Đặc điểm chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 40)

2.1.3.1. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu

Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0103017795 ngày 06 tháng 06 năm 2007 thì Công ty Cơ Khí và Xây Dựng Thăng Long là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng và được phép hành nghề trong các lĩnh vực sau: - Chế tạo và lắp đặt kết cấu thép, dầm cầu thép phục vụ xây dựng các công

- Chế tạo lắp đặt các loại kết cấu thép phục vụ xây dựng kiến trúc công nghiệp và kiến trúc xây dựng;

- Chế tạo lắp dựng các loại trụ thép bằng thép cho đường dây tải điện, thông tin viễn thông, phát thanh truyền hình;

- Xây dựng đường dây, đường điện đến 35 KVA; - Chế tạo cấu trục, các thiết bị nâng;

- Chế tạo các thiết bị áp lực và bình chịu áp lực;

- Chế tạo các loại Bulông tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn;

- Chế tạo các loại vật tư chuyên dùng cho thi công cầu (Các loại đà giáo di động, thiết bị đúc hàng, các loại trạm trộn , gối cầu, khe co dãn, vòng nút neo);

- Kiểm tra chất lượng kết cấu hàn bằng phương pháp không phá huỷ: thẩm thấu bột từ , siêu âm, chụp X quang ;

- Xây dựng các công trình giao thông, dân dụng, công nghiệp thuỷ lợi, điện; - Xây dựng cơ sở hạ tầng các khu đô thị , khu công nghiệp cụm dân cư; - Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị , máy móc, phụ tùng,vật tư, vật liệu

cho sản xuất và tiêu dùng;

- Đại lý tiêu thụ các sản phẩm cho các nhà sản xuất trong và ngoài nước; - Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ vận hành, sử dụng

các thiết bị chuyên dùng trong xây dựng các công trình giao thông.

Trong đó, hiện nay công ty đang chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cầu đường, chế tạo các loại vật tư chuyên dùng cho thi công cầu, các kết cấu thép, dầm thép, trụ thép và một số các thiết bị, vật tư cơ khí khác.

2.1.3.2. Đặc điểm quy trình sản xuất, quy trình công nghệ

Là một công ty cơ khí nên sản phẩm của công ty rất đa dạng và phong phú. Các sản phẩm đều được sản xuất trên một quy trình công nghệ: Bắt đầu từ khâu lấy dấu - cắt - khoan - hàn - lắp thử - sơn (mạ) với nguyên liệu chính là thép. Sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu là theo đơn đặt hàng cho nên quy trình sản xuất bắt đầu là yêu cầu của khách hàng, tiếp đó căn cứ vào đơn đặt hàng, phòng kỹ thuật sẽ triển khai thiết kế sản phẩm, nếu khách hàng chấp nhận thì phòng kỹ thuật đưa bản thiết kế sản phẩm xuống phòng kế

hoạch. Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật cũng như định mức về nguyên vật liệu phòng kế hoạch nên kế hoạch mua vật tư thiết bị. Căn cứ vào yêu cầu nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm thủ kho cho xuất kho vật tư cho các phân xưởng sản xuất. Mỗi phân xưởng chuyên sản xuất chế tạo các sản phẩm khác nhau như: phân xưởng cơ khí chuyên sản xuất các chi tiết cơ khí, bu lông, bản mã,..., phân xưởng kết cấu thép thì sản xuất các kết cấu, cấu kiện bằng thép. Phân xưởng cơ điện phục vụ sửa chữa máy móc, quản lý trạm bơm vận tải điện.

Có thể tóm tắt quy trình sản xuất theo sơ đồ 02

Do sản phẩm của công ty là những sản phẩm có giá trị lớn sản xuất theo đơn đặt hàng như các sản phẩm cơ khí, cầu, đường giao thông có đặc điểm là thời gian thi công công trình và thời hạn quyết toán công trình dài nên doanh nghiệp thường phải ứng ra một lượng vốn lớn trong thời gian dài, ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vón và quy mô vốn. Nếu không có đủ vốn, doanh nghiệp sẽ phải vay nợ thêm để tài trợ cho phần vốn bị thiếu hụt. Từ đó, đẩy hệ số nợ của công ty lên cao. Ngoài ra dưới sự tác động của lạm phát cũng như các yếu tố khác làm giá cả các yếu tố đầu vào liên tục tăng, chi phí sản xuất đôi khi vượt quá giá trúng thầu cũng là một khó khăn lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt.

