5 Ngân hàng đã thực hiện được hệ thống kiểm soát rủi ro thông qua nền tảng công nghệ Nguồn:Kết quả thảo luận chuyên gia
4.2.2. Phát triển thang đo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mạ
Thang đo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại được thảo luận với các chuyên gia đều đồng ý rằng kết quả phải được đánh giá trên các khía cạnh khác nhau thay vì chỉ tập trung vào các chỉ tiêu tài chính. Kết quả kinh doanh bao gồm các thành phần
như tài chính; vận hành và quy trình nội bộ; sự hài lòng khách hàng; học tập và phát triển (Kaplan và Norton, 1992, 1996; Neely và cộng sự, 1995; Waal và Coevert, 2007; Laihonen và cộng sự, 2014). Cả 14 ý kiến đều đồng ý đánh giá kết quả trên các chỉ tiêu lợi nhuận, gia tăng thị phần, sự hài lòng khách hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ mới và trong lĩnh vực ngân hàng đòi hỏi cần xem xét tới nợ xấu trong kết quả kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh tương đối cho mỗi thang đo được đo bằng cách yêu cầu trả lời để đánh giá kết quả kinh doanh tương đối của ngân hàng so với kế hoạch kinh doanh đề ra. Như vậy, các thang đo khái niệm kết quả kinh doanh của NHTM bao gồm 5 biến quan sát.
Bảng 4.7: Thang đo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại
Mã hoá Nội dung thang đo
BP01 Đạt được sự tăng trưởng thị phần theo kế hoạch
BP02 Phát triển được nhiều sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu thị trường BP03 Đạt được tỷ suất lợi nhuận theo kế hoạch đề ra
BP04 Có tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với trung bình ngành BP05 Đạt được sự hài lòng của khách hàng
Nguồn: Kaplan và Norton, 1992, 1996; Waal và Coevert, 2007 và thảo luận chuyên gia
4.3. Thiết kế nghiên cứu