Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 134 - 143)

kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 4.4.1.Đặc điểm mẫu nghiên cứu

4.4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi phân tích mô hình cấu trúc tổng thể phù hợp được đánh giá và kiểm định, bước tiếp theo là xem xét giá trị ước lượng để kiểm tra các mối quan hệ nhân quả. Kết quả ước lượng chuẩn hoá trên Hình 4.4 và Bảng 4.19 cho thấy khả năng quản trị rủi ro là nhân tố tác động mạnh nhất đến kết quả kinh doanh (trọng số chuẩn hoá là 0.310), tiếp đến là khả năng marketing (có trọng số là 0.307), thứ 3 là khả năng tài chính (có trọng số là 0.304). Khả năng quản trị, khả năng đổi mới sản phẩm- dịch vụ và khả năng tổ chức phục vụ có tác động cùng chiều lên kết quả kinh doanh của NHTMCP, tuy nhiên sự tác động của nó không mạnh bằng các yếu tố rủi ro, tài chính và marketing. Riêng khả năng đổi mới sản phẩm dịch vụ có tác động thấp nhất (trọng số là 0.078) và có mức ý nghĩa thống kê ở mức 90%. Những phân tích cụ thể được thảo luận như sau:

Bảng 4.19. Hệ số hồi quy chuẩn hoá của mô hình lý thuyết

Tương quan Ước

lượng S.E C.R p

Kết quả kinh doanh của NHTM <- Khả năng marketing 0.307 0.181 1.934 0.003

Kết quả kinh doanh của NHTM <- Khả năng tài chính 0.304 0.060 3.980 ***

Kết quả kinh doanh của NHTM <- Khả năng đổi mới SP-DV 0.078 0.102 0.669 0.053

Kết quả kinh doanh của NHTM <- Khả năng tổ chức phục vụ 0.081 0.075 0.986 0.024

Kết quả kinh doanh của NHTM <- Khả năng quản tri rủi ro 0.310 0.080 3.368 ***

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra

Thứ nhất, khả năng quản trị bao gồm hai yếu tố là hiệu quả lãnh đạo và khả năng

tổ chức nguồn nhân lực cho thấy tác động B0.164 với mức ý nghĩa p<0.05. Kết quả này khẳng định mối quan hệ giữa tích cực giữa khả năng quản trị và kết quả kinh doanh tương đồng với nghiên cứu của Kivipõld và Vadi (2013). Tuy nhiên, nó cho thấy giá trị ảnh hưởng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Cameli và Tishler (2004) đối với các tổ chức hành chính tại Israel (B=0.28). Ngoài ra, kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của khả năng quản trị (năng lực con người) của ngân hàng có sự tác động không lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh (thứ 4 trên 6 yếu tố) cho thấy sự khác biệt lớn so với năng lực cạnh tranh của các công ty tài chính trong nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Hằng (2013) cho rằng, khả năng quản trị điều hành và nguồn nhân lực có mức tác động thứ 3, 4, trên 10 yếu tố). Kết quả này cũng phản ánh quan điểm của của các nhà quản trị ngân hàng thiên về các yếu tố tài chính, vốn hơn là tập trung vào con người trong lĩnh vực dịch vụ tài chính. Nó cũng phản ảnh thực tế hiện nay, các ngân hàng đang tập trung giải quyết các vấn đề về tài chính, rủi ro và thị phần khách hàng hơn là tập trung vào hoạt động quản trị nguồn nhân lực nội bộ của mình.

Thứ hai, kết quả cho thấy có mối tương quan khá chặt chẽ giữa khả năng

marketing với kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Khả năng marketing bao gồm 4 yếu tố (đáp ứng khách hàng, chất lượng quan hệ , phản ứng cạnh tranh và thích ứng môi trường kinh doanh) của ngân hàng có tác động dương đến kết quả kinh doanh với mức ý nghĩa p<0.05 và hệ số B 0.307. Kết quả cũng là bằng chứng cho thấy có sự phù hợp về sự tác động của khả năng marketing tới kết quả kinh doanh trong các nghiên cứu của Day (1994), Vorhies và Harker (2000), Srivastava và cộng sự (2001), Homburg và cộng sự (2007). Tuy nhiên, có sự khác biệt với kết quả nghiên cứu của Thọ và Trang (2008), đối với các doanh nghiệp nói chung thì khả năng marketing có ảnh hưởng lớn nhất

đến kết quả kinh doanh (B 0.48) trong khi đó trong lĩnh vực ngân hàng thì khả năng marketing ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh xếp thứ 2 với B 0.307. Điều này cho thấy một thực tế trong ngành dịch vụ ngân hàng thì định hướng thị trường, trong đó các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, xem xét các đối thủ cạnh tranh và thích ứng với những thay đổi của mô trường kinh doanh, đặc biệt là đáp ứng những yêu cầu của NHNN về các quy định quản lý ngành và thị trường tài chính-ngân hàng vẫn chưa chú trọng bằng các loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, các ngân hàng đã ngày càng xem định hướng thị trường có mức độ quan trọng trong năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Điều này sẽ đem lại chất lượng dịch vụ ngày một phù hợp với khách hàng và có tính cạnh tranh so với đối thủ.

