PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRONG NĂM QUA

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 46)

2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn hoạt động kinh doanh 2.2.1.1. Thuận lợi

Thứ nhất, Với quyết định cổ phần hoá, chuyển đổi công ty thành công

ty cổ phần đã tạo đà và mang lại cho công ty nhiều lợi ích lớn. Trước tiên là tăng tính tự chủ, năng động hơn trong kinh doanh, có cơ hội phát triển lớn hơn so với trước đây chỉ trông chờ vào vốn đầu tư thiếu hụt và các kế hoạch sản xuất kinh doanh định trước của các cấp quản lý Nhà nước. Công ty có thể mở mang kinh doanh, thuê nhân công theo nhu cầu, không bị động chờ vào phần kinh phí mà ngân sách Nhà nước cấp hàng năm và nguồn nhân lực theo định biên của Nhà nước. Hơn nữa, công ty có thể tham gia vào các dự án đầu tư nước ngoài, các dự án vốn ODA . Các nguồn vốn này đang lớn lên hàng năm và điều kiện của các tổ chức cho vay vốn là các doanh nghiệp phải không trực thuộc quản lý Nhà nước của bộ chủ quản. Do đó, cổ phần hoá tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc huy động vốn của công ty trong sự phát triển lâu dài.

Thứ hai, Việt Nam ra nhập WTO cũng là một thuận lợi lớn được mở ra

Thăng Long nói riêng về khả năng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn, thu hút đầu tư nước ngoài và tiếp nhận chuyển giao công nghệ nhiều hơn. Nhờ đó mà doanh nghiệp có điều kiện đổi mới sản xuất, mở rộng liên doanh, liên kết, nâng cao năng xuất, tiết kiệm chi phí về nhân công, nguyên liệu, rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn mới, bảo đảm thúc đẩy quá trình phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Thứ ba, hiện nay, nền kinh tế đất nước đang đi vào ổn định và phát

triển với tốc độ cao (tốc độ tăng trưởng trung bình 8,1%/ năm), nhu cầu xây dựng công nghiệp và dân dụng ngày càng tăng, cơ chế chính sách ngày một thông thoáng tạo điều kiện cho công ty mở rộng và phát triển.

Thứ tư, Công ty Cổ phần Cơ Khí 4 và Xây Dựng Thăng Long được

thành lập từ lâu, đã vượt qua nhiều khó khăn thử thách. Hiện nay đã tạo cho mình một chỗ đứng trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng cầu đường.

Thứ năm, công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề có khả năng

tiếp thu và ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của bạn hàng.

2.2.1.2. Khó khăn

Thứ nhất, số lượng các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hiện

nay rất nhiều. Cùng với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế, gia nhập vào WTO đã làm tăng thêm sức ép cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty phải có sự cố gắng lớn để có thể khẳng định được vị trí nổi bật của mình so với các công ty khác trước chủ đầu tư bằng giá thành thấp nhưng chất lượng công trình vẫn đảm bảo.

Thứ hai, địa bàn thi công dàn trải gây nhiều khó khăn cho công tác

Thứ ba, do đặc điểm sản phẩm của công ty là các công trình thi công xây lắp, đường bộ, cầu,... Số vốn ứng ra chủ yếu là vốn vay nhưng còn nhiều bất cập ở khâu nghiệm thu, quyết toán các công trình đối với các chủ đầu tư. Có nhiều trường hợp, chủ đầu tư không quyết toán hết mà giữ lại để bảo hành công trình, trong khi đó công ty vẫn phải trả lãi vay cho các nguồn vốn vay từ bên ngoài do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Thứ tư, khoảng thời gian công ty cổ phần hoá chưa phải là dài, do đó

trong công tác quản lý gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, công ty còn gặp khó khăn trong việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh. Do sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng, để hoàn thành một công trình đòi hỏi một thời gian dài và vốn đầu tư lớn. Trong khi đó, khi tham gia xây dựng các công trình, công ty chỉ được ứng trước số vốn bằng 10% giá trị của công trình theo giai đoạn thi công mà số vốn tự có không đủ, vì vậy công ty phải vay vốn từ bên ngoài để thi công.

2.2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh toán và Báo cáo kết quả kinh doanh

Phân tích khái quát tình hình tài chính công ty qua Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh sẽ cung cấp một cách tổng quát tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh. Sau đây, ta sẽ đi sâu vào các nội dung phân tích sau:

2.2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính công ty qua Bảng cân đối kế toán kế toán

Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán, ta có thể đánh giá khái quát về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn trong năm qua của công ty như sau:

Qua Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động của tài sản, ta thấy giá trị tổng tài sản cuối năm so với đầu năm đã tăng thêm 14.178 trđ với tỷ lệ tăng là 7.21%. Điều này chứng tỏ, trong năm 2009 công ty đã có sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Xét về mặt kết cấu, TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn (>75%) trong tổng tài sản của công ty tại cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm. Trong năm, TSDH và TSNH của doanh nghiệp đều tăng. Để hiểu rõ sự thay đổi này, ta đi sâu vào phân tích chi tiết các khoản mục sau:

