2.2.3.1. Nhóm các hệ số phản ánh khả năng thanh toán
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết thể hiện ở khả năng thanh toán. Sau đây, ta sẽ tiến hành phân tích khả năng thanh toán của công ty qua một số chỉ tiêu:
a. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (hệ số thanh toán nợ ngắn hạn)
(Bảng 06)
Hệ số này là thước đo khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty. Nó thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.
Quan sát bảng phân tích, ta nhận thấy hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ở cả hai thời điểm đầu năm và cuối năm 2009 đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn của công ty được đảm bảo. Công ty có chính sách tài trợ hợp lý, không dùng nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
Trong năm 2009, hệ số này của công ty đầu năm đạt 1,24 lần và đến thời điểm cuối năm hệ số này tăng 0,02 lần (1,64%) lên 1,24 lần. Có nghĩa là tại thời điểm đầu năm công ty có khả năng thanh toán được 1,22 tần số nợ
ngắn hạn bằng chính tài sản ngắn hạn của mình và đến thời điểm cuối năm khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty tăng nhẹ, công ty có khả năng thanh toán 1,24 lần các khoản nợ ngắn hạn bằng chính tài sản của mình. Nguyên nhân giảm là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Cụ thể là, năm 2008 tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 8,32% trong khi tốc độ tăng của nợ ngắn hạn chỉ là 6,69%. Sự tăng của hệ số thanh toán nợ ngắn hạn trên là một dấu hiệu tích cực cho thấy mức độ an toàn tài chính của công ty tăng lên.
Bên cạnh đó, khi so sánh hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty với hệ số trung bình của ngành là 1,2 lần thì ta thấy hệ số này của công ty là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn không hoàn toàn đánh giá đúng năng lực thanh toán thanh toán ngắn hạn của công ty do trong tài sản ngắn hạn bao gồm cả những khoản mục có tính thanh khoản cao và những khoản mục có tính thanh khoản thấp như các khoản phải thu, hàng tồn kho hay chi phí trả trước ngắn hạn. Mặt khác, trong nợ ngắn hạn cũng có những khoản chưa cần phải thanh toán ngay. Để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta tiếp tục đi vào phân tích chỉ tiêu sau:
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Bảng 07)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu phản ánh rõ hơn về khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty khi loại trừ khoản mục hàng tồn kho.
Quan sát bảng và biểu đồ trên, ta nhận thấy: khả năng thanh toán nhanh của công ty tại thời điểm đầu năm 2008 là 0,58 lần tức là 1 đồng nợ ngắn hạn của công ty được đảm bảo bởi 0,58 đồng tài sản ngắn hạn. Đến cuối năm, hệ số này là 0,69 lần, tăng 0,11 lần với tỷ lệ tăng là 18,97%. Nguyên nhân khiến cho hệ số khả năng thanh toán nhanh cuối năm 2008 tăng so với đầu năm là
do tài sản ngắn hạn tăng và các khoản phải thu giảm trong khi đó tốc độ tăng của tài sản dài hạn lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn. Điều này là một dấu hiệu tích cực về khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, công ty cần phải chú ý đến các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn trong khả năng thanh toán nhanh của công ty (đầu năm các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 73,57% và cuối năm là75,21%) vì trên thực tế việc dùng các khoản phải thu để đảm bảo trả nợ không phải bao giờ cũng dễ do việc thu hồi nợ cần có thời gian, nhiều khi khách nợ còn trây ỳ, gây khó khăn cho công ty, làm phát sinh thêm chi phí thu hồi nợ. Nếu như các khoản nợ phải trả đến hạn mà vẫn chưa thu hồi được nợ phải thu thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, trên thực tế công ty không có khoản nợ phải trả nào quá hạn, các khoản phải thu phần lớn còn trong hạn. Vấn đề đặt ra là công ty cần nâng cao khả năng thu hồi nợ và xem xét thời điểm thu được nợ từ khách hàng có sớm hơn thời điểm phải trả các khoản nợ đến hạn hay không, từ đó có biện pháp xử lý phù hợp.
Khi so sánh với hệ số thanh toán nhanh trung bình của nghành xây dựng là 0,6 lần, ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty là hợp lý. Tuy nhiên, về cuối năm, hệ số này hơi cao do sự gia tăng của các khoản phải thu. Đây là dấu hiệu cho thấy vốn của doanh nghiệp có thể đã bị chiếm dụng quá mức.
c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (Bảng 08)
Ngoài hai hệ số trên, để đánh giá sát hơn khả năng thanh toán của công ty một cách khắt khe hơn nữa, ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán tức thời. Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng số tiền hiện có và tài sản có thể chuyển đổi nhanh thành tiền trong công ty.
