Những hạn chế cần khắc phục

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 87 - 90)

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bên cạnh những thành tích mà công ty đã đạt được thì vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục.

Thứ nhất, hiệu quả hoạt động kinh doanh có sự cải thiện đáng kể so

với năm trước nhưng chưa cao, chưa tương xướng với tiềm lực phát triển của công ty. Hoạt động tài chính luôn đem lại lợi nhuận âm khiến cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh cao nhưng lợi nhuận hoạt động kinh doanh chung không cao.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn thấp. Công ty chưa

khai thác hết năng lực nội tại. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn cố định đều giảm so với năm trước. Tỷ suất sinh lời của tài sản cũng sụt giảm. Các khoản phải thu tăng lên, một lượng vốn lớn bị chiếm dụng, làm cho vòng quay các khoản phải thu giảm, gây hiện tượng ứ đọng vốn. Công ty cần nâng cao quản lý và đôn đốc chặt chẽ công tác thu hồi nợ. Công ty cũng chưa quan tâm đến các hoạt động đầu tư sinh lời của đồng tiền nhàn rỗi, điều này sẽ làm giảm tính đa dạng trong hoạt động kinh doanh, giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Thứ ba, hệ số nợ khá cao, nguồn vốn của công ty chủ yếu được hình thành từ vay nợ bên ngoài. Vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Điều này đã làm giảm đi tính tự chủ trong việc tổ chức nguồn vốn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng mức độ nguy hiểm và rủi ro tài chính, gây căng thẳng về tài chính. Việc vay nợ quá nhiều cũng đẩy chi phí lãi vay tăng quá cao, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn của công ty trong thời gian tới.

Thứ tư, cơ cấu tài sản của công ty là chưa phù hợp.

Tài sản ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và có xu hướng gia tăng, trong đó chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho. Chứng tỏ, mặc dù có nhiều có gắng nhưng lượng vốn trong thanh toán của công ty vẫn bị tồn đọng nhiều. Vẫn biết, muốn mở rộng thị trường tiêu thụ thì công ty cũng phải chấp nhận có những ưu đãi nhất định cho khách hành trong việc thanh toán nhưng việc duy trì một tỷ trọng quá lớn các khoản phải thu cũng đặt công ty trước nguy cơ mất vốn, lãng phí vốn vay, không tận dụng hết khả năng sinh lời của vốn. Trong khi công ty phải đi vay và trả lãi thì vốn của công ty lại bị khách hàng chiếm dụng quá nhiều. Đáng chú ý hơn nữa là trong các khoản nợ phải thu thì nợ phải thu quá hạn và nợ khó đòi chiếm tới gần 10%, nhưng công ty lại chưa có biện pháp mạnh để thu hồi nợ, cha thực hiện việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

Về tài sản dài hạn, công ty chưa chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để phục vụ sản xuất. Tài sản dài hạn, đặc biệt là tài sản cố định chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản và quy mô đang bị thu hẹp dần do trong năm công ty đã tiến hành thanh lý và nhượng bán một số máy móc thiết bị mà chưa có sự đầu tư tương ứng. Số tài sản còn lại chủ yếu là các loại máy móc cũ, lạc hậu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất, hiệu quả sản xuất, hiệu quả thi công cũng như tiến độ và

chất lượng của những công trình mà công ty đang xây dựng. Đồng thời, đó cũng là một bất lợi trong quá trình cạnh tranh khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu với các công ty khác trong ngành.

Thứ năm, do mới cổ phần hóa nên công ty đã chưa chú trọng tới công

tác tìm kiếm các hợp đồng xây dựng bên ngoài mà chỉ thực hiện các hợp đồng do tổng công ty bàn giao, làm cho doanh thu hợp đồng xây lắp và cung cấp dịch vụ trong năm giảm.

Thứ sáu, ngoài các kênh truyền thống là ngân hàng, các tổ chức tín

dụng và các cổ đông thì công ty vẫn chưa biết tận dụng và khai thác nhiều kênh huy động vốn khác như phát hành trái phiếu hoặc sử dụng các hình thức thuê tài sản,...

Kết luận: Qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình tài chính hiện tại

của công ty, ta thấy được thực trạng tình hình tài chính của công ty, nhìn nhận những ưu điểm cũng như những hạn chế còn tồn tại. Để khắc phục những yếu kém còn tông tại và phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được, cần có những giải pháp tài chính cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của công ty, phù hợp với tình hình của nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đưa công ty ngày

CHƯƠNG III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN CƠ KHÍ 4 VÀ XÂY DỰNG THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w