- Nguyên nhân khách quan:
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
3.1.2. Mục tiêu đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN đến năm 2015 tầm nhìn
71
đã nêu trên, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực hiện theo các mục tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế.
Phát triển nông nghiệp toàn diện, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa; tích cực đầu tưchiều sâu, gắn với giải quyết các vấn đề nông dân, nông thôn. Tổ chức sản xuất phải gắn với thị trường. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị của ngành nông nghiệp đạt 3,5 - 4%/năm.
Giữ ổn định diện tích lúa nước hai vụ hiện có. Mở rộng vùng lúa chất lượng cao; nâng cao chất lượng và giá trị lương thực hàng hoá. Tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa, tích tụ ruộng đất ... Đẩy mạnh thâm canh, kết hợp mở rộng diện tích các loại cây công nghiêp có giá trị ở những nơi có điều kiện như: cây cao su, cà phê, hồ tiêu…, đồng thời gắn sản xuất với chế biến. Đến năm 2015 ổn định diện tích cao su khoảng
19.000 - 20.000 ha, cà phê khoảng 5.000 - 5.500 ha, hồ tiêu 2.500 - 2.700 ha.
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, thâm canh bán công nghiệp và công
nghiệp gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường; chú trọng khâu lựa chọn giống, cải tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả đàn. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ trọng chăn nuôi đạt 25 - 30% trong giá trị ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao năng lực và hiệu quả đánh bắt trung và xa bờ gắn với bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Tổng sản lượng thuỷ hải sản khai thác đến năm 2015 đạt 32.000 -
33.000 tấn.
Quản lý chặt chẽ và phát triển nguồn tài nguyên rừng gắn với thực hiện tốt chính sách giao đất, giao khoán chăm sóc, bảo vệ và kinh doanh nghề rừng. Phấn đấu mỗi năm trồng mới khoảng 5.000 - 5.500 ha rừng tập trung và 2 - 2,5 triệu cây phân tán. Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, trang trại, đa dạng hoá các loại hình kinh tế
hộ, trang trại nông - lâm - ngư kết hợp.
Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2015 có trên 15% số xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển công nghiệp - xây dựng theo hướng hiện đại,
72
dựng bình quân đạt 18 - 19% năm. Phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển của tỉnh và phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Khai thác và sử dụng tài nguyên không tái tạo được một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; gắn khai thác với chế biến sâu tạo ra các sản phẩm hàng hoá có giá trị đi đôi với bảo vệ môi trường. Đẩy nhanh tiến độ thi công để sớm đưa vào khai thác các dự án đầu tưsản xuất có quy mô lớn ở địa phương. Tập trung hoàn thành quy hoạch xây dựng và đổi mới cơ chế kêu gọi đầu tư vào khu
kinh tế Đông Nam Quảng Trị; tiếp tục quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu; rà soát,bổ sung quy hoạch phát triển điện năng. Tăng cường thu hút đầu tư sản xuất, kinh doanh tại các khu công nghiệp Nam Đông Hà, Quán Ngang, khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo, các cụm công nghiệp làng nghề, gắn với vấn đề xử lý môi trường. Bố trí sản
xuất phải theo đúng quy hoạch.
Thứ ba, nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, tạo bước phát triển mạnh
dịch vụ du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị thương mại - dịch vụ bình quân đạt từ 10 - 11%/năm. Mở rộng các loại hình kinh doanh, nâng caochất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ. Nâng cao hiệu quả chương trình, kế hoạch phát triển thương mại -
dịch vụ có lợi thế cạnh tranh trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tham gia thực hiện cam kết về thương mại và dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cam kết tự do hoá thương mại trong khuôn khổ ASEAN. Củng cố và phát triển thị trường nội địa, nhất là thị trường nông thôn; đẩy mạnh xuất khẩu. Xây dựng thành phố Đông Hà, khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo thành trung tâm thương mại, dịch vụ của khu vực. Phát triển đồng bộ, hiện đại và nâng cao chất lượng phục vụ các loại hình dịch vụ: bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, tài chính, Ngân hàng, khoa
học kỹ thuật, giao thông vận tải, chăm sóc sức khoẻ, tư vấn, bảo hiểm, dịch vụ quá
cảnh hải quan…
Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt - Cửa Tùng
- Cồn Cỏ. Tôn tạo, bảo tồn và khai thác tốt giá trị các di tích lịch sử, khu bảo tồn thiên nhiên, các di sản văn hoá phi vật thể. Đẩy mạnh quảng bá, thu hút đầu tư, liên doanh,
liên kết. Xây dựng một số sản phẩm đặc trưng để phát triển thành thương hiệu mạnh, phục vụ khách du lịch.
