Việc phân tích các hệ số tài chính đặc trưng đã cho ta thấy cái nhìn cụ thể về tình hình tài chính của công ty. Tuy nhiên nó lại chưa chỉ ra rằng vốn mà công ty đang sử dụng được lấy từ đâu và công ty đã sử dụng vốn đó vào việc gì. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
- Về tình hình tổ chức nguồn vốn
Trong năm 2009, doanh nghiệp đã huy động được thêm 54.102 trđ. Vốn tăng thêm chủ yếu được huy động từ việc phát hành thêm cổ phiếu thường để huy động vốn từ chủ sở hữu 919,9%) và thu được một khoản thặng dư vốn cổ phần (5,15%), từ việc tăng lợi nhuận sau thuế 2,6%, giảm vốn bị ứ
đọng ở hàng tồn kho (10,5%) và chi phí trả trước ngắn hạn (7,29). Ngoài ra, công ty cũng gia tăng khả năng chiếm dụng vốn từ các chủ thể khác, cụ thể: chiếm dụng của Nhà nước khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách thêm 3.583 trđ (6,62%), chiếm dụng từ khách hàng khoản người mua trả tiền trước 10.359 trđ (19,15%), từ người lao động 0,85% và từ các đối tượng khác 14,65%. Bên cạnh đó, công ty có thể tận dụng nguồn vốn khấu hao đẻ tài trợ cho các nhu cầu ngắn hạn về vốn khác trước khi thực hiện tái sản xuất giản đơn TSCĐ, 0,12%.
Nhìn chung, nhận thức được mức độ nguy hiểm của việc sử dụng nợ vay quá mức nên trong năm công ty chú trọng huy động vốn dài hạn của chủ sở hữu. Điều này là một dấu hiệu tốt, thể hiện mức độ độc lập tụ chủ và an toàn tài chính của công ty tăng. Tuy nhiên, thực tế tỷ lệ vay nợ của công ty vẫn rất lớn, đặc biệt với đặc điểm của nghành xây dựng cần một lượng vốn lớn trong thời gian dài, nên trong thời gian tới công ty cần chú trọng huy động thêm nguồn vốn dài hạn, nâng cao hiệu quả đồng vốn đưa vào sử dụng để tăng được vốn chủ nội sinh.
- Về tình hình sử dụng vốn
Số vốn mà công ty huy động được chủ yếu dùng để bổ sung tài sản kinh doanh, đặc biệt là tài sản ngắn hạn, cụ thể: phải thu khách hàng tăng 15.728 trđ (chiếm tỷ trọng nhiều nhất 29,07%), tiền mặt tăng 7.316 trđ (chiếm 13,52%), tài sản dài hạn khác tăng 7.132 trđ (chiếm 13,52%). Số vốn trong thanh toán tăng nhiều nhất thể hiện vốn bị chiếm dụng tăng lên. Trong kỳ công ty đã cấp thêm tín dụng cho người khác trong khi công ty đang phải vay nợ nhiều. Vì vậy, công ty phải có biện pháp quản lý các khoản phải thu, tránh tình trạng ứ đọng lâu gây ách tắc vốn cho sản xuất kinh doanh và làm tăng chi phí sử dụng vốn. Ngoài ra, công ty cũng nên xem xét lại nhu cầu về vốn bằng tiền để có kế hoạch dự trữ một lượng vừa đủ tránh dự trữ tiền quá nhiều.
Ngoài bổ sung tài sản kinh doanh, công ty cũng đã sử dụng số vốn huy động được để trả nợ. Đáng lưu ý có khoản vay và nợ ngắn hạn giảm 12,895 trđ (chiếm 23,83%), phải trả dài hạn khác giảm 9.007 trđ (chiếm 16,65%), phải trả người bán giảm 972 trđ (1,8%), vay nợ dài hạn giảm 0,73%. Trong kỳ công ty đã có cố gắng giảm vay nợ vừa giảm được chi phí sử dụng vốn vừa tăng mức độ an toàn về mặt tài chính. Tuy nhiên, khoản phải trả người bán lại giảm trong khi phải thu khách hàng lại tăng chứng tỏ công ty không những không tận dụng được vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp mà còn bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn.
Như vậy, nhìn chung trong năm công ty đã huy động và sử dụng vốn
hợp lý. Trong năm tới, công ty cần tiếp tục tăng huy động vốn dài hạn đặc biệt là tăng vốn chủ nội sinh từ hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, công ty cũng cần đôn đốc quản lý các khoản phải thu, nâng cao khả năng thu hồi nợ, đồng thời thường xuyên theo dõi các khoản nợ cũng như chú trọng đến việc chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp.