Sự cần thiết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 92 - 94)

DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

4.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mạ

Toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia đã mở rộng lãnh thổ hoạt động của mình và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia trên thế giới. Do vậy, để có thể tồn tại và đứng vững ngay trên “sân nhà” đòi hỏi các doanh nghiệp của trong nước phải không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh so với doanh nghiệp trong nước mà còn cả với các doanh nghiệp nước ngoài. Các ngân hàng không có khả năng cạnh tranh sẽ được thay thế bằng các ngân hàng có năng lực tốt hơn, điều này cho thấy chỉ có các ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao nhất mới có lợi thế về cạnh tranh.

Ở Việt Nam quá trình thực hiện cơ cấu lại hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 1990 - 2010 và đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ, đã tạo ra cho ngành ngân hàng nhiều thay đổi lớn cả về số lượng, quy mô và chất lượng, đây là những tiền đề cơ bản ban đầu đáp ứng các cam kết đã ký trong lộ trình hội nhập của lĩnh vực ngân hàng và tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống ngân hàng bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong quá trình hội nhập, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã bộc lộ một số bất cập như trình độ quản trị, nguồn nhân lực còn yếu, tỷ lệ nợ xấu gia tăng, thanh khoản thấp.. .dẫn đến năng lực cạnh tranh chưa cao. Thực trạng này đặt ra vấn đề cấp bách phải tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại từ đó năng cao năng lực cạnh tranh. Do vậy, trong môi trường cạnh tranh và đòi hỏi của hội nhập như hiện nay, hệ thống ngân hàng không những phải duy trì được sự ổn định

trong hoạt động của mình mà còn phải có năng lực cạnh tranh đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng và các định chế tài chính khác. Các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh cũng không nằm ngoài những đòi hỏi này.

Mặt khác, khủng hoảng tài chính toàn cầu đang diễn ra rất phức tạp và nhiều ngân hàng thương mại tại Mỹ và Châu Âu đã phải đóng cửa, phá sản hoặc hợp nhất. Từ năm 2000 đến nay, theo thống kê của Bảo hiểm tiền gửi liên bang của Mỹ (2014) (FDIC - Federal Deposit Insurance Corporation) đã có 538 ngân hàng trên thế giới phá sản, chỉ riêng giai đoạn 2011 - 2014 đã có 183 ngân hàng tuyên bố phá sản. Đây cũng là một vấn đề mà các NHTM Việt Nam nói chung và các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM nói riêng cũng bị tác động không nhỏ và đó cũng là bài học thiết thực cho các NHTM trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của mình trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế.

Với vai trò quan trọng của năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu chiến lược, nghiên cứu này sẽ xem xét các vấn đề có liên quan trong quản lý chiến lược và năng lực cạnh tranh. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh theo quan điểm dựa trên năng lực (CBV- Competence-based View) và tác động của nó đến kết quả kinh doanh nhằm phác hoạ nên bức tranh về năng lực cạnh tranh dựa trên năng lực của doanh nghiệp.

Jackson, Hitt và DeNisi (2003) cho rằng, trong bất kỳ bối cảnh cạnh tranh thì nguồn lực vô hình có khả năng tạo ra năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, môi trường năng động với những thay đổi nhanh chóng và khó lường thì nguồn lực đã trở nên dễ dàng truy cập, bắt chước và thay thế nên rất khó có các nguồn lực đáp ứng đầy đủ các tiêu chí có giá trị, hiếm, không thể thay thế và khó bắt trước (VRIN - Value, Rare, Inimitable, Non- substitutale) của Barney đề ra. Sanchez (2008) cho rằng, thành công của doanh nghiệp theo lý thuyết nguồn lực chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh thay vì tập trung vào nguồn gốc lợi thế cạnh tranh dài hạn của doanh nghiệp đó là bản chất cấu trúc nguồn lực công ty được đưa ra bởi khả năng năng động và hội nhập của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự kết hợp mới các nguồn lực và mối quan hệ hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp là nguồn lợi thế cạnh tranh bền vững mà các đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể bắt chước hoặc cải tiến (Galunic và Rodan, 1998).

Theo Sanchez và Heence (1996, 2004) thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên khả năng kết hợp các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. “Năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì, triển khai, phối hợp các nguồn lực và khả năng theo cách giúp công ty đạt được mục tiêu của nó” (Sanchez và Heene, 1996, 2004). Như vậy, tiếp cận dựa trên nguồn lực dựa vào lợi thế nguồn lực của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh còn tiếp cận dựa trên năng lực thì dựa vào khả năng kết hợp các nguồn lực để tạo ra năng lực - đòi hỏi doanh nghiệp phải năng động, hệ thống, nhận thức và toàn diện trong quản lý chiến lược (Sanchez, 2008). Bản chất của năng lực cạnh tranh đã được chuyển hướng chú trọng vào năng lực thay vì nguồn lực (Sanchez và Heence, 1996, Sanchez, 2001; Freiling và cộng sự, 2008). Theo quan điểm dựa trên năng lực của doanh nghiệp thì năng lực là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững và đạt hiệu quả cao (Grant, 1996; Jackson, Hitt và DeNisi, 2003; Teece, Pisano và Shuen, 1997; Sanchez và Heence, 1996, 2004; Sanchez, 2008). Như vậy, năng lực cạnh tranh trở thành một tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng.

Mặt khác, trong lĩnh vực ngân hàng chưa có những nghiên cứu kiểm định về mối quan hệ năng lực cạnh tranh - kết quả kinh doanh. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dựa trên quan điểm nguồn lực, năng lực và định hướng thị trường nhưng chưa giải quyết thấu đáo và cụ thể mối quan hệ này. Vì vậy, nghiên cứu này nhằm mục đích giải quyết khe hổng nghiên cứu bằng cách đề xuất mô hình lý thuyết nhằm giải thích các thành phần của năng lực cạnh tranh và tác động của các thành phần của năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp bằng chứng thực nghiệm thông qua kiểm định mô hình nghiên cứu trong bối cảnh các NHTMCP tại TP. Hồ Chí Minh - Việt Nam, một trong những lĩnh vực có sự phát triển và biến động lớn trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam.

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 92 - 94)