Phân tích khả năng sinh lời theo phương pháp Dupont (Sơ đồ03)

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 82 - 83)

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là vấn đề được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhất, nó là kết quả tổng hợp của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý mà doanh nghiệp đã thực hiện. Để thấy được sự tác động của mối liên hệ giữa việc tổ chức, sử dụng vốn và tổ chức tiêu thụ tới mức sinh lời của vốn chủ sở hữu, người ta sử dụng một phương pháp phân tích tài chính đặc trưng, đó là phân tích Dupont.

Bằng phương pháp toán học, ta có thể thiết lập được phương trình Dupont biểu diễn mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là:

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) = Hệ số lãi ròng (ROS) x Vòng quay toàn bộ vốn (Lv) x Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính Căn cứ vào số liệu thực tế tại Công ty Cổ phần Cơ Khí 4 và Xây Dựng Thăng Long, ta có:

ROE = 2,14% x 0,5 x 11,05 = 11,86%

Qua công thức trên, ta thấy: tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu chịu tác động của 3 nhân tố chủ yếu là hệ số lãi ròng (tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu), vòng quay toàn bộ vốn và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính.

- Nếu hệ số lãi ròng tăng thêm 1% thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm 5,54%;

- Nếu vòng quay toàn bộ vốn tăng thêm 1 vòng thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng thêm 23,72%;

- Nếu công ty gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính thêm 1 lần thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu sẽ tăng 1,07%.

Từ đó, muốn gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu thì công ty phải sử dụng một cách có hiệu quả các tài sản hiện có, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn (tăng Lv), tiết kiệm chi phí, mở rộng qui mô sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (tăng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu) và gia tăng đòn bẩy tài chính.

Tuy nhiên,trong điều kiện tình hình tài chính hiện tại của công ty, chúng ta không nên gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính nữa, bởi như vậy sẽ phải tăng vay nợ, hoặc giảm quy mô vốn kinh doanh, giảm vốn chủ sở hữu. Công ty nên tập trung sử dụng tài sản hiện có một cách hiệu quả nhất, thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng, mở rộng thị trường để từ đó tăng lợi nhuận. Đó mới là định hướng phát triển bền vững và phù hợp nhất với tình hình thực tế hiện tại ở Công ty Cổ phần Cơ Khí 4 và Xây Dựng Thăng Long.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 82 - 83)