Phân tích mối quan hệ tương tác giữa các hệ số tài chính (Phương pháp phân tích Dupont):

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 25 - 27)

pháp phân tích Dupont):

Mức sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Để thấy được sự tác động của mối quan hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ sản phẩm tới mức sinh lời của doanh nghiệp hệ thống chỉ tiêu thường được xem xét là:

a. Mối quan hệ tương tác giữa tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh với hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn và tỷ suất lợi nhuận:

Lợi nhuận sau thuế =

Lợi nhuận sau thuế x

Doanh thu thuần Tổng vốn kinh

doanh bình quân Doanh thu thuần

Tổng vốn kinh doanh bình quân

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

= Hệ số lãi ròng

(ROS) x Vòng quay toàn bộ vốn Như vậy, cứ một đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận là do:

+ Một đồng vốn tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra mấy đồng doanh thu thuần.

+ Trong một đồng doanh thu thuần thì có mấy đồng lợi nhuận.

Xem xét mối quan hệ này, có thể thấy được tác động của yếu tố tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn ảnh hưởng như thế nào đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh. Trên cơ sở đó, người quản lý doanh nghiệp đề ra các biện pháp thích hợp để tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh.

b. Các mối quan hệ tương tác với tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu:

Lợi nhuận sau thuế =

Lợi nhuận sau thuế x Tổng vốn kinh doanh bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Tổng vốn kinh doanh bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) =

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) x

Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính - Từ hai mối liên hệ trên, có thể xác định tỷ suất lợi nhuận vốn chử sở hữu bằng công thức sau:

Lợi nhuận sau thuế =

Lợi nhuận sau thuế x

Doanh thu thuần x

1 Vốn chủ sở hữu

bình quân Doanh thu thuần

Tổng vốn kinh

doanh bình quân 1 – Hệ số nợ Như vậy:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Hệ số lãi ròng (ROS) x Vòng quay toàn bộ vốn x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Như vậy, trong một đồng vốn chủ sở hữu bình quân mà chủ sở hữu bỏ ra sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế là do:

+ Trong một đồng vốn kinh doanh bình quân bỏ ra có bao nhiêu đồng hình thành từ nợ vay.

+ Trong một đồng vốn kinh doanh bình quân tham gia vào quá trình kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

+ Trong một đồng doanh thu bình quân có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Qua công thức trên, cho thấy rõ các yếu tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong kỳ. Từ đó giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp xác định và tìm biện pháp khai thác các yếu tố tiềm năng để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 25 - 27)