Khái quát các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 94 - 100)

DOANH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠ

4.2.2. Khái quát các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

4.2.2.I. Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trên thế giới

(1) Nghiên cứu của Cameli và Tishler (2004) về mối quan hệ của các yếu tố vô hình với kết quả kinh doanh của tổ chức hành chính tại Israel, đã dựa trên trường phái nguồn lực và quản trị chiến lược nhằm đánh giá sự tác động của các yếu tố nguồn

lực vô hình của tổ chức đến kết quả hoạt động của tổ chức. Nghiên cứu này tác giả đã xây dựng mô hình của 6 yếu tố: (1) khả năng quản trị, (2) nguồn lực con người, (3) cảm nhận danh tiếng của tổ chức, (4) kiểm soát nội bộ, (5) quan hệ lao động, và (6) văn hoá tổ chức tác động đến kết quả hoạt động của tổ chức. Kết quả cho thấy cả 6 yếu tố đều có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của tổ chức.

(2) Nghiên cứu của Aziz và cộng sự (2006) về cạnh tranh nguồn lực của các nhà đầu tư phát triển nhà tư nhân tại Malaysia đã xếp hạng các nguồn lực để tạo ra năng lực cạnh tranh của các nhà đầu tư phát triển địa ốc của Malaysia với 14 yếu tố (Vị trí đắc địa; dòng tiền; Đánh giá tiềm năng thị trường; Mối quan hệ với chính quyền; Quản trị cấp cao; tổ chức và dịch vụ uy tín; Khả năng quản lý thay đổi; Mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ có năng lực; nhân viên có tay nghề cao; quản lý rủi ro và khủng hoảng; Chiến lược và chính sách của tổ chức; Đào tạo và phát triển nhân viên; Bí mật thương mại và dự án đổi mới; Một phần của tập đoàn lớn). Trong đó, tập trung vào 3 nhóm là: quản trị, tổ chức và mạng lưới tạo ra năng lực cạnh tranh của các nhà phát triển nhà tư nhân tại Malaysia.

(3) Nghiên cứu của Thompson, Strickland và Gamble (2007) đã đề xuất các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh tổng thể của một doanh nghiệp dựa trên 10 yếu tố (Hình ảnh/uy tín, công nghệ, mạng lưới phân phối, khả năng phát triển và đổi mới sản phẩm, chi phí sản xuất, dịch vụ khách hàng, nguồn nhân lực, tình hình tài chính và trình độ quảng cáo, khả năng quản lý thay đổi). Tuy nhiên nghiên cứu này mới chỉ xây dựng các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và đánh giá nó dựa trên phương pháp cho điểm nhằm so sánh năng lực giữa các doanh nghiệp mà chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố này đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

(4) Nghiên cứu của Aboagye-Debrah (2007) về tình hình cạnh tranh, tăng trưởng và hiệu quả của ngành ngân hàng tại Ghana đã phân tích các yếu tố cạnh tranh về thị phần cho vay và huy động vốn và mức độ tập trung thị trường của các ngân hàng thông qua mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Porter. Tác giả đã đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tại Ghana dựa trên các tiêu chí CAMEL. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ gia tăng quy mô tài sản có tác động tới kết quả kinh

doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này mới đánh giá năng lực cạnh tranh và kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại Ghana dựa trên các chỉ tiêu tài chính mà chưa đánh giá trên các nguồn lực khác của ngân hàng tạo nên năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.

(5) Nghiên cứu của Ilihomovich (2009) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài tại Malaysia trong giai đoạn 2004-2008 đã sử dụng yếu tố CAMEL tác động tới kết quả kinh doanh (ROE, ROA). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ đánh giá kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại trên khía cạnh tài chính mà chưa đánh giá các khía cạnh khác tạo ra năng lực cạnh tranh và hiệu quả tổng thể của ngân hàng thương mại.

(6) Nghiên cứu của Onar và Polat (2010) về các nhân tố tác động tới mối quan hệ giữa quá trình xây dựng năng lực và lựa chọn chiến lược kinh doanh của 104 doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán Istabul - Thổ Nhĩ Kỳ thông qua phỏng vấn tổng giám đốc hoặc giám đốc nguồn nhân lực dựa trên bảng câu hỏi Likert 7 điểm. Nghiên cứu này đã đề xuất các yếu tố tạo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm (1) khả năng quản trị, (2) khả năng sản xuất, (3) khả năng bán hàng-marketing, (4) khả năng dịch vụ hậu cần logistics, (5) công nghệ thông tin, (6) tài chính - kế toán, (7) nguồn nhân lực, (8) dịch vụ chăm sóc khách hàng, (9) cung ứng, (10) nghiên cứu và phát triển, (11) quản trị công nghệ, (12) đổi mới và (13) quan hệ khách hàng. Nghiên cứu này đã khẳng định quyết định chiến lược càng đúng đắn thì càng tạo ra khả năng cạnh tranh cao.

