Hoàn thiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 92 - 94)

- Nguyên nhân khách quan:

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

3.3.3.1. Hoàn thiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng

83

Đền bù giải phóng mặt bằng là khâu khó khăn và phức tạp nhất trong quá trình thực hiện dự án ĐTXDCB từ NSNN. Trong thực tế ở một số địa phương, huyện thị xã thuộc tỉnh Quảng Trịdự án tiến hành chậm tiến độ, gây ách tắc thất thoát thường diễn ra ở khâu này. Thực hiện tốt công tác đền bù giải phóng mặt bằng sẽ tạo điều kiện cho các dự án ĐTXDCB từ NSNN thực hiện đúng tiến độ và kế hoạch góp phần nâng cao

hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư. Để thực hiện tốt khâu này tỉnh Quảng Trịcần tiến hành các giải pháp sau:

Thứ nhất, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành các quy định về đền bù thiệt hại

khi Nhà nước thu hồi đất. Quy định nêu rõ cụ thể, chi tiết về đối tượng, phạm vi, nguyên tắc phương pháp, phân loại tài sản và đơn giá đền bù. Người dân phải được đền bù thỏa đáng theo cơ chế thị trường và công khai minh bạch.

Khi lập và phê duyệt dự toán phương án đền bù phải xác định và xây dựng thống nhất phù hợp với thực tế như đơn giá, cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, từng thời điểm. Từ đó áp dụng cụ thể cho từng loại hình, từng dự án, từng hộ gia đình trong phạm vi ảnh hưởng, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Chú trọng giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong đền bù giải phóng mặt bằng.

Thứ hai, phải đảm bảo tính công khai dân chủ:

Công khai vừa là yêu cầu nhưng cũng là nguyên tắc được quán triệt trong tất cả các khâu của cơ chế quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Công khai được thể hiện trong khâu giải phóng mặt bằng:

+ Công khai mức đền bù, công khai các công trình, dự án được thụ hưởng vốn NSNN. Tất nhiên không kể các dự án liên quan đến an ninh quốc gia.

+ Công khai để đảm bảo dân chủ, thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

Chính sách đền bù đối với đất thu hồi chỉnh trang đô thị được đền bù theo nguyên tắc “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nhà nước chính quyền địa phương cần chú trọng tăng cường công tác tuyên truyền, gắn với việc thực hiện dân chủ cơ sở họ làm cho người dân hiểu rằng việc thu hồi đất để chỉnh trang đô thị để làm tăng giá trị, điều kiện sống, môi trường của khu vực đó và người dân là người được hưởng nguồn lợi trực tiếp từ đầu tư của Nhà nước; họ cầnhy sinh đóng góp một phần nguồn lực của

84

mình.

Thứ ba, thực hiện cơ chế dân chủ cơ sở, kết hợp với chính sách khen thưởng

đối với các đối tượng thực hiện giải phóng vượt tiến độ và cưỡng chế kịp thời các đối tượng cố ý chống đối không thực hiện giải phóng mặt bằng khi các điều kiện đền bù theo pháp luật được đáp ứng. UBND tỉnh cần chỉ đạo UBND các cấp, hằng năm ký chương trình công tác phối hợp với UBMTTQ cùng cấp để kiểm tra công tác tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, nhằm hỗ trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nói riêng và giám sát cộng đồng về vốn đầu tư XDCB từ NSNN nước nói

chung.

Thứ tư, thực hiện công tác quy hoạch đi trước một bước, tập trung giải phóng

mặt bằng tạo quỹ đất sạch để phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch; rút ngắn thời gian giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.

Thứ năm,rà soát, nâng cao năng lực hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

các địa phương.

Thứ sáu, kiện toàn, nâng cao năng lực, tập trung nguồn lực cho Trung tâm Phát

triển quỹ đất của tỉnh và các địaphương.

Thứ bảy, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nhà ở theo hướng xây dựng

chung cư tái định cư trên địa bàn thành phố và các khu vực lân cậncủa tỉnh.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)