Nhóm các hệ số phản ánh khả năng sinh lời (Bảng 20)

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 77 - 82)

Hệ số sinh lời là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là kết quả của hàng loạt các biện pháp và quyết định quản lý của doanh nghiệp. Đánh giá khả năng sinh lời thường được xem xét thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

a. Tỉ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu – ROS

Năm 2008, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp chỉ thu được 0,71 đồng lợi nhuận sau thuế, đến năm 2009 trong 100 đồng doanh thu thuần đã có 2.03 đồng lợi nhuận sau thuế, tăng lên đáng kể so với năm 2008, khoảng 201,41%. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do là khoản chi phí lãi vay

của năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008 do chính sách hỗ trợ lãi suất của chính phủ cùng với việc giảm các khoản vay và nợ của doanh nghiệp và việc tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 16.567 trđ (118,27%). Ngoài ra, khoản lợi nhuận khác của công ty trong năm cũng giảm mạnh so với năm 2008, nguyên nhân là do trong năm 2008 doanh nghiệp đã tiến hành thanh lý, nhượng bán một số lượng rất lớn tài sản cố định đã cũ hoặc không có nhu cầu sử dụng nữa. Nhưng mức độ tăng của lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn lớn hơn mức giảm của lợi nhuận khác. Kết quả là làm lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên đáng kể mặc dù doanh thu trong năm có giảm nhẹ.

Khi so sánh với các công ty khác trong cùng ngành, ta thấy tuy trong năm công ty đã có những tiến bộ đáng kể đem lại sự gia tăng đáng kể cho tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu nhưng hệ số này của công ty nhìn chung là thấp. Chủ yếu là do hệ số nợ ở mức cao đã đẩy chi phí lãi vay tăng cao, làm cho phần lợi nhuận còn lại không nhiều. Như vậy, trước thực trạng trên, trong năm tới công ty phải có nhiều nhiều cố gắng hơn nữa nhằm nâng dần tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần.

b. Tỉ suất sinh lời kinh tế của tài sản - ROAE

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE) năm 2009 là 3,45%, tăng đáng kể so với năm 2008 (430,77%). Như vậy với 100 đồng tài sản công ty sử dụng trong năm 2009 tạo ra được 3,45 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, nhiều hơn năm 2008 là 2,8 đồng. Nguyên nhân làm cho tỷ suất này tăng như vậy chủ yếu là do trong năm 2009 lợi nhuận trước lãi vay và thuế của công ty tăng lên đáng kể.

thu nhập doanh nghiệp, ta có thể xem xét thêm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản từ hoạt động sản xuất kinh doanh vì đây là mới là hoạt động chính đem lại nguồn thu chủ yếu và lâu dài cho doanh nghiệp . Ta thấy tỷ suất này lại tăng lên đáng kể từ 0,78% lên 3,64%. Điều này chứng tỏ hiệu quả của hoạt động chính của năm 2008 thấp hơn năm 2009. Chủ yếu là do năm 2009 công ty đã tiết kiệm được chi phí sản xuất, cải thiện được chỉ tiêu giá vốn hàng bán. Như vậy, hệ số lãi ròng của công ty trong năm 2009 đã tăng lên đáng kể so với năm 2008. Đây được coi là là thành tích của doanh nghiệp trong việc quản lý chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu xem xét trong bối cảnh nền kinh tế và mức độ phát triển hiện nay thì tỷ suất này đang còn thấp. Do đó, trong thời gian tới công ty cần có biện pháp nhằm tăng doanh số bán ra, thực hiện tốt công tác quản lý chi phí và gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy kinh doanh để gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế, từ đó nâng cao tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản.

c. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh - TSV

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế từ các hoạt động trên vốn kinh doanh năm 2008 là 0,53%, sang đến năm 2009 tỷ số này là 1,38%. Điều này là do khoản chi phí lãi vay phải trả trong năm 2009 giảm đáng kể so với năm 2008. Tuy nhiên, sau khi tính đến tác động của lãi vay thì tỷ suất sinh lời của tài sản công ty là rất thấp. Vì thế, công ty cần nỗ lực hơn nữa để phát huy hiệu quả các chính sách làm gia tăng lợi nhuận, hạn chế sử dụng vốn vay.

d. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh – ROA

Có một điều bất lợi đối với Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây Dựng Thăng Long là bắt đầu từ năm 2007 – cũng chính là năm công ty tiến hành côt phần hóa thì những ưu đãi về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các DNNN khi chuyển đổi sang hình thức Công ty Cổ phần đã không còn

hiệu lực nữa. Điều này đã gián tiếp làm giảm tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh của công ty trong năm qua.