Điều này có nghĩa là tại thời điểm đầu năm 0,014 đồng vốn bằng tiền có thể sẵn sàng thanh toán cho 1 đồng nợ ngắn hạn. Đến thời điểm cuối năm, khả năng thanh toán tức thời của công ty đã được cải thiện một cách đáng kể lên mức có thể chấp nhận được, lên 0,067 lần (378,57%). Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên là do sự tăng lên đáng kể của khoản mục tiền và tương tiền vào cuối năm làm cho tốc độ tăng của khoản mục này trong năm (416%) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của nợ phải trả (6,69%). Điều này đã thể hiện được sự nhạy bén trong công tác quản lý tài chính của công ty.
Nếu xét trong cùng ngành thì hệ số này của công ty vào cuối năm 2009 là khá tốt. Tuy nhiên, công ty cũng phải lưu ý xây dựng được một mức dự trữ tiền mặt hợp lý, ổn định tránh sự biến động thất thường để đáp ứng được nhu cầu chi tiêu nhưng không được quá nhiều dẫn đến tình trạng bị ứ đọng vốn làm tăng chi phí sử dụng vốn. Tuy nhiên, hệ số này cũng không có nhiều ý nghĩa bởi vì không phải tất cả các khoản nợ ngắn hạn đều phải trả cùng một lúc.
d. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Bảng 09)
Cuối năm 2009, hệ số khả năng thanh toán tổng quát là 1,14 lần, đã tăng 7,55 % so với đầu năm. Vậy cứ một đồng nợ của công ty được đảm bảo bởi 1,14 đồng tài sản. Nguyên nhân là do trong năm 2009 công ty đã phát hành thêm một số lượng lớn cổ phiếu thường mới làm tăng vốn chủ sở hữu lên đáng kể dẫn đến tổng tài sản tăng trong khi đó nợ phải trả lại giảm. Như vậy, hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty đã được cải thiện hơn trước, tuy không cao nhưng đủ lượng tài sản để đảm bảo cho các khoản nợ của công ty.
e. Hệ số thanh toán lãi vay (Bảng 10)
Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của công ty đối với các khoản nợ. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của công ty và mức độ an
toàn đối với người cấp tín dụng. Để tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay sát hơn với năng lực trả nợ của công ty, ta cần loại bỏ lợi nhuận từ các hoạt động bất thường (chỉ tính nguồn trả nợ là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường và hoạt động tài chính).
Theo kết quả tính toán ta thấy, hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2008 là 0,09 lần, năm 2009 tăng 1,48 lần lên 1,57 lần. Như vậy năm 2008, cứ 1 đồng lãi vay phải trả được đảm bảo bởi 0,09 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế đến năm 2009 thì cứ 1 đồng lãi vay phải trả được đảm bảo bởi 1.57 đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Như vậy khả năng thanh toán lãi vay của công ty đã được cải thiện đáng kể so với năm trước. Tuy hệ số này vẫn còn rất nhỏ nhưng điều này đã vtheer hện được việc sử dụng nguồn vốn vay của công ty có hiệu quả hơn năm trước. Ta thấy nguyên nhân hệ số này tăng là do EBIT của công ty trong năm tăng lên đáng kể (436,38%) đồng thời chi phí lãi vay giảm 70,8%. Trong năm 2009, tuy doanh thu thuần có giảm nhưng doanh nghiệp đã giảm được đáng kể giá vốn hàng bán từ đó làm tăng đáng kể lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Khoản lãi vay phải trả trong năm 2009 giảm nhiều so với năm 2008 là do việc giảm đáng kể của các khoản vay và nợ. Ngoải ra còn là do sự hỗ trợ lãi suất từ phía chính phủ để vực dậy các doanh nghiệp sau thời kỳ suy thoái kinh tế nặng nề năm 2008. Điều này cho thấy được sự cố gắng của công ty trong công tác quản lý. Tuy nhiên, ta cũng thấy do chủ yếu sống bằng nợ nên chi phí lãi vay của công ty là rất lớn, trong thời gian tới công ty cần cố gắng hơn nữa trong nâng cao hiệu quả của đồng vốn vay, từ đó đem về thêm lợi nhuận cho công ty.
Khi so sánh hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty với một số công ty khác trong ngành thì hệ số này của công ty là khá nhỏ. Trong thời gian tới công ty cần chú ý tăng hệ số này lên nữa.
Nhận xét: Qua phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Cơ khí 4 và Xây dựng Thăng Long trong năm qua, ta nhận thấy các hệ số về khả năng thanh toán của công ty trong kỳ là khá tốt, phù hợp với những chỉ tiêu trung bình của ngành. So với năm trước, công ty đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện khả năng thanh toán, hầu hết các hệ số thanh toán đều tăng so với đầu năm. Tuy nhiên, chi phí lãi vay phải trả trong kỳ vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn. Công ty cần tiếp tục phát huy hơn nữa nhằm nâng cao khả năng thanh toán và độ vững chắc về tài chính, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách ổn định.