Thứ ba, mối tương quan dương giữa khả năng tài chính và kết quả kinh doanh của

ngân hàng thương mại cổ phần ở mức ý nghĩa p<0.000 và trọng số B=0.304. Đây là bằng chứng khẳng định sự tác động của khả năng tài chính đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Kết quả này khác biệt với những nhận định mang tính chất truyền thống và cảm tính của những nghiên cứu trước về mối quan hệ giữa khả năng tài chính với kết quả kinh doanh của NHTM như Baral (2005), Trung (2005); Quy (2008), Kouser và cộng sự (2011), Hiền (2012). Thực tế, ngân hàng là một ngành kinh doanh đặc thù trong lĩnh vực tài chính tiến tệ nên luôn đòi hỏi sự gia tăng về khả năng tài chính, bao gồm cả quy mô tài chính lẫn khả năng quản lý hiệu quả tài chính vì khi có tiềm lực tài chính mạnh thì các ngân hàng mới có khả năng thực hiện và triển khai các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Nghị định 141/2006/NĐ-CP và nghị định 10/2011/NĐ-CP quy định về vốn điều lệ đảm bảo đạt 3.000 tỷ đồng năm 2010, 5.000 tỷ đồng vào năm 2015 và phải đảm bảo vốn điều lệ 15.000 tỷ đồng vào năm 2020 và yêu cầu của NHNN đối với các ngân hàng có khả năng tài chính yếu có kế hoạch tái cấu trúc hoặc sáp nhập với ngân hàng khác để đảm bảo năng cao khả năng tài chính.

Thứ tư, kết quả ước lượng cho thấy khả năng đổi mới và phát triển sản phẩm có

mối quan hệ dương với kết quả kinh doanh ở mức ý nghĩa 90%. Khi khả năng đổi mới sản phẩm-dịch vụ của ngân hàng được quan tâm và đáp ứng được thị trường mà mong mỏi của khách hàng thì sẽ làm cho kết quả kinh doanh của ngân hàng tốt lên (1.) 0.078). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Damanpour (1991), Szeto (2000) và Tomas và cộng sự (2004) cho rằng các doanh nghiệp có khả năng sáng tạo cao hơn sẽ có khả năng

tạo lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Ngoài ra, có sự khác biệt với nghiên cứu của Thọ và Trang (2008) về kết quả khả năng sáng tạo có sự tác động dương tới kết quả kinh doanh (I.) 0.26) trong khi đó trong lĩnh vực ngân hàng thì khả năng đổi mới sản phẩm-dịch vụ có sự tác động thấp nhất (I.) 0.078). Điều này, cho thấy trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam, hoạt động này chưa thực sự chú trọng nhiều vào những dịch vụ gia tăng. Năng lực cạnh tranh vẫn chưa chú trọng đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, dịch vụ gia tăng và yếu tố công nghệ để làm nền tảng cho năng lực này phát huy. Ngoài ra nó cũng chứng minh tại thị trường tài chính Việt Nam, kết quả kinh doanh của NHTM vẫn tập trung vào các dịch vụ cốt lõi của ngân hàng là huy động tiền gửi và cho vay.

Thứ năm, kết quả kiểm định cho thấy B=0.081 và p=0.024 <0.05 cho thấy khả năng tổ chức phục vụ tác động đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại. Nghĩa là khi các hoạt động tổ chức phục vụ của ngân hàng ngày một tốt lên và đáp ứng được sự thuận tiện, sự hài lòng của khách dựa trên năng lực, kỹ năng làm việc của nhân viên sẽ thu hút được khách hàng và gia tăng kết quả kinh doanh của ngân hàng. do vậy giả thuyết này được chấp nhận trong nghiên cứu này và nó đóng góp vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này đã chứng minh rằng khả năng tổ chức phục tác động đến kết quả kinh doanh của NHTM không cao () 0.081). Tuy nhiên, nó cũng định hướng cho các nhà quản trị ngân hàng cần phải xem xét vấn đề mà hiện tại khách quan tâm đến khả năng phục vụ của các NHTM bởi nó đem lại sự hài lòng và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng. Khi ngân hàng quan tâm tới khả năng này thì sẽ tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.