2.1.3.3. Các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu vào

Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh, các yếu tố đầu vào của công ty đa số là các yếu tố thuộc công nghiệp nặng nên thường có giá trị lớn. Hơn nữa, các công trình thường có thời gian thi công khá dài và tiền thi công nhận được khi đã hoàn thành được phần lớn hoặc kết thúc công trình nên công ty thường có khoản nợ phải trả nhà cung cấp khá lớn. Tuy nhiên là một doanh nghiệp có uy tín lâu dài, công ty đã tạo dựng được mối quan hệ tốt với các

nhà cung cấp nguyên liệu và máy móc. Nhìn chung, công ty có được nguồn cung ứng ổn định và có chất lượng cao.

2.1.3.4. Đặc điểm cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động

Trình độ sản xuất máy móc thiết bị và kho của công ty đảm bảo đáp ứng đươc theo nhu cầu về tiêu chuẩn đặt ra. Do hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng cầu, đường giao thông nên cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty thường có giá trị lớn cần một số lượng vốn đầu tư lớn. Mặt khác trong số các máy móc thiết bị và vật tư trên còn có nhiều loại vật tư máy móc luân chuyển theo các công trình đôi lúc gây khó khăn trong công tác quản lý.

Công ty có đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ có năng lực chuyên môn được đánh giá cao, có kinh nghiệm tổ chức và sản xuất. Đội ngũ công nhân lành nghề, được đào tạo cơ bản, có tay nghề giỏi, tác phong công nghiệp cũng như tính kỷ luật cao.Tính đến ngày 31/03/2010, công ty có tổng số lao động là 446 người, trong đó:

- Kỹ sư: 200 người. - Trung cấp: 52 người.

- Công nhân kỹ thuật: 194 người.

Do đặc thù của sản xuất xây dựng nên khi có công trình thi công, ngoài đội ngũ lao động của công ty, công ty thường sử dụng thêm lao động thuê ngoài.

2.1.3.5. Thị trường yếu tố đầu ra và vị thế cạnh tranh

a. Thị trường yếu tố đầu ra

Do sản phẩm của công ty sản xuất ra chủ yếu là theo đơn đặt hàng nên công ty đã rất tích cực tham gia đấu thầu và trúng thầu nhiều công trình xây dựng, đặc biệt là trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng cầu, đường giao thông – là hai thế mạnh của công ty.

b. Vị thế cạnh tranh

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp cơ khí nhưng với kinh nghiệm lâu năm và một số bí quyết công nghệ cũng như máy móc hiện đại và đội ngũ lao động nhiều kinh nghiệm, công ty đã dần dần khẳng định được vị thế trong lĩnh vực xây dựng nói chung cũng như trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng cầu, đường giao thông nói riêng.

Công ty đã tham gia vào nhiều công trình lớn trải dài từ Bắc vào Nam và một số công trình bên nước bạn Lào. Các công trình mà công ty đã hoàn thành có thể kể đến như: cầu Chương Dương, Bến Thủy, Yên Bái, Triều Dương, Ba Chẽ, Phong Châu, Đò Quan,…, cột Vi ba, cột truyền hình Láng Trung - Hà Nội, Lâm Đồng, Sông Bé, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa,…, chế tạo ván khuôn đúc hẫng dầm bê tông cầu Phù Đổng, cầu Bắc Ninh, cầu Sông Mã,…

2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (Bảng 01) đây (Bảng 01)

Bảng 01: Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2008-2009 STT ST Chỉ tiêu Đvt Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

1 Tổng giá trị tài sản bình quân trđ 196.221 202.951 203.721 2 Vốn cố định bình quân trđ 45.322 48.000 43.321 3 Vốn lưu động bình quân trđ 150.899 154.951 160.401

4 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

5 Doanh thu thuận bán hàng và cung cấp dịch vụ

trđ 78.884 108.792 102.309 6 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trđ 103 1.080 2.813 7 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

trđ 74 778 2.187

8 Số cổ phiếu đã phát hành CP 635.583 981.451 2.057.921 9 Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

(ROE) (% ) % 1,16 8,86 11,86 10 Thu nhập một cổ phần thường (EPS) VN Đ 116 793 1.063

Dựa vào bảng trên ta nhận thấy:

Tổng giá trị tài sản không c ó sự thay đổi lớn chứng tỏ quy mô tài sản của công ty không đổi. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua liên tục tăng lên. Đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của công ty trong thời gian qua. Nhưng để có được những đánh giá xác đáng về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thì cần phải đi sâu vào phân tích thực trạng tài chính của công ty.

