a. Số vòng quay hàng tồn kho (Bảng 15)
Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ vốn tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào từng loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm. Việc dự trữ hàng tồn kho hợp lý có vai trò như một tấm đệm an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ
kinh doanh. Đối với Công ty Cổ phần Cơ Khí 4 và Xây Dựng Thăng Long là một doanh nghiệp thi công các công trình theo đơn đặt hàng nên vốn tồn kho của công ty tương đối cao.
Năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho có xu hướng tăng lên đồng nghĩa với số ngày một vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống. Cụ thể, khi xem xét tình hình hàng tồn kho của công ty năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho giảm 0,16 vòng, từ mức 1,32 vòng xuống 1,16 vòng. Theo đó, số ngày một vòng quay hàng tồn kho tăng từ 273 ngày lên 309 ngày, tăng 36 ngày. Nguyên nhân tốc độ luân chuyển hàng tồn kho giảm là do năm 2009 tốc độ giảm của hàng tồn kho bình quân (0,1%) nhỏ hơn tốc độ giảm của giá vốn hàng bán (11,87%). Hàng tồn kho bình quân của công ty hầu như không thay đổi nhiều. Trong khi đó, giá vốn hàng bán lại giảm. Điều này như đã phân tích ở phần báo kết quả kinh doanh, một phần là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm nhưng một phần cũng là do nỗ lực của công ty trong việc tiết kiệm chi phí, đặc biệt ở khâu sản xuất. Đi phân tích sâu về hàng tồn kho, ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm phần lớn trong hàng tồn kho. Đây là điều dễ hiểu và hợp lý vì công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên NVL, CCDC và hàng hoá tồn kho là không cần dự trữ quá nhiều. Hơn nữa công ty lại có các nhà cung cấp truyền thống sẵn sàng cung cấp NVL, CCDC với giá cả hợp lý khi công ty có nhu cầu, ngoài ra giá cả NVL, CCDC năm 2009 cũng không có sự biến động quá lớn như năm 2008. Sở dĩ, chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cuối năm 2009 có giảm đi là do cuối năm công ty có hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tư một số công trình có giá trị lớn và được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán như công trình khe co giãn cáp Sài Gòn Trung Ương, cột ăng ten Quảng Ninh, công trình cầu 70, …
2008, ta cũng không đánh giá là khuyết điểm của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong thời gian tới, công ty vẫn cần phải có biện pháp quản lý chăt chẽ hơn nữa để đảm bảo tồn kho hợp lý, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b. Kỳ thu tiền trung bình (Bảng 16)
Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu năm 2009 giảm, số vòng quay các khoản phải thu khách hàng năm 2009 là 1,82 vòng giảm 0,33 vòng so với năm 2008. Cùng với đó, kỳ thu tiền trung bình tăng 31 ngày từ 167 lên 198 ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là do trong khi doanh thu bán hàng có thuế giảm thì các khoản phải thu lại tăng.
Trong các khoản phải thu ta thấy các khoản phải thu của khách hàng chiếm phần lớn và tăng đáng kể so với năm 2009 mặc dù doanh thu trong năm giảm đi chủ yếu là do vào thời điểm cuối năm doanh nghiệp đã hoàn thành và bàn giao một số công trình lớn, chủ đầu tư đã chấp nhận thanh toán nhưng vẫn chưa trả tiền, do đó gây ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Xem xét chi tiết các khoản phải thu năm 2009, ta thấy có 67,66% là các khoản phải thu chưa đến hạn, 27,76% đến hạn, 4.58% quá hạn, 3.06% nợ khó đòi. Tuy nhiên, với các khoản nợ khó đòi này công ty chỉ mới đưa vào sổ theo dõi mà chưa thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, chưa có biện pháp mạnh để đốc thúc việc thu hồi nợ. Như vậy, công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn. Nếu quản lý không tốt các khoản phải thu, để tình trạng này kéo dài dẫn đến khó đảm bảo vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, còn có thể phát sinh thêm một số khoản chi phí mới như chi phí đòi nợ, chi phí thu hồi nợ, … Do đó cần phải củng cố công tác thu hồi nợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tránh ứ đọng vốn trong khâu thanh toán. Đặc biệt cần phải trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động là bộ phận không thể thiếu của vốn kinh doanh. Đánh giá hiệu suất sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng và thường được xem xét thông qua các chỉ tiêu như số vòng quay vốn lưu động, kỳ luân chuyển vốn lưu động, số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí, hàm lượng vốn lưu động.
