Nâng cao khả năng tài chính

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 148 - 151)

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

5.1.3. Nâng cao khả năng tài chính

Nâng cao khả năng tài chính, tăng vốn đủ mạnh và hiệu quả phù hợp với quá trình tăng trưởng và phát triển của các NHTMCP nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh, khả năng mở rộng và phát triển dịch vụ, đổi mới công nghệ hiện đại, . . . Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng tài chính của ngân hàng có tác động khá mạnh B0.304 tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Thực tế, ngân hàng là một doanh nghiệp đặc thù trong kinh doanh tiền tệ nên khi có khả năng tài chính tốt, ngân hàng sẽ có đủ khả năng đối phó với các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình đồng thời vẫn đảm bảo khả

năng chi trả cho khách hàng. Đe nâng cao khả năng tài chính các ngân hàng nên tập trung vào một số hàm ý sau.

Thứ nhất, tăng vốn tự có và hệ số an toàn vốn: Với quy mô vốn như hiện nay, các NHTMCP sẽ khó đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường tài chính Việt Nam, khi chúng ta từng bước thực hiện lộ trình cam kết của EAC, AFTA, BTA và WTO. Mặt khác, tiềm lực tài chính là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của các ngân hàng. Do vậy, cần phải thực hiện những biện pháp để tăng cường tiềm lực tài chính của mình trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời cũng là đảm bảo những quy định của chính phủ theo nghị định số 10/2011/NĐ-CP về việc quy định mức vốn pháp định của các TCTD và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, các NHTMCP cần tập trung xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng thay vì tập trung vào mở rộng tín dụng trong thời gian tới. Do quá trình xử lý nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận để lại của ngân hàng nên nguồn vốn để tăng vốn chủ sở hữu sẽ đến trong việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Hệ số an toàn vốn tối thiểu cần phải được xây dựng chi tiết hơn nữa tới các mức rủi ro của các khoản tín dụng nhu quy định hệ số chuyển đổi cao hơn đối với các khoản nợ ở nhóm cao hơn, như vậy mới phản ánh đúng được mức độ rủi ro mà các ngân hàng phải gánh chịu. Ngoài ra, quá trình tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu cần phải hạn chế tình trạng sở hữu chéo giữa các ngân hàng nhằm đảm bảo mức vốn chủ sở hữu thực đủ lớn để trở thành tấm đệm cho rủi ro của ngân hàng.

Thứ 2, nâng cao khả năng sinh lời: Khả năng tài chính không chỉ thể hiện ở quy

mô vốn tự có, tỷ lệ an toàn vốn mà còn phần nào thể hiện khả năng sinh lời thông qua các chỉ số: thu nhập trên vốn chủ sở hữu; thu nhập trên tổng tài sản. Đe nâng cao khả năng sinh lời, về cơ bản cần tập trung tăng doanh thu, giảm chi phí, cụ thể các NHTM cần phải:

- Tăng doanh thu: Tăng trưởng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là

biện pháp hữu hiệu để tăng doanh thu trong điều kiện thu từ hoạt động tín dụng còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của các NHTMVN. Tùy vào thực tế, mỗi ngân hàng cần có những biện pháp cụ thể và đồng bộ để tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra sau cho vay nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu. Chủ động, tích cực trong công tác xử lý nợ tồn đọng nhằm cải thiện chất lượng tài sản có. Các chi nhánh cần tích cực quan tâm hơn nữa đến công tác thu hồi nợ đã xử lý rủi ro để tăng

thu nhập. Có thể xử lý nợ tồn đọng bằng các biện pháp: Thanh lý tài sản đối với những món nợ có tài sản đảm bảo; bán nợ cho công ty mua bán nợ, xóa nợ bằng nguồn từ quỹ dự phòng rủi ro; chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp để kinh doanh; giãn HỌ'...

Quan tâm đến việc nâng cao chất lượng và tiện ích cho dịch vụ, đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ, mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm khách hàng mới để tăng doanh thu. Bên cạnh đó, các NHTM cần chú trọng vào việc tìm kiếm thêm những nguồn thu nhập mới từ những dịch vụ ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ mới như: đa dạng hóa dịch vụ truyền thống, phát triển thêm dịch vụ mới nhằm mở rộng nguồn thu.

- Giảm chi phí: Đe gia tăng lợi nhuận, bên cạnh nỗ lực tăng doanh thu thì nỗ lực

giảm chi phí là một khâu quan trọng. Do đó cần phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ chi phí.

Xây dựng tiêu chí cụ thể cho việc ghi nhận những chi phí hợp lý phát sinh. Cần có phương án phân bổ chi phí cụ thể cho từng nghiệp vụ, từng bộ phận để theo dõi đánh giá kết quả hoạt động, qua đó tìm biện pháp giảm thiểu chi phí hoặc loại bỏ những chi phí không mang lại giá trị gia tăng. Nâng cao ý thức tiết kiệm, chống lãng phí của toàn thể cán bộ công nhân viên. Nghiên cứu xây dựng định mức chi phí gắn với kết quả kinh doanh cho từng bộ phận, từng loại nghiệp vụ.

Gia tăng nguồn vốn huy động với lãi suất thấp sẽ làm giảm đáng kể chi phí hoạt động của ngân hàng. Các NHTMCP cần quan tâm đến việc tìm kiếm và gia tăng những nguồn vốn rẻ bằng cách phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, kết nối thanh toán với khách hàng, phát triển dịch vụ thu chi hộ, đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ, dịch vụ Mobilebanking, dịch vụ trả lương qua tài khoản... qua đó tăng số dư trên tài khoản thanh toán của khách hàng nhằm tận dụng nguồn vốn giá rẻ đó cho hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để giảm chi phí, quá trình phát triển và ứng dụng công nghệ sẽ gắn liền với việc thay đổi quy trình xử lý, nhất là khi công nghệ mới giúp tự động hóa các giao dịch sẽ giúp ngân hàng giảm được rất nhiều chi phí, giảm giá thành dịch vụ qua đó giúp ngân hàng gia tăng khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w