Thứ 6, kết quả ước lượng cho thấy mối quan hệ dương giữa khả năng quản trị rủi

ro với kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại (B0.310) với mức ý nghĩa p=0.000. Khả năng quản trị rủi ro là một thang đo mới được phát triển cho nghiên cứu và kết quả kiểm định cho thấy nó có sự tác động mạnh nhất lên kết quả kinh doanh. Thực tế ở Việt Nam, phần lớn lợi nhuận của ngân hàng thương mại tập trung vào 2 nghiệp vụ chính là huy động và tín dụng. Các yếu tố rủi ro phần lớn được xem xét trong khả năng rủi ro tín dụng, nếu các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro, đổ vỡ nó sẽ làm cho ngân hàng rơi vào khả năng nợ xấu ngày càng cao. Từ đó, theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước thì phải trích lập dự phòng để đáp ứng yêu cầu đảm bảo giải quyết được nợ xấu. Do vậy, nó sẽ có

ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng.

Cuối cùng, theo kết quả ước lượng chỉ số Chi-square tương quan bội (Squared

Multiple Crorrelations) của mô hình nghiên cứu đạt 0.642. Nghĩa là các khái niệm trên đã giải thích được 64,20% biến thiên của kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần. Vì thế sẽ còn có những biến khác của các khái niệm khả năng quản trị, khả năng marketing, khả năng tài chính, khả năng đổi mới, khả năng phục vụ và khả năng quản trị rủi ro tác động đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, theo đánh giả của Aaker (2001, tr.137) thì còn có các yếu tố Danh tiếng chất lượng dịch vụ của ngân hàng, dịch vụ khách hàng, nền tảng công nghệ, . . . cũng tham gia vào tạo ra kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và các yếu tố năng lực cạnh tranh trong mô hình chưa giải thích hết sự tác động tới kết quả kinh doanh của NHTM. Tuy vậy, nó đã giải thích phần lớn các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTMCP để tạo ra kết quả kinh doanh (chiếm 64,2%).

Tóm lại, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại có tác động rất lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu về năng lực đã đóng góp vào hướng nghiên cứu nguồn lực, năng lực của các ngân hàng. Đặc biệt nó cụ thể hoá các nghiên cứu ở dạng lý thuyết về nguồn lực (Lippman và Rumelt, 1982; Wernerfelt, 1984; Grant, 1991; Barney, 1991, 1996; Peteraf, 1993) và dựa trên năng lực (CBV) của doanh nghiệp (Sanchez và Heene, 1996; Prahalad và Hamel, 1990; Sanchez, 1997; Teece, Pisano và Shuen, 1997; Sanchez và Heene, 2004, Freiling và cộng sự, 2008). Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu kiểm định lý thuyết năng lực trong thực tiễn ở lĩnh vực ngân hàng. Các nghiên cứu chủ yếu ở các khía cạnh độc lập, riêng lẻ chưa dựa trên nền tảng lý thuyết năng lực.

Tài liệu tham khảo

Aboagye-Debrah, K, 2007. Competition, Growth and Performance in the banking

industry in Ghana. Unpublished Doctor of Philosophy, St Clements University.

Anderson, J. C., Gerbing. D.W, 1988. Structural equation modelling in proactive: A review and recommended two-step approach. Psychological Bulletin, 103(3), 411- 423.

Anderson, J. C., and J. A. Narus, 1998. Business Marketing: Understand what customers value. Havard Business Review, 76(6), 53-61.

U.S. Banking Industry. Unpublished 3507379, University of Maryland University

College, United States.

Aziz, A. R. A., Yi. H.S, & Jaafar.M, 2006. Competitive resources of private housing developers: the Malaysian perspective. Journal of Engineering, Design and

Technology, 4(1), 71-80.

Bagozzi, R.P & Foxall, G.R, 1996. Construct validation of a measure of adaptive- innovative cognitive styles in consumption. International Journal of Research in

Marketing, 13(3), 201-213.

Barney, J, 1991. Firm Resources and Sustained Competitive Advantage. Journal of

Management, 17(1), 99-120.

Barney, J, 2001. Is the resource-based view a useful perspective for strategic management research? Yes. Academy of Management Review, 26, 41-56.

Barney. J. B, Tyson B. M, 2005. Testing Resource-Based theory. Research Methodology

in Strategy and Management, 2, 1-13.

Bolden, R, 2011. Distributed Leadership in Organizations: A Review of Theory and Reaserch. International Journal of Management Reviews, 13, 251-269.

Bollen, K. A, 1989. Structrural Equations with Latant Variable. New York: John Wiley & Sons.