Số vòng quay vốn lưu động năm 2009 so với năm 2008 đã giảm 0,06 vòng, từ 0,7 vòng xuống 0,64 vòng. Kỳ luân chuyển vốn lưu động tăng 51 ngày, từ 513 ngày lên 564 ngày. Vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đã có sự giảm sút so với năm trước. Nguyên nhân là do doanh thu thuần trong năm của công ty giảm trong khi đó vốn lưu động bình quân lại tăng. Có thể nói là sự đầu tư tăng thêm vào vốn lưu động chưa đem lai hiệu quả. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm sẽ làm cho vốn bị ứ đọng, từ đó làm tăng chi phí sử dụng vốn của công ty dẫn đến số vốn bị lãng phí là rất lớn, 14.494 trđ. Công ty cần xây dựng và thực hiện các biện pháp tích cực để thúc đẩy tăng doanh thu, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Mặc dù, tốc độ luân chuyển vốn lưu động chậm là đặc trưng của các công ty trong lĩnh vực xây dựng nhưng khi so sánh với các công ty khác trong cùng ngành ta thấy tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty vẫn là quá chậm. Công ty cần nhanh chóng tìm ra biện pháp để giải quyết vấn đề này.
d. Hiệu suất sử dụng vốn cố định (Bảng 18)
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn kinh doanh nói chung. Quy mô vốn cố định quyết định đến trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh, từ đó ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cho phép đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ.
được 2,67 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2009, mỗi đồng vốn cố định công ty sử dụng tạo ra 2,36 đồng doanh thu thuần. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp giảm, mỗi đồng vốn cố định công ty sử dụng năm 2009 tạo ra số doanh thu thuần ít hơn năm 2008 là 0,31 đồng. Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên là do vốn cố định bình quân tăng tuy nhiên doanh thu thuần lại giảm. Trong năm, công ty đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một số tài sản cố định phục vụ cho sản xuất nhưng lai chưa có sự đầu tư tương ứng mà chủ yếu tài sản cố định được mua mới trong kỳ là để phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Từ đó không những không đem lại sự tăng trong doanh thu mà còn làm giảm doanh thu.
Đi sâu vào phân tích thực trạng TSCĐ của doanh nghiệp, ta thấy phần lớn máy móc thiết bị thi công của công ty đã cũ và lạc hậu. Giá trị còn lại chỉ khoảng gần 50% trong khi công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Do vậy, chi phí sử dụng máy thi công khá cao trong giá thành công trình, làm giảm hiệu suất sử dụng tài sản cố định, kết cục dẫn tới giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định. Vì thế nên khi so sánh với một số các công ty khác trong cùng ngành, ta thấy hiệu suất sử dụng vốn cố định của công ty là khá thấp. Vấn đề đặt ra cho công ty trong những năm tới là cần xem xét lại chính sách đầu tư, huy động vốn thích hợp để tăng tài trợ cho các tài sản dài hạn, nâng cao năng lực sản xuất từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trong các khoản đầu tư tài chính dài hạn, công ty có nắm giữ cổ phiếu của Công ty Cổ phần bê tông Thăng Long (khoảng 3.130 trđ), tuy nhiên khoản đầu tư này vẫn chưa đem lại hiệu quả cho công ty. Doanh thu từ hoạt động tài chính trong năm của công ty chỉ có lãi tiền gửi, tiền cho vay mà chưa có khoản lãi do đầu tư vào công ty liên doanh.
Trong phần trên, ta đã đánh giá được hiệu suất sử dụng từng bộ phận vốn riêng lẻ. Tuy nhiên để có cái nhìn tổng quát hơn tình hình sử dụng vốn của công ty trong năm qua, ta cần đánh giá hiệu suất sử dụng của toàn bộ vốn kinh doanh.
Tốc độ luân chuyển vốn của công ty đang trong năm giảm. Năm 2008 vòng quay toàn bộ vốn đạt 0,54 vòng, sang năm 2009 giảm còn 0,5 vòng. Xem xét cụ thể, năm 2009, cứ 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 0,5 đồng doanh thu thuần giảm 0,04 đồng so với năm 2008. Nguyên nhân là do doanh thu thuần trong năm của công ty giảm trong khi đó vốn kinh doanh tăng nhẹ. Cả 2 năm hiệu quả mỗi đồng vốn bỏ ra so với hệ số trung bình của ngành là khá thấp. Kết thúc một năm mà toàn bộ vốn của công ty chưa quay hết một vòng.
Tóm lại, qua phân tích ta thấy, hiệu quả sử dụng vốn của công ty xét cả
trên tổng thể và từng bộ phận đều thấp so với hệ số trung bình ngành, hơn nữa lại có xu hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động của công ty đang có chiều hướng đi xuống. Công ty cần đặc biệt lưu ý, trong kỳ tới cần có những biện pháp cấp bách để giải quyết vấn đề này.