Như vậy, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thế giới tập trung vào các các doanh nghiệp và đã đề xuất một số yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Riêng trong lĩnh vực ngân hàng thì các nghiên cứu tập trung vào đánh giá năng lực cạnh tranh chỉ dựa trên góc độ tài chính thông qua các chỉ tiêu CAMEL mà chưa đánh giá các yếu tố như nguồn nhân lực, quản trị, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, quản trị rủi ro.

4.2.2.2. Những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của NHTM tại Việt Nam

nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại thời kỳ hội nhập, trong thời gian qua đã có một số tác giả trong nước quan tâm nghiên cứu về vấn đề này được tóm tắt dưới đây:

(1) Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung (2004) đã phân tích năng lực cạnh tranh của NHTMVN trên các khía cạnh: sản phẩm; chất lượng sản phẩm-dich vụ; giá cả của sản phẩm dịch vụ; yếu tố tạo thuận tiện cho khách hàng (mạng lưới; thời gian phục vụ; phong cách và kỹ năng phục vụ, gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng); các hoạt động Marketing; công nghệ hiện đại; thu hút nhân viên. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại phân tích định tính truyền thống mà chưa xác định được sự ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, đề tài chưa xây dựng thang đo cho từng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh.

(2) Nghiên cứu của Lê Đình Hạc (2006), nghiên cứu này đã đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTMVN thông qua 2 khía cạnh: 1/ Năng lực cạnh tranh thông qua các phương thức cạnh tranh (qua các yếu tố: tính đa dạng danh mục dịch vụ tài chính; chất lượng dịch vụ; giá cả dịch vụ; khả năng tạo cơ hội tiếp cận, thu hút khách hàng); 2/ Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các yếu tố tiềm năng (bao gồm: chất lượng nguồn nhân lực; trình độ công nghệ; tiềm lực tài chính; chiến lược kinh doanh; khả năng sinh lời; độ an toàn; thị phần). Như vậy, đề tài đã đề xuất và phân tích năng lực cạnh tranh cả ở năng lực cạnh tranh về sản phẩm dịch vụ và các yếu tố nội tại của ngân hàng nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, đề tài mới chỉ dừng lại ở những nhận định mang tính chủ quan của tác giả dựa trên nguồn thông

tin thứ cấp mà chưa đánh giá được sự tác động của từng yếu tố năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của NHTM.

(3) Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) về “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM ở Việt Nam” đã ứng dụng phân tích định lượng thông qua công cụ phân tích biến ngẫu nhiên và phân tích bao dữ liệu và mô hình kinh tế lượng. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc phân tích dữ liệu từ kết quả tài chính và đánh giá hiệu quả trên khía cạnh tài chính của các ngân

hàng mà chưa phân tích đến các khía cạnh khác của ngân hàng như nguồn lực con người, khả năng tài chính, công nghệ và thị phần khách hàng, thương hiệu, . .

(4) Nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2008) về năng lực cạnh tranh động của các doanh nghiệp Việt Nam đã phân tích những yếu tố vô hình trong năng lực trạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM với các tiêu chí VRIN. Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa trên nguồn lực - Tạo ra năng lực cạnh tranh động. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này vẫn chỉ dừng lại ở mức tổng quát và chỉ có 2 nhân tố là năng lực sáng tạo, năng lực

marketing tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và chưa

nghiên cứu cho từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

(5) Nghiên cứu của Đặng Hữu Mẫn (2010), nghiên cứu này đã tiến hành phân tích thực trạng các yếu tố năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên 7 yếu tố: (1) Năng lực tài chính, (2) năng lực thị phần, (3) năng lực nguồn nhân lực, (4) năng lực công nghệ, (5) năng lực hệ thống kênh phân phối, (6) năng lực mở rộng và phát triển dịch vụ, (7) năng lực thương hiệu. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại dựa trên các

báo cáo tài chính và nhận định từ nguồn thông tin thứ cấp chứ không dựa trên kết quả điều tra khảo sát thực tiễn. Do vậy, nó chưa đánh giá được mức độ quan trọng

của từng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTM tới kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

(6) Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hiền (2012), nghiên cứu này đã đề cập đến 4 khía cạnh của năng lực cạnh tranh đối với NHTMNN: (1) Năng lực tài chính, (2) Năng lực về tổ chức nhân sự, (3) năng lực quản trị điều hành và (4) năng lực đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại vào quản lý và kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đánh giá cho 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và các chỉ tiêu này chỉ dừng lại ở phân tích định tính chủ quan dựa trên các số liệu thứ cấp mà chưa đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại.