Thứ tư,tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh
73
nhỏ; hình thành một số doanh nghiệp mạnh; tạo những sản phẩm, mặt hàng chủ lực để tăng cường xuất khẩu. Phát triển và nâng cao hiệu quảcơ chế hoạt động của các đơn vị dịch vụ công. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động củacác loại hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại. Phát triển mạnh các loại hình kinh tế tư nhân theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật.
Thứ năm,đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, tổng vốn huy động đầu tư phát
triển toàn xã hội 5 năm (2011 – 2015) đạt trên 45 nghìn tỷ đồng. Nâng cao hiệu quảcơ bản mạng lưới giao thông thiết yếu ở nông thôn. Triển khai xây dựng các công trình giao thông có ý nghĩa chiến lược như: mở rộng quốc lộ 9 đoạn từ quốc lộ 1A đến cảng Cửa Việt, cảng Mỹ Thủy; các tuyến đườngcao tốc (Đông Hà - Lao Bảo, Cam Lộ - Tuý
Loan), đường ven biển; quy hoạch đất xây dựng sân bay. Nghiên cứu lập dự án đầu tư đường sắt Lao Bảo – Mỹ Thủy. Nhựa hóa 100% các tuyến đường tỉnh; tiếp tục nâng cấp hệ thống giao thông đô thị, các tuyến đường huyện, đường liên xã.
Mở rộng quy mô nguồn cung cấp điện và hoàn chỉnh hệ thống truyền tải điện, nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng điện; phát triển lưới điện đến các thôn, bản chưa có điện. Xây dựng hệ thống cấp nước, điện cho huyện đảo Cồn Cỏ.
Tiếp tục hiện đại hóa lĩnh vực bưu chính – viễn thông. Đẩy mạnh xã hội hóa
trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của lĩnh vực thông tin, truyền thông, truyền hình.
Củng cố, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi hiện có, tăng cường bảo đảm an toàn các hồ chứa; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương; xây dựng mới một số hồ chứa nước đa mục tiêu, phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo công suất tưới, tiêu chủ động cho 80 - 85% diện tích đất canh tác lúa, mở rộng diện tích tưới cho cây màu, cây công nghiệp và cấp nước cho ao, hồ nuôi trồng thuỷ sản. Tăng cường xây dựng hệ thống đê biển, đê kè chống sạt lở bờ sông, hệ thống đê bao chống lũ, chống úng cho vùng trũng, chống mặn xâm nhập, các công trình tránh, trú bão. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cấp nước sinh hoạt cho khu vực đô thị, chương trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn. Tăng cường đầu tưđể nâng cao hiệu quảhạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp – làng nghề. Chú ý đầu tư các công trình xử lý nước thải, chất thải và bảo vệmôi trường, nhất là ở đô thị, khu công nghiệp làng nghề.
Đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng điểm: Đông Hà, Lao Bảo - Khe
74
nghiệp tập trung, các khu vực đầu mối giao lưu kinh tế. Rà soát, điều chỉnh bổ sung hoàn chỉnh các quy hoạch xây dựng đô thị.