Tài sản ngắn hạn

So với đầu năm thì TSNH cuối năm tăng thêm 12.810 trđ với tỷ lệ tăng là 8,32% làm cho tỷ trọng trong tổng tài sản tăng 0,81% từ 78,32% lên 79,13%, cao hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.Nguyên nhân của sự biến động này là do lượng tiền và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên trong khi đó hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác giảm. Cụ thể:

- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm so với đầu năm tăng khá mạnh 7.316 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 416% làm cho tỷ trọng tiền và tương đương tiền tăng 4,30% so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền ở đây chủ yếu là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Nếu so sánh với sự tăng của các khoản nợ ngắn hạn (8.461 trđ) thì việc tăng của các khoản tiền và tương đương tiền nói trên là hoàn toàn hợp lý. Nó thể hiện doanh nghiệp có đủ khả năng ứng phó đối với sự tăng lên của các khoản nợ ngắn hạn.

- Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối. Về số tuyệt đối tăng 15.121 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng 27,80%, về số tương đối thì trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tỷ trọng các khoản phải thu đầu năm là 33,76% đến cuối năm tăng đạt 35,33%. Do đặc điểm kinh doanh trong ngành cơ khí và xây dựng, giá trị các công trình thường lớn, chỉ cần một vài chủ đầu tư chậm thanh toán có thể kéo theo nợ

phải thu lớn nên việc tồn tại các khoản phải thu ngắn hạn lớn cũng là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngành.

Việc tăng các khoản phải thu ngắn hạn nói trên chủ yếu là do khoản chiếm tỷ trọng cao trong tổng các khoản phải thu cả về đầu năm lẫn cuối năm (>80%) là khoản phải thu của khách hàng tăng lên đáng kể so với đầu năm, tăng 15.728 trđ, tương ứng với tỷ lệ tăng là 33,71%. Phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng do về cuối năm công ty có hoàn thành và bàn giao thêm một số công trình nhưng chưa được chủ đầu tư thanh toán. Đây là khoản nợ tương đối lớn, do đó đòi hỏi công ty phải chủ động, có kế hoạch thu hồi, tránh ứ đọng vốn trong khâu thanh toán.

Các khoản trả trước cho người bán cuối năm so với đầu năm giảm 1.262 trđ, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,43% là do công ty đã giảm những hợp đồng mua hàng trả tiền trước.

Các khoản phải thu khác chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (<10%), tăng 655 trđ với tỷ lệ tăng 17,68% so với đầu năm.

- Hàng tồn kho là một khoản mục tài sản quan trọng trong doanh nghiệp và thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tài sản ngắn hạn, thể hiện năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Trong kì, lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp giảm nhẹ 5.683 trđ với tỷ lệ là 7,10% làm cho tỷ trọng của nó trong tài sản ngắn hạn giảm từ 51,98% xuốn còn 44,58%. Xem xét cụ thể các bộ phận của hàng tồn kho, ta thấy nguyên nhân là do công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và thành phẩm giảm trong khi đó nguyên liệu vật liệu tăng nhẹ và cũng chỉ chiếm tỷ trọng không lớn trong hàng tồn kho (dưới 20%). Trong hàng tồn kho của doanh nghiệp thì chi phí sản xuất kinh doanh dở dang luôn chiếm tỷ trọng lớn ở cả đầu năm và cuối năm (trên 75%). Nguyên nhân chủ yếu là do kết thúc năm 2009 vẫn còn nhiều hạng mục công trình công ty đang thi công dở dang. Điều này xuất phát từ đặc điểm là các

công trình xây dựng thường có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài. Tuy nhiên, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang so với đầu năm đã giảm 6.455 trđ tướng ứng với tỷ lệ là 10,01% là do về cuối năm công ty đã hoàn thành và bàn giao thêm một số công trình cho chủ đầu tư.

- Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong TSNH và trong đó chỉ có chi phí trả trước ngắn hạn, giảm 3.943 trđ tương đương với tỷ lệ 22,16% cũng tăng lên với số lượng khá lớn 12.5 tỷ, tỷ lệ tăng 536.14%. Trong năm, công ty tiến hành phân bổ hết số chi phí trả trước ngắn hạn của năm trước vào chi phí sản xuất kinh doanh năm nay và tiếp tục xuất dùng một số công cụ dụng cụ có giá trị lớn và sửa chữa lớn một số tài sản cố định.

Tài sản dài hạn

Cuối năm so với đầu năm thì quy mô TSDH của công ty có sự mở rộng, tăng nhẹ 1.366 trđ với tỷ lệ là 3,21%. Xét theo chiều dọc thì cả thời điểm đầu năm và cuối năm, TSDH đều chiếm một tỷ trọng nhỏ (chỉ khoảng 20%) trong tổng tài sản. Đây có thể coi là điều bất hợp lý vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thường cần nhiều loại náy móc thiết bị có giá trị lớn để đáp ứng nhu cầu sản xuất và thi công nhưng giá trị TSDH lại khá thấp. Tuy nhiên, đây cũng là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn ít nên không thể đầu tư nhiều vào TSCĐ, cơ cấu tài sản thường nghiêng về phần tài sản ngắn hạn.