(7) Nghiên cứu của Phan Thị Hằng Nga (2013), nghiên cứu này đi vào đánh giá năng lực tài chính của các NHTMVN theo khung an toàn CAMEL trong giai đoạn 2003- 2012 và đề xuất mô hình nghiên cứu năng lực tài chính của các NHTMVN bị chi phối bởi 13 yếu tố: Quy mô vốn chủ sở hữu; Đòn bẩy tài chính; Tỷ lệ an toàn vốn

tối thiểu; Dư nợ/Tổng tài sản; Nợ xấu/Tổng dư nợ; ROA; ROE, NIM; Chỉ số chi phí hoạt động; Tỷ lệ thanh khoản tài sản; Hệ số đảm bảo tiền gửi; Hệ số thanh khoản ngắn hạn; Dư nợ cho vay/Tiền gửi. Đề tài đã sử dụng phương pháp thống kê phân tích nhị phân nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tài chính của các NHTMVN từ 2003 đến 2012. Với 13 yếu tố cấu thành nên năng lực tài chính làm biến độc lập, tuy nhiên biến phụ thuộc lại mang tính chất định tính với thang đo lường đơn giản ở 2 mức: Đạt theo khung an toàn CAMEL/ Chưa đạt theo khung an toàn CAMEL, đây là một hạn chế lớn nhất của đề tài.

(8) Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Hằng (2013) đánh giá năng lực cạnh tranh của của các công ty tài chính có trụ sở đóng trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh từ 2008-2012 đã xây dựng mô hình các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty tài chính dựa trên mô hình đanh giá năng lực cạnh tranh tổng thể của doanh nghiệp mà Thompson và Strickland (2001) đề xuất với 10 yếu tố: (1) Năng lực quản trị và điều hành, (2) Năng lực nguồn nhân lực, (3) Phát triển sản phẩm, (4) Năng lực thương hiệu, (5) Công nghệ, (6) Mạng lưới, (7) Lãi suất, (8) Chất lượng dịch vụ, (9) Tài chính, (10) Marketing. Tác giả đã có những kết luận dựa trên giá trị trung bình thang đo Likert (từ 1 đến 5) khi điều tra 328 khách hàng của các công ty tài

chính: Khẳng định các yếu tố mạnh nhất của năng lực cạnh tranh của các công ty

tài chính tại TP.HCM là 1/ năng lực phát triển sản phẩm, 2/ Công nghệ, 3/ Quản trị điều hành, 4/ Nguồn nhân lực , . . và yếu nhất là năng lực tài chính. Tuy nhiên, các ý kiến khảo sát về nguồn lực của công ty tài chính được thực hiện từ quan điểm

của khách hàng và đề tài mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực thông qua thống kê mô tả và sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Apha để

đánh giá các thang đo lường mà chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các công ty tài chính.

Như vậy, các đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các NHTM đã đề cập tới các nhân tố cấu thành năng lực cạnh tranh và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh. Từ đó, đưa ra những nhận định chủ quan về năng lực cạnh tranh của NHTM mà chưa đánh giá, xây dựng thang đo và lượng hóa sự ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh đến kết quả kinh doanh của NHTM. Mặt khác, hiện nay chưa có những

nghiên cứu thực nghiệm xem xét mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh một cách hệ thống đến kết quả hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tiếp cận dựa trên năng lực của NHTM. Vì vậy, nghiên cứu về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của NHTMCP và tác động của năng lực cạnh tranh đến kết quả hoạt động kinh doanh của các NHTM là yêu cầu cấp thiết để giúp cho các NHTM nhận dạng, nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng năng lực cạnh tranh một cách hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.

4.2. Phát triển thang đo và mô hình nghiên cứu năng lực cạnh

Một phần của tài liệu NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 (Trang 94 - 100)