Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 105 - 107)

- Nguyên nhân khách quan:

1. Đối với Nhà nước

Thứ nhất, luật hoá các chính sách, chế độ; hạn chế việc ban hành Nghị định,

Thông tư hướng dẫn; Trong các Trường hợp cần thiết thì phải chuẩn bị các văn bản dưới Luật cùng một lúc với Luật để triển khai thực hiện kịp thời, tránh tình trạng Luật

chờ thông tư. Rà soát thay thế các văn bản không phù hợp, bổ sung các nội dung mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Sau đó phổ biến để quán triệt các chính sách chế độ đầu tư XDCB đến các cấp, cán bộ lãnh đạo và chuyên viên. Nhất là những người làm chức năng, nhiệm vụ quản lý đầu tư XDCB.Hoàn thiện chế độ phân cấp quản lý đầu tư và các quy định về thủ tục đầu tư theo nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Thứ hai, tăng cường kỷ cương phân cấp đầu tư công. Quyết định đầu tư phải

trên cơ sở cân đối và bố trí được nguồn vốn, áp dụng các chế tài nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư, tránh sai sót, rủi ro ngay từ chủ trương đầu tư. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác giám sát các dự án đầu tư nhà nước thông qua việc tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội, HĐND, công tác kiểm toán các dự án đầu tư công cũng như cơ chế giám sát của người dân và các tổ chức xã hội đối với hoạt động đầu tư công.

Thứ ba, tập trung đầu tư công vào một số dự án trọng điểm, có tính đột phá và

lan tỏa đối với ngành sản xuất, vùng kinh tế. Tập trung đầu tư công vào dịch vụ phúc lợi công cộng, giảm dần đầu tư công vào phát triển sản xuất. Cải cách NSNN theo

96

hướng thúc đẩy sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Thay đổi cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tách chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước và chức năng quản lý dự án của chủ đầu tư, tránh tình trạng chồng chéo chức năng ở một số bộ, ngành và địa phương./.

Thứ tư, có chế tài đủ mạnh, đủ sức răn đe và nâng cao chế độ trách nhiệm của

các ngành các cấp trong quản lý vốn Đầu tư XDCB từ NSNN. Nhà nước cần quy định các hình thức xử phạt, mức phạt đúng người đúng tội.

Thứ năm, bên cạnh đó Nhà nước cần quy định chế độ khen thưởng, hình thức

khen thưởng đối với các đơn vị quản lý tốt thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong đầu tư XDCB, có quy định chi tiết pháp lệnh về tiết kiệm chống lãng phí; chính sách khen thưởng phải gắn liền với khuyến khích vật chất một cách xứng đáng có như vậy mới tạo động cơ quản lý có hiệu quả và tiết kiệm vốn NSNN.

Thứ sáu, có quy định kiểm tra, kiểm toán trong tất cả các khâu và chế độ trách

nhiệm cụ thể rõ ràng.

Thứ bảy, nên chăng Nhà nước nghiên cứu thay đổi hình thức cấp phát sang hình

thức tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (loại dự án; hình thức tín dụng, hình thức đấu thầu nhận làm chủ đầu tư vay vốn)

Thứ tám, thiết lập và vận hành quy trình hợp lý, chặt chẽ, có hiệu quả về xác

định, thẩm định, lựa chọn, phân bố vốn và thực hiện dự án đầu tư nhà nước; chỉ những dự án đáp ứng tiêu chí về hiệu quả kinh tế - xã hội mới được lựa chọn; trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, tập trung bố trí đủ vốn đầu tư thực hiện các dự án quan trọng nhất, có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất trong số các dự án đã chọn theo quy trình, khắc phục đầu tư dàn trải, phân tán, thiếu đồng bộ và kém hiệu quả.

Thứ chín, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư trong quá trình rà soát

phân khai kế hoạch chi tiết của các Bộ, Ngành có biện pháp giải quyết đối với dự án

chưa đủ thủ tục, chưa thật sự cấp bách cần thiết để tập trung vốn cho những dự án cấp bách, dự án khác đang có nhu cầu vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thông báo kế hoạch vốn sang KBNN để có cơ sở thanh toán cho các dự án, đồng thời thông báo kế hoạch vốnkịp thời sang KBNN.

Thứ mười, cần ban hành bộ chỉ số đánh giá tính hiệu quả. Hiện nay, NSNN

97

là đảm bảo từng khoản NSNN chi ra phải đem lại hiệu quả cao nhất. Để đánh giá được hiệu quả, chúng ta cần có bộ chỉ số đánh giá việc đầu tư hạ tầng của từng địa phương. Hiện nay chỉ số ICOR thường được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của các thành phần kinh tế. Nhưng, để chính xác hơn, chúng ta có thể xây dựng một bộ chỉ số tổng hợp, gồm: Chỉ số ICOR dủng để đánh giá hiệu quả vốn đầu tư; chỉ số PCI đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; chỉ số đo sự hài lòng của người dân đối với các dự án xã hội; chỉ số phát triển con người (HDI); tốc độ tăng trưởng; chỉ số giảm nghèo, thất nghiệp và nhiều chỉ số khác. Qua các chỉ số này, có thể thấy được toàn diện hơn hiệu quả sử dụng vốn NSNN của từng ngành, địa phương. Tù đó, các ngành địa phương có trách nhiệm phấn đầu để sử dụng nguồn NSNN có hiệu quả nhất. Đánh giá chuẩn xác là cơ sở thực tế để phân bổ ngân sách hiệu quả.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)