Năm 2009, chỉ số ROA của công ty đạt 1,07%, trong khi năm 2008 chỉ số ROA chỉ là 0,38%. So với năm 2008, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động kinh doanh tăng nhiều. Nhưng nhìn chung, nếu so sánh với các công ty xây lắp khác thì quy mô lợi nhuận của công ty vẫn còn rất nhỏ, kéo theo tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh thấp. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp trong ngành là 3,5%. Vấn đề quan trọng đặt ra đối với công ty là phải quản lý và sử dụng vốn một cách hiệu quả, sử dụng các loại đòn bẩy một cách hợp lý nhằm gia tăng lợi nhuận, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.

e. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu – ROE

Năm 2009, hệ số này là 11,88%. Như vậy, năm 2009 so với năm 2008, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng thêm 3%. Nguyên nhân đẫn đến sự giá tăng đáng kể của tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty là do trong năm 2009, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu bình quân.

Nhìn chung, vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vố kinh doanh. Công ty thường duy trì một hệ số nợ tương đối cao, điều đó cũng có nghĩa là công ty sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Nếu đem so sánh ROAE với lãi suất vay nợ bình quân của công ty thì thấy: năm 2009, ROAE của công ty thấp hơn so với lãi suất vay nợ mà công ty thường huy động được. Như vậy, đòn bẩy tài chính có tác động khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong năm, đồng thời cũng ẩn chứa rủi ro tài chính lớn đối với công ty. Vì vậy, mặc dù việc sử dụng đòn bẩy tài chính đã phát huy tác dụng tích cực tuy nhiên với tình trạng hệ số nợ quá cao như hiện

nay công ty không nên nâng cao mức độ tác động của đòn bẩy tài chính hơn nữa vì như vậy rủi ro lài chính sẽ là rất lớn.

Khi so với mức trung bình của ngành là 14.01% thì thấy rằng, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của công ty là khá thấp. Do đó, trong thời gian tới, công ty cần phải cố gắng nâng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu nhưng không phải bằng cách giảm vốn chủ hay vay nợ thêm. Với tình hình hiện tại, công ty không nên gia tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính nữa bởi lẽ nếu tăng thêm vay nợ thì công ty sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro tài chính và nguy cơ mất khả năng thanh toán. Giải pháp an toàn và lâu dài là công ty cần gia tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu, thực hiện tốt công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giảm vay nợ ngắn hạn và cố gắng tăng vốn chủ sở hữu.

f. Thu nhập một cổ phần thường – EPS

Do mới chuyển đổi từ DNNN sang mô hình CTCP nên công ty vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành, tổ chức và quản lý. Vì vậy, kết quả kinh doanh của công ty trong năm 2009 vẫn chưa cao. Lợi nhuận sau thuế thấp làm cho thu nhập một cổ phần thường cũng thấp. Năm 2009, thu nhập một cổ phần thường của công ty là 1,063 đồng, tăng 34,05% so với năm 2008. Khi so sánh với thu nhập một cổ phần thường trung bình của ngành là 2,484 đồng, ta thấy thu nhập một cổ phần thường của công ty vẫn còn thấp. Tuy vậy, do đây là thời điểm năm trong giai đoạn chuyển đổi mô hình hoạt động nên có được kết quả như trên cũng đã là đáng khích lệ. Và để thực hiện được mục tiêu chiến lược trong dài hạn là niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì công ty cần phải có biện pháp nhằm cải thiện hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh, nâng cao thu nhập một cổ phần thường.

Nhận xét: Nhìn chung, khả năng sinh lời của công ty năm 2009 của

doanh khả quan hơn. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là rất đáng khích lệ nhưng hiệu quả hoạt động tài chính còn kém khiến cho hiệu quả kinh doanh chung không cao. Do đó công ty cần cố gắng nỗ lực hơn nữa trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 77 - 82)