Thứ sáu, chăm lo phát triển văn hóa, sự nghiệp giáo dục, y tế; giải quyết có
hiệu quả các vấn đề an sinh xã hội, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân. Chăm lo phát triển sự nghiệp văn hoá, thông tin, thể dục - thể thao và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Nâng cao chất lượng, hiệu quả xã hội của các hoạt động thông tin, truyền thông, báo chí, văn học nghệ thuật, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của địa phương. Bổ sung, nâng cao hiệu quả quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hoá - thể thao; vừa tăng cường đầu tư của nhà nước vừa đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá - thể thao. Đưa phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" đi vào chiều sâu. Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở. Tổ chức thành công các lễ hội truyền thống, kiến nghị Chính phủ nâng quy mô lễ hội “Thống nhất non sông” (30/4) và lễ hội “Tri ân tháng Bảy” lên cấpQuốc gia; gắn công tác tôn tạo, bảo tồn và tổ chức lễ hội với du lịch. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thông tin, hướng các hoạt động văn hóa, thông tin truyền thông đúng pháp luật và định hướng của Đảng.
Phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo gắn với định hướng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và xây dựng trường chuẩn quốc gia ở tất cả các cấp học, bậc học. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá giáo dục. Thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông, xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu đến năm 2015 có trên 95% giáo viên, cán bộ quản lý đạt chuẩn trở lên; 100% số xã có trường cao tầng, kiên cố; 60 - 65% số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông; ngăn chặn bạo lực học đường.
Mở rộng quy mô, đa dạng hoá các ngành nghề đào tạo của hệ thống các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp, đào tạo nghề, gắn với thị trường lao động và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Có chính sách, kế hoạch hỗ trợ để sớm phát triển Phân hiệu Đại học Huế thành trường đại học kỹ thuật Quảng Trị; nâng cấp một số trường đào tạo chuyên nghiệp và dạy nghề trọng điểm của tỉnh.
Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, công tác dân số, gia đình và trẻ em. Nâng cao hiệu quả mạng lưới y tế cơ sở, y tế dự phòng. Chú trọng phát triển đông - tây y kết hợp, mô hình quân dân y kết hợp trong khám, chữa bệnh và chăm sóc
75
sức khoẻ nhân dân. Hoàn thành các đề án, dự án xây dựng mới và nâng cấp hệ thống các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện; sớm đưa vào sử dụng bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô trên 500 giường bệnh. Đẩy mạnh xã hội hoá y tế. Nâng cao y đức người thầy thuốc. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. Bảo đảm các quyền cơ bản củatrẻ em, bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Tích cực giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp về phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; huy động các nguồn lực, đầu tư hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ phát triển sản xuất, đời sống, giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, tăng cường các dịch vụ công cho người nghèo, vùng nghèo, đối tượng chính sách… để tạo nhiều việc làm mới và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững. Phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ nghèo đạt từ 2,5% - 3%, trong đó vùng miền núi phấn đấu đạt trên 4%/năm; tạo việc làm mới bình quân mỗi năm đạt trên 9.500 lao động. Thực hiện tốt các chính sách xã hội, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa”. Triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ.
Phát triển mạnh khoa học công nghệ, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiêncứu và chuyển giao ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu, tiến bộ khoa học công nghệ vào các lĩnh vực quản lý, sản xuất, kinh doanh và đời sống. Chú trọng công tác bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững. Quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên: đất, rừng, nước, khoáng sản; xử lý nghiêm những vi phạm về quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Thứ bảy, đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại, chủ động mở rộng quan hệ hợp
tác trong khu vực và quốc tế.
Giữ vững và phát huy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống, tích cực mở rộng phạm vi quan hệ hợp tác với các địa phương trong nước và các nước trên thế giới. Nâng cao hơn nữa quan hệ hữu nghị đặc biệt với các tỉnh bạn Lào có chung đường biên giới. Tăng cường quan hệ hợp tác với các tỉnh thuộc các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây. Tích cực vận động, tìm kiếm thu hút đầu tư và sử dụng có hiệu quả các nguồn viện trợ ODA, NGOs.
Để đạt mục tiêu phát triển KT-XH đã đề ra, tỉnh Quảng Trị phát huy mọi
76
thu hút đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng đa dạng hóa các hình thức đầu tư, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong tỉnh là chủ yếu đa dạng hóa các hình thức hợp
tác và liên doanh sớm hòa nhập vào thị trường khu vực và quốc tếđểkhai thác các lợi thế so sánh phấn đấuGDP đạt bình quân 13%. Phấn đấu đưa tỉnh Quảng Trị phát triển nhanh và bền vững.