2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm qua2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn hoạt động kinh doanh 2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn hoạt động kinh doanh 2.2.1.1. Thuận lợi

Thứ nhất, Với quyết định cổ phần hoá, chuyển đổi công ty thành công

ty cổ phần đã tạo đà và mang lại cho công ty nhiều lợi ích lớn. Trước tiên là tăng tính tự chủ, năng động hơn trong kinh doanh, có cơ hội phát triển lớn hơn so với trước đây chỉ trông chờ vào vốn đầu tư thiếu hụt và các kế hoạch sản xuất kinh doanh định trước của các cấp quản lý Nhà nước. Công ty có thể mở mang kinh doanh, thuê nhân công theo nhu cầu, không bị động chờ vào phần kinh phí mà ngân sách Nhà nước cấp hàng năm và nguồn nhân lực theo định biên của Nhà nước. Hơn nữa, công ty có thể tham gia vào các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án vốn ODA . Các nguồn vốn này đang lớn lên hàng năm và điều kiện của các tổ chức cho vay vốn là các doanh nghiệp phải không trực thuộc quản lý Nhà nước của bộ chủ quản. Do đó, cổ phần hoá tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc huy động vốn của công ty trong sự phát triển lâu dài.

Thứ hai, Việt Nam ra nhập WTO cũng là một thuận lợi lớn được mở ra

Thăng Long nói riêng về khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, thu hút đầu tư nước ngoài và tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhiều hơn. Nhờ đó mà doanh nghiệp có điều kiện đổi mới sản xuất, mở rộng liên doanh, liên kết, nâng cao năng xuất, tiết kiệm chi phí về nhân công, nguyên liệu, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn mới, bảo đảm thúc đẩy quá trình phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thứ ba, hiện nay, nền kinh tế đất nước đang đi vào ổn định và phát

triển với tốc độ cao (tốc độ tăng trưởng trung bình 8,1%/ năm), nhu cầu xây dựng công nghiệp và dân dụng ngày càng tăng, cơ chế chính sách ngày một thông thoáng tạo điều kiện cho công ty mở rộng và phát triển.

Thứ tư, Công ty Cổ phần Cơ Khí 4 và Xây Dựng Thăng Long được

thành lập từ lâu, đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Hiện nay đã tạo cho mình một chỗ đứng trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng cầu đường.

Thứ năm, công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề có khả năng

tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bạn hàng.

2.2.1.2. Khó khăn

Thứ nhất, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hiện

nay rất nhiều. Cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, gia nhập vào WTO đã làm tăng thêm sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty phải có sự cố gắng lớn để có thể khẳng định được vị trí nổi bật của mình so với các công ty khác trước chủ đầu tư bằng giá thành thấp nhưng chất lượng công trình vẫn đảm bảo.

Thứ hai, địa bàn thi công dàn trải gây nhiều khó khăn cho công tác

Thứ ba, do đặc điểm sản phẩm của công ty là các công trình thi công xây lắp, đường bộ, cầu,... Số vốn ứng ra chủ yếu là vốn vay nhưng còn nhiều bất cập ở khâu nghiệm thu, quyết toán các công trình đối với các chủ đầu tư. Có nhiều trường hợp, chủ đầu tư không quyết toán hết mà giữ lại để bảo hành công trình, trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi vay cho các nguồn vốn vay từ bên ngoài do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Thứ tư, khoảng thời gian công ty cổ phần hoá chưa phải là dài, do đó

trong công tác quản lý gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, công ty còn gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Do sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng, để hoàn thành một công trình đòi hỏi một thời gian dài và vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, khi tham gia xây dựng các công trình, công ty chỉ được ứng trước số vốn bằng 10% giá trị của công trình theo giai đoạn thi công mà số vốn tự có không đủ, vì vậy công ty phải vay vốn từ bên ngoài để thi công.

2.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh toán và Báo cáo kết quả kinh doanh

Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh. Sau đây, ta sẽ đi sâu vào các nội dung phân tích sau:

2.2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty qua Bảng cân đối kế toán kế toán

Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán, ta có thể đánh giá khái quát về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong năm qua của công ty như sau:

Qua Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản, ta thấy giá trị tổng tài sản cuối năm so với đầu năm đã tăng thêm 14.178 trđ với tỷ lệ tăng là 7.21%. Điều này chứng tỏ, trong năm 2009 công ty đã có sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Xét về mặt kết cấu, TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn (>75%) trong tổng tài sản của công ty tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm. Trong năm, TSDH và TSNH của doanh nghiệp đều tăng. Để hiểu rõ sự thay đổi này, ta đi sâu vào phân tích chi tiết các khoản mục sau:

Tài sản ngắn hạn

So với đầu năm thì TSNH cuối năm tăng thêm 12.810 trđ với tỷ lệ tăng là 8,32% làm cho tỷ trọng trong tổng tài sản tăng 0,81% từ 78,32% lên 79,13%, cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.Nguyên nhân của sự biến động này là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên trong khi đó hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác giảm. Cụ thể:

- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm so với đầu năm tăng khá mạnh 7.316 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 416% làm cho tỷ trọng tiền và tương đương tiền tăng 4,30% so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Nếu so sánh với sự tăng của các khoản nợ ngắn hạn (8.461 trđ) thì việc tăng của các khoản tiền và tương

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w