- Ta thấy, TSDH của công ty chủ yếu là TSCĐ (luôn chiếm trên 75%), trong đó chủ yếu là TSCĐHH, không có TSCĐVH và một phần là chi phí xây dựng cơ bản dở dang. So với đầu năm, cuối năm TSCĐHH giảm nhẹ, 5.729 trđ với tỷ lệ 14,51%. Cụ thể:

Nguyên giá TSCĐHH có sự thay đổi, giảm 255 trđ (còn 74.300 trđ) với tỷ lệ giảm là 14,61% do trong năm qua công ty đã tiến hành thanh lý, chuyển

công cụ dụng cụ một số lượng các máy móc thiết bị nhưng lại chưa có sự đầu tư mới tương xứng. Công ty rất ít đầu tư mới tài sản cố định để mở rộng sản xuất mà khai thác triệt số tài sản cố định hiện có.

Ngoài ra, giá trị hao mòn lũy kế tăng 5.473 trđ (15,49%) làm cho giá trị hao mòn lũy kế cuối năm là 40.808 trđ. Nếu so sánh giá trị này với nguyên giá tài sản cố định thì giá trị này đã chiếm hơn một nửa nguyên giá của TSCĐHH, trong khi đó doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Điều này cho thấy máy móc thiết bị của công ty đã không còn mang yếu tố công nghệ hiện đại nữa mà đã cũ, đã lạc hậu và thanh lý mà chưa có sự trang bị mới. Mặc dù việc tài trợ cho TSCĐ đòi hỏi phải có lượng vốn lớn, tuy nhiên đây là việc cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng công trình, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của công ty. Trong những năm tới, Ban quản trị công ty cần quan tâm và có sự đầu tư thích đáng.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang cả đầu năm và của năm chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong TSCĐ của doanh nghiệp (dưới 1%) và không có sự thay đổi đáng kể.

- Trong TSDH thì các khoản đầu tư tài chính dài hạn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 7%) và cũng không có sự thay đổi lớn trong năm. Ngoài việc nắm giữ cổ phiếu của Công ty Cổ phần bê tông Thăng Long (khoảng 3.130 trđ), trong năm số trái phiếu mà công ty nắm giữ đã đến thời điểm đáo hạn tuy nhiên với giá trị cũng không lớn (37 trđ).

- Ngoài ra, trong năm công ty còn xuất hiện thêm một số tài sản dài hạn khác chủ yếu là vật tư luân chuyển.

Tóm lại, sự biến động trong tổng tài sản và từng loại tài sản cho thấy

trong năm 2009, công ty chưa có sự chú trọng đầu tư thêm máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh đáp ứng việc thi công các công trình. Trong năm, công ty hoàn thành và bàn giao một số công trình cho chủ đầu tư làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang từ đó làm cho hàng tồn

kho giảm. Bên cạnh đó, các khoản khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn thứ hai và cũng tăng là do đặc điểm của ngành xây lắp và một phần cũng do chính sách tài chính của công ty nhằm khuyến khích đối với các chủ đầu tư, nhưng cũng cho thấy tình hình thu hồi các khoản nợ của công ty chưa tốt. Nếu tình trạng này kéo dài thì e rằng khó có thể cung ứng đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của công ty.

b. Về cơ cấu nguồn vốn (Bảng 03)

Từ bảng số liệu trên, ta thấy tổng tài sản được hình thành từ hai nguồn vốn là nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. ở cả đầu năm và cuối năm, nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn (hơn 85%). Điều này chứng tỏ chính sách huy động vốn của công ty chủ yếu là dựa vào bên ngoài. Điều này làm giảm tính độc lập, tính chủ động trong việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời mức độ mạo hiểm và rủi ro tài chính cũng cao. Tuy nhiên, dấu hiệu khả quan ở đây là sự tăng lên của vốn chủ sở hữu, và giảm đi của nợ phải trả. Mặc dù, sự chênh lệch tăng giảm không nhiều nhưng điều này đã phần nào làm cho mức độ độc lập, tự chủ của công ty tăng lên.

Nợ phải trả: như có thể thấy qua bảng phân tích, tài sản của công ty nhận được nguồn tài trợ chủ yếu từ nợ phải trả. Tuy nhiên, so với đầu năm, cuối năm nợ phải trả đã giảm 942 trđ với tỷ lệ là 0,51% làm cho tỷ trọng của nó trong tổng nguồn vốn giảm 6,80%, từ 94,47% xuống 87,67%. Trong cơ cấu nợ phải trả thì nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn ở cả đầu năm và cuối năm (khoảng 70%) còn lại là nợ dài hạn. Thêm vào đó cuối năm nợ ngắn hạn tăng và nợ dài hạn lại giảm so với đầu năm, chứng tỏ doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn nợ dài hạn. Tuy nhiên, một điều đáng lưu ý là mặc dù việc ưu tiên sử dụng vốn ngắn hạn sẽ cho phép doanh nghiệp giảm chi

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty CP cơ khí 4 và xây dựng Thăng Long (Trang 46)