giá, phân tích kinh tế nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu, đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn để đạt được mục tiêu bao trùm cuối cùng là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
1.2.3. Một số giải pháp tài chính chủ yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh của doanh nghiệp
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện trực tiếp ở việc tạo nên kết quả quá lớn đối với chi phí nhỏ, cải thiện chỉ tiêu kinh tế tài chính của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, tất cả các biện pháp ứng dụng trong sản xuất kinh doanh mà có tác động đến hiệu quả và chi phí theo hướng trên đều coi là các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh thì bản thân doanh nghiệp phải chủ động sáng tạo, hạn chế những khó khăn, phát triển những thuận lợi để tạo ra môi trường có lợi cho mình. Vai trò quyết định của doanh nghiệp thể hiện trên hai mặt :
- Thứ nhất, biết khai thác và vận dụng những điều kiện và yếu tố thuận lợi của môi trường bên ngoài.
- Thứ hai, doanh nghiệp phải chủ động tạo ra những điều kiện, yếu tố cho chính bản thân mình để phát triển.
Cả hai mặt này cần phải được phối hợp đồng bộ thì mới tận dụng được tối đa các nguồn lực, kinh doanh mới đạt được hiệu quả tối ưu. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là phạm trù tổng hợp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải sử dụng tổng hợp các biện pháp từ nâng cao năng lực quản trị , điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến việc tăng cường và cải thiện mọi hoạt động bên trong doanh nghiệp, biết làm cho doanh nghiệp luôn luôn thích ứngvới những biến động của thị trường. Có thể đưa ra một số giải pháp cụ thể như :
- Hoàn thiện và không ngừng phát triển, nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp để phục vụ hưũ hiệu cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp trên cơ sở phân tích sâu, cụ thể tình hình tài chính doanh nghiệp và thị trường. - Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên cơ sở:
+ Quyết định sản lượng sản xuất và có sự tham gia của các yếu tố đầu vào tối ưu;
+ Phân tích điêù hoà vốn là xác lập và phân tích mối quan hệ tối ưu giữa chi phí, doanh thu, sản lượng và giá bán.
- Phát triển trình độ đội ngũ lao động nhất là lao động chất lượng cao, lành nghề và tạo động lực cho tập thể, cá nhân người lao động.
- Tổ chức bộ máy doanh nghiệp gọn nhẹ, năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị trường. Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phải thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh.
- Nâng cao kỹ thuật và đối với công nghệ cần phải luôn được quan tâm. Tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh, đặc điểm ngành nghề kinh doanh, mục tiêu kinh doanh mà doanh nghiệp có chính sách đầu tư công nghệ thích đáng và phù hợp .
Đánh giá tình hình tài chính là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, phụ thuộc vào chủ quan của các nhà tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận trên cần phân tích tài chính của một doanh nghiệp cụ thể để từ đó có những giải pháp tài chính cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp.
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