Về vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo nguồn vốn

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1.2.4.Về vốn đầu tư XDCB từ NSNN theo nguồn vốn

Bảng 2.7: Cơ cấu vốn đầu tưthực hiện theo nguồn vốn (Đơn vị: %)

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

TỔNG SỐ-TOTAL 100 100 100 100 100

Phân theo nguồn vốn

1 Vốn khu vực kinh tế Nhà nước 53,2 54,0 39,5 36,4 27,7

Vốn NSNN 35,2 35,9 27,5 25,5 19,5

39

Vốn tự có của các doanh nghiệp 3,6 3,1 0,3 1,3 0,2

Nguồn vốnhuy động khác 7,8 8,5 6,7 3,9 3,8 2 Vốn ngoài Nhà nước 45,5 44,5 59,5 62,0 70,5

Vốn của doanh nghiệp 14,4 14,9 20,7 23,8 26,0

Vốn của dân cư 31,0 29,6 38,8 38,2 44,5

3

Vốn khu vực đầu tư trực tiếp của nước

ngoài 1,3 1,5 1,0 1,6 1,8

4 Nguồn vốn khác - - - - -

(Nguồn số liệu niên giám thống thống kê 2012 và 2013 tỉnh Quảng Trị )

Từ bảng số liệu rút ra các nhận xét sau:

Thứ nhất, bảng số liệu bảng 2.3 cho thấy quy mô vốn đầu tư nói chung và vốn

cho đầu tư XDCB tăng lên hàng năm, năm sau cao hơn năm trước và rất đa dạngvì vậy vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB ở Quảng Trị cũng hết sức đa dạng và phức tạp. Nhưng từ số liệu bảng 2.7 cho thấy cơ cấu cũng như tỷ trong vốn đầu tư XDCB từ

NSNN tại Quảng Trị nhìn chung có xu hướng giảm mạnh, nguồn vốn ngoài khu vực nhà nước tăng nhanh. Điều này cũng thể hiện đúng tình hình quản lý NSNN trong nhữngnăm gần đây, đặc biệt là từ năm 2011 nguồn vốn NSNN rất hạn hẹp, tình trạng phê duyệt quá nhiều dự án vượt khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực, nợ công

ngày càng cao, tình trạng bội chi ngân sách nhà nước, NSNN phải bố trí nhiều kinh phícho bảo đảm an ninh quốc phòng. Vì vậy, nguồn NSNN hỗ trợ cho các tỉnh nghèo nói chung cũng như Quảng Trị nói riêng là ngày càng giảm mạnh, xu hướng đầu tư công càng hạn hẹp.

Tỉnh Quảng Trị là địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhu cầu đầu tư cho phát triển là rất lớn; trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách tỉnh hạn hẹp, không đáp ứng nhu cầu cho đầu tư phát triển nền kinh tế, đầu tư lại chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách trung ương bổ sung hàng năm để đầu tư phát triển.

40

Thứ hai, ngoài nguồn vốn đầu tư từ NSNN, các nguồn vốn khác cũng đã dần

khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn tín dụng đầu tư từ năm 2009 đến nay đã không ngừng tăng trưởng cả về quy mô và số lượng dự án, cơ chế huy động và sử dụng vốn được thay đổi theo từng thời kỳ phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Cho đến nay hầu hết các doanh nghiệp đã làm quen với cơ chế sử dụng vốn vay tín dụng cho đầu tư phát triển. Qua việc triển khai nguồn vốn tín dụng đã góp phần thực hiện chủ trương xoá bỏ bao cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, làm tăng đáng kể năng lực sản xuất của các ngành kinh doanh.

Với lợi thế là điểm đầu về phía Việt Nam trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, tỉnh Quảng Trị sẽ là nơi hấp dẫn nhiều nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư theo hình thức PPP. Trong thời gian qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị sẽ tham mưu UBND tỉnh xây dựng danh mục dự án đầu tư theo hình thức PPP hấp dẫn về mặt thương mại (có khả năng thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh), công bố trên mạng đấu thầu quốc gia để mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào thị trường Quảng Trị. Tuy chưa tương xứng với tiềm năng nhưng những năm qua lượng vốn đầu tư XDCB ngoài NSNN đã đầu tư vào tỉnh không nguờng tăng trưởng về quy mô vốn và số lượng dự án như: Các dự án đầu tư tại Khu trung tâm thương mại đặc biệt Lao Bảo; Mở rộng Quốc Lộ 1A đoạn Quảng Trị; dự án RETA - Phát triển đô thị dọc hành lang Tiểu vùng Mê Kông; ….

2.1.3. Đánh giá tình hìnhđầu tư XDCB từ NSNN tạitỉnh Quảng Trị

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 48 - 50)