Bolton, R. N, 1993. Pretesting Questionnaires: Content Analyses of Respondents' Concurrent Verbal Protocols. Marketing Science, 12(3), 280-303.

Calder, B. J., Philips. L.W & Tybout. A.M, 1981. Sep. Designing for research application.

The Journal of Consumer Research, 8(2), 197-207.

Cameli, A., & Tishler. A, 2004. The relationships between intangible organazational elements and organizational performance. Strategic Management Journal, 25, 1257-1278.

Churchill, G. A. J, 1979. A paradigm for developing better measures of marketing constructs. Journal of Marketing Research, 16(February), 64-73.

Davis, D, 2000. Business Research for Decision Making. Canada Brooks: Cole: Thomson. Day, G. S, 1990. Market Driven Strategy: Processes for Creating Value. New York: Free

Press.

Day, G. S, 1994. The capabilities of market-driven organizations. Journal of Marketing,

58, 37-52.

Day, G. S, 2011. Closing the Marketing Capabilities Gap. Journal of Marketing, 75(July), 183-195.

Deshpandé, R., & Farley, J.U, 2004. Organizational culture, market orientation, innovativeness, and firm performance: an international research odyssey.

International Journal of Research in Marketing, 21, 2-32.

Deshpandé. R, Farley. J. U, Webster .J & Frederick E, 1993. Corporate culture, customer orientation, and innovativeness in Japanese firms: a quadrad analysis. Journal of

Marketing, 57(1), 23-27.

Federal Deposit Insurance corporation, 2014.

http://www.fdic.gov/bank/individual/failed/banklist.html.

Freiling, J, 2004. A Competence-based Theory of the Firm. Management revue, 15(1), 27- 52.

Freiling, J., Gersh. M, Goeke. C, Sanchez. R, 2008. Fundamental issues in a competence- based theory of the firm. Research in Competence- Based Management, 4, 79-106.

Galunic, C. D., & Rodan.S, 1998. Resource recombination in the firm: Knowledge strctures and the potential for Schumpeterian Innovation. Strategic Management

Journal, 19, 1193-1201.

Grant, R. M, 1991. The Resource-Based Theory of Competitive Advantage: Implications for Strategy Furmulation. California Management Review, 33(3), 114-135.

Grant, R. M, 1996. Toward a Knowledge-based Theory of the Firm. Strategic

Management Journal, 17, 109-122.

Green, P., Tull. DS & Albaum. G, 1988. Research for Marketing Decisions (5 ed). New Jersey: Prentice Hall.

Hair, J. J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C, 1998. Multivariate Data Analysis Upper Saddle River Prentice Hall.

Hair, J. J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L., & Black, W. C, 2010. Multivariate Data Analysis (7th ed.): Peason Prentice Hall.

Homburg, C., Grozdanovic, M., & Klarmann, M., 2007. Responsiveness to

customers and competitors: The role of affective and cognitive organizational systems. Journal of Marketing, 71, 18-38.

Hunt, S. D., Sparkman, R.D, and Wilcox. J.B, 1982. The Pretest in Survey Research: Issues and Preliminary Findings. Journal of Marketing Research, 19(May), 269- 273.

Hunt. S.D, Morgan R.M, 1995. The competitive advantage theory of competiton. Journal

of Marketing, 59(2), 1-15.

Jackson. S.E, Hitt. M. A & DeNisi. A.S, 2003. Managing knowledge for sustained competitive advantage: designing strategies for effective human resource management. In N. Schmitt (Ed.), The Organizational Frontiers (1ed), pp. 452. San Francisco: Jossey-Bass.

Kaplan. R.S, Norton.D.P, 1992. Jan - Feb. The Balanced Scoredcard - Measures that Drive Performance. Havard Business Review, 71-79.

Kaplan. R.S, Norton.D.P, 1996 Jan-Feb. Using Banlanced Scorecard as a Strategic Management System. Havard Business Review, 75-85.

Kline, R. B, 2005. Principles and practice of structural equation modeling (2ed). New York London: The Guilford Press.

Kotler. P, & Amstrong. G, 2012. Principle of Marketing (14th ed): Pearson Prentice Hall. Kouser. R, A. M., Mehvish. H, Azeem. M, 2011, December. CAMEL analysis for Islamic

and Conventional banks: Comparative study from Pakistan. Economics and

Finance Review, 7(10), 55-64.

KPMG International, 2009. Never again? Risk management in banking beyond the credit crisis.

Laihonen. H, Jaaskelainen. A & Pekkola. S, 2014. Measuring Performance of a Service System - from organizations to customer-perceived performance. Measuring

Business Excellence Research paper, 78(3), 1-19.

Lamarque, E, 2005. Identifying key activities in banking firms: A competence-Based

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 134 - 143)