2.2.3.2. Nhóm các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản
a. Hệ số cơ cấu nguồn vốn
Đây là hệ số tài chính hết sức quan trọng, cho thấy mức độ độc lập tự chủ về mặt tài chính, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và những rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải. Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu.
• Hệ số nợ (Bảng 11)
Căn cứ vào bảng phân tích ta thấy, hệ số nợ của công ty tương đối cao, chứng tỏ chính sách huy động vốn của công ty chủ yếu thiên về nguồn vốn bên ngoài. Điều này làm giảm tính chủ động trong việc tổ chức nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiềm tàng rủi ro tài chính lớn. Sở dĩ công ty có hệ số nợ cao như vậy một phần cũng là do chịu sự chi phối của đặc điểm ngành nghề xây dựng. Để hoàn thành một công trình đòi hỏi một thời gian dài và vốn đầu tư lớn, trong khi đó khi xây dựng công ty chỉ được ứng trước một phần vốn, phần còn lại phải hoàn thành bàn giao mới được chủ đầu tư thanh toán hết. Vì số vốn tự có không đủ nên công ty phải đi vay, dẫn dến nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn làm cho hệ số nợ cao.
Hơn nữa, tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau trong các công ty xây dựng vẫn còn rất phổ biến. Vốn của công ty thì bị chủ đầu tư chiếm dụng (các công trình hoàn thành xong thường bị thanh toán chậm vì nhiều lý do khác nhau). Đến lượt mình, các công ty xây dựng laị chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Khi hồ sơ công trình được nghiệm thu xong, công ty được thanh toán thì mới trả cho nhà cung cấp vật tư. Hệ số nợ càng dần tới 1 thì khả năng rủi ro trong thanh toán càng cao. Tuy nhiên, một hệ số nợ cao chưa thể khẳng định chắc chắn rủi ro trong thanh toán là cao mà cần phải xem xét kết hợp với các yếu tố khác.
Đầu năm, hệ số nợ của công ty là 0,94 lần, tức là tại thời điểm đầu năm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì có 94% là do vay nợ mà có, về cuối năm hệ số này có giảm 6,38% (đạt 0,88 lần) tức là tại thời điểm cuối năm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì số vay nợ chiếm 88 %. Nguyên nhân làm cho hệ số nợ giảm về cuối năm là do trong năm 2009 công ty thực hiện giảm các khoản nợ phải trả đặc biệt là giảm các khoản vay và nợ, tăng cường sử dụng vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty về cuối kì đã được cải thiện. Đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình tài chính của một công ty đang sử dụng nhiều nợ.
Tuy về cuối kì có giảm nhưng nếu so sánh với hệ số nợ trung bình của ngành là 0,76 lần thì hệ số nợ của công ty vẫn còn khá cao. Hệ số nợ quá cao đang đặt ra nhiều mối đe dọa đối với tình hình tài chính của công ty, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán, mức độ độc lập tài chính mà còn ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn bên ngoài của công ty trong thời gian tới. Ngoài ra, hệ số nợ cao còn phản ánh mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty cao. Điều này có thể làm khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu (ROE) nhưng cũng làm cho mức độ rủi ro tài chính tăng lên, khiến cho tình hình tài chính của công ty sẽ bấp bênh, kém an toàn hơn.
• Hệ số vốn chủ sở hữu (Bảng 12)
Cùng với sự giảm đi của hệ số nợ, ta thấy hệ số vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm cũng tăng lên so với đầu năm. Cụ thể, năm 2009 hệ số này đầu năm là 0,06 lần phản ánh cứ l đồng vốn mà công ty đang quản lý, sử dựng thì chỉ có 6đ vốn chủ sở hữu, cuối năm hệ số này đã tăng lên 12 đồng. Nguyên nhân khiến hệ số vốn chủ sở hữu trong năm 2009 tăng là do cả vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn đều tăng nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (139,03%) lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (7,21%). Sở dĩ vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên là do trong năm công ty đã tiến hành phát hành thêm một số lượng lớn cổ phiếu làm tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và xuất hiện thặng dư vốn cổ phần. Ngoài ra lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên đáng kể cũng là một lý do. Đây là một dấu hiệu tốt trong điều kiện công ty đang vay nợ cao như hiện nay
Tuy nhiên, khi so sánh hệ số vốn chủ sở hữu của công ty với hệ số trung bình của ngành, ta thấy hệ số này của công ty là rất thấp, phản ánh khả năng tự tài trợ hay mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp không cao. Phần lớn tài sản của công ty là do nguồn vay nợ bên ngoài tài trợ.
Xem xét thêm mức độ đảm bảo tiền vay bằng vốn chủ ta thấy, đầu năm tỷ lệ nợ trên vốn chủ là 15,67 lần, nghĩa là 1 đồng vốn chủ được dùng để đảm bảo cho 15,67 đồng vốn vay. Đến cuối năm, tỷ lệ này giảm xuống còn 7,33