Nâng cao khả năng quản trị rủi ro

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 154 - 156)

4 Global Banking Industry, nguồn Internet.

4.1.5.Nâng cao khả năng quản trị rủi ro

Hoạt động quản trị rủi ro trong ngân hàng bao gồm nhiều loại rủi ro: rủi ro hoạt động, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, . . . . Hiện tại, các ngân hàng thương mại Việt Nam thường tập trung chú trọng đến rủi ro tín dụng và tìm nhiều biện pháp giảm thiểu rủi ro. Đe nâng cao khả năng quản trị rủi ro đảm bảo tính lành mạnh trong hoạt động thì đỏi hỏi các ngân hàng cần phải quan tâm đến những vấn đề sau:

- Cần phải có tư duy mới về quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặc biệt trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng từ phía các nhà quản trị cao cấp nhất của ngân hàng. Cần tập trung vào 4 loại rủi ro chính là rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro tác nghiệp và rủi ro thanh khoản.

Trước hết là rủi ro thanh khoản không chỉ có rủi ro trong việc thanh toán các

khoản nợ đến hạn, các yêu cầu rút tiền tiết kiệm của khách hàng mà còn được tính đến từ việc thiếu vốn cấp tín dụng. Thứ 2 là rủi ro tác nghiệp xoay quanh bốn nguyên nhân chính là con người, hệ thống thông tin, quy trình xử lý và do khách quan. Những rủi ro này trong tình hình hiện nay càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là rủi ro về phía con người, điều đó dẫn đến các khoản vay tiềm ẩn có thể là rủi ro, thậm chí ngay cả những cán bộ cao cấp của ngân hàng cũng chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua quá trình kiểm soát rủi ro, hoặc nhân viên tín dụng cũng lại là người lừa đảo ngân hàng. Đây có thể là rủi ro không nhỏ cho ngâng hàng. Do vậy, đòi hỏi các nhà quản trị cao cấp phải có tầm nhìn chiến lược trong quản trị rủi ro tổng thể, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự của ngân hàng thông qua quá trình đào tạo nghiệp vụ, quy trình xử lý , . . . và đặc biệt là phẩm chất đạo đức của các cán bộ ngân hàng trong quá trình làm việc. Thứ 3 là rủi ro thị trường như rủi ro từ lãi suất, tỷ

giá, chứng khoán và các phản phẩm phái sinh. Sự biến động của lãi suất không ngừng trong giai đoạn vừa qua đã cảnh báo cho các ngân hàng về rủi ro thị trường. Đặc biệt, các ngân hàng chạy đua cấp tín dụng đã sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn để cấp tín dụng cho các khoản vay trung và dài hạn thì rủi ro sẽ rất lớn. Các nhà quản trị cần cơ cấu lại tài sản nhằm đảm bảo cho việc cân đối trong quá trình sử dụng tài sản (Nguồn vốn dài hạn - tài trợ cho tài sản dài hạn và một phần ngắn hạn). Cuối cùng, rủi ro tín dụng không chỉ hiện diện trong trong vấn đề khách hàng không trả được nợ mà còn xuất hiện trong rủi ro danh mục cho vay. Các ngân hàng thường tập trung quá nhiều vào một loại tín dụng, không đa dạng hoá các loại hình. Đặc biệt là mức độ tập trung tín dụng vào một khách hàng quá lớn dễ dẫn đến rủi ro. Do vậy, cần đa dạng hoá danh mục cho vay và đa dạng hoá khách hàng tránh tập trung tín dụng như hiện nay.

- Nâng cao chất lượng thẩm định và xếp hạng tín nhiệm khách hàng để quản trị rủi ro. Hiện nay, các khoản tín dụng cấp ra các ngân hàng rất coi trọng tài sản thế chấp. Với cách tư duy này các ngân hàng thương mại coi việc thanh lý tài sản thế chấp là phương pháp chính để giải quyết rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, để thanh lý được tài sản thế chấp phải đảm bảo tính pháp lý, có giá trị, tính khả mại và có khả năng quản lý, . . Do vậy, quản lý rủi ro cần có nguyên tắc rất quan trọng là tài sản thế chấp chỉ là nguồn trả nợ thứ yếu, nguồn trả nợ chính phải là doanh thu và dòng tiền trả nợ của người vay. Ngoài ra, rủi ro trong cấp tín dụng của ngân hàng có thể tăng lên gấp đôi bởi nguyên nhân chủ quan của mình mà còn gánh chịu rủi ro do khách hàng gây ra. Vì vậy, cần phải nâng cao chất lượng việc đánh giá khả năng trả nợ của người vay thông qua việc chuyên môn hoá hoạt động về xếp hạng tín nhiệm khách hàng trong cả ba giai đoạn: trước khi cấp tín dụng, giám sát sau khi giải ngân và xây dựng chính sách đối với khách hàng cũng như quản lý danh mục tín dụng một cách có hiệu quả trong việc mở rộng khách hàng, giảm thấp được rủi ro, tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

- Cần phải nâng tầm quan trọng của chức năng quản trị rủi ro trong hoạt động quản trị ngân hàng thay vì nó chỉ là chức năng hỗ trợ. Bởi rủi ro luôn hiện diện trong tất cả các hoạt động hàng ngày của ngân hàng. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần nâng cao năng lực công nghệ nhằm đáp ứng trong quá trình kiểm soát quy trình và hoạt động kinh doanh.

- Thiết kế mô hình quản trị rủi ro hiệu quả theo khuyến nghị của Ngân hàng thanh toán quốc tế - BIS, ngân hàng nên xây dụng mô hình quản trị rủi ro theo mô hình Ba tuyến phòng vệ (1) quản trị các dòng sản phẩm, (2) chức năng quản trị rủi ro hoạt động độc lập và (3) chức năng kiểm toàn nội bộ. Vai trò của ba tuyến phòng vệ có sự khác biệt như sau: Chức năng quản lý rủi ro thiết kế và phân bổ khuôn khổ rủi ro hoạt động của ngân hàng, sau đó các bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ thực hiện khuôn khổ này dưới sự giám sát của chức năng quản trị rủi ro. Chức năng kiểm toán nội bộ xem xét một cách độc lập khuôn khổ có được thiết kế một cách đầy đủ và có được thực hiện hiệu quả không, và do đó bộ phận này có chức năng giám sát hoạt động của tuyến phòng vệ thứ nhất và thứ hai. Mô hình cho phép ngân hàng đánh giá được liệu các chốt kiểm soát có được thiết kế đầy đủ và có đang vận hành hiệu quả nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của ngân hàng hay không. Đây là những giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản trị rủi ro và giảm nợ xấu của các ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 154 - 156)