai, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, một trong những yêu cầu cấp bách của CMCN 4.0 là xây dựng và hoàn thiện thể chế, cùng với chính sách pháp luật. Trước hết, chúng ta cần nhận diện chính xác những vấn đề pháp lý phát sinh để kịp thời điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Công nghệ đang làm mờ dần ranh giới giữa các quốc gia. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang biến những vấn đề pháp lý quốc tế thành vấn đề pháp lý của quốc gia và ngược lại. Các bộ, ngành, địa phương cần đẩy nhanh tốc độ thiết kế và thực thi hiệu quả các chính sách, quy định pháp luật để có thể phát huy được năng lực sáng tạo, chủ động của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể xã hội khác trong kinh tế số và xã hội số

- Thứ ba, thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa tài chính. Tự do hoá tài chính phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã thực hiện cải cách cơ cấu và tự do hoá thương mại. Nếu có được lộ trình hội nhập tài chính thích hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không bị vướng vào các dạng khủng hoảng tài chính - ngân hàng khác nhau.

- Thứ tư, khẩn trương hoàn thiện hoạt động của thị trường tiền tệ và hoàn thiện hoạt động của thị trường chứng khoán, xác định cụ thể lộ trình mở cửa thị trường tài

chính - ngân hàng.

+ về phía Ngân hàng nhà nước Việt Nam

- Thứ nhất, năng cao năng lực quản lý điều hành. Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, quy định lại chức năng nhiệm vụ của ngân hàng nhà nước nhằm năng cao hiệu quả điều hành vĩ mô, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

- Thứ hai, phối hợp cùng Bộ Tài chính tham gia xây dựng và phát triển đa dạng thị trường vốn, tạo điều kiện san sẻ bớt gánh nặng cung cấp vốn hiện nay mà các NHTM đang phải gánh vác.

- Thứ ba, công tác cơ cấu lại các TCTD cũng tiếp tục được đẩy mạnh. Kết quả cơ cấu lại các TCTD đã tạo sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD được giữ vững, thể hiện ở các mặt như: Năng lực tài chính của các TCTD tiếp tục được củng cố, vốn điều lệ tăng dần qua các năm; Quy mô hệ thống các TCTD tiếp tục tăng; Năng lực quản trị điều hành, hoạt động kiểm tra, kiểm toán nội bộ và quản lý rủi ro của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế, sự minh bạch trong hoạt động của hệ thống các TCTD đã được nâng cao một bước...

- Thứ 4, hoàn thiện cơ sở pháp lý trong ĩnh vực thanh toán và triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời chỉ đạo các TCTD tiếp tục đầu tư, phát triển hạ tầng thanh toán; tăng cường công tác an ninh, bảo mật, đảm bảm quyền lợi của khách hàng; cũng như triển khai ứng dụng các thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0 trong cung ứng dịch vụ thanh toán. Các ngân hàng đã đưa các công nghệ mới, hiện đại vào hoạt động thanh toán, đẩy mạnh các hình thức thanh toán hiện đại, an toàn, tiện lợi, được người tiêu dùng đón nhận tích cực. TTKDTM cũng trong khu vực công không ngừng được thúc đẩy và mở rộng.

KẾT LUẬN

Nâng cao năng lực cạnh tranh là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại trên thị trường cạnh tranh khốc liệt cùng với bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngân hàng không chuẩn bị nguồn lực và thích ứng nhanh với sự phát triển của công nghệ khó có thể đứng vững trong cuộc chơi. Nó đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần có tầm nhìn xa và rộng trong quá trình xây dựng năng lực cạnh tranh xuất phát từ khả năng lãnh đạo và tổ chức nguồn nhân lực, khả năng tài chính, khả năng marketing, khả năng quản trị rủi ro, khả năng tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng, và khả năng đổi mới và phát triển sản phẩm dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại. Bởi vậy, các ngân hàng thương mại không chỉ cạnh tranh bằng tài sản, nguồn lực mà phải dựa trên năng lực của mình để tạo lợi thế bền vững.

Cuốn sách này đã khảo lược các vấn đề bối cảnh ngành ngân hàng trong cuộc cách mạng 4.0 với những thách thức và xu hướng phát triển. Nghiên cứu ứng dụng nhằm phân tích các yếu tố cầu thành năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay của nền tảng phát triển tri thức khoa học. Nó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng có góc nhìn tiếp cận tốt hơn trong quá trình lãnh đạo và điều hành đạt hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trong xu thế thời đại.

Hoàn thành cuốn tài liệu này là sự nỗ lực của nhóm tác giả trong quá trình nghiên cứu để tìm kiếm nguồn gốc của năng lực cạnh tranh ứng dụng đối với các ngân hàng thương mại. Nhóm tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các lãnh đạo ngân hàng đã đóng góp các ý kiến và bài viết được trích dẫn trong nội dung. Chắc chắn cuốn sách không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp các ý kiến từ các nhà khoa học, lãnh đạo ngân hàng và bạn đọc nhằm hoàn thiện hơn.

Nhóm tác giả

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 156 - 162)