Những cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 79 - 80)

- Nguyên nhân khách quan:

3.1.Những cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

3.1.Những cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp

3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại tỉnh Quảng Trị đến năm 2015 và

tầm nhìn năm 2020

Quảng Trịlà tỉnh thuộc miền trung, có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar

qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng... Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch…Đặc biệt là có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Quảng Trị có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có

sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km). Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Quảng Trị một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, so với nhiều tỉnh có nền kinh tế phát triển trong cả nước,Quảng Trị vẫn còn là tỉnh phát triểnchưa cao, kết cấu hạ tầng còn kém hiện đại, thiếu nguồn vốn

và kỹ thuật cao. Thị trường còn nhỏ, thiếu các doanh nghiệp, nhà đầu tư có thương hiệu,uy tín và tiềm lực kinhtế mạnh để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Quán triệt những quan điểm chỉ đạo đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đại hội tỉnh Đảng bộ Quảng Trị lần Thứ XV, đã xác định mục tiêu phát triển thời kỳ 2010-

70

Mục tiêu tổng quát: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; phát huy sức mạnh tổng hợp khối đại đoàn kết toàn dân; huy động mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội, môi trường, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, giữ vững quốc phòng -

an ninh; phấn đấu đưa Quảng Trị phát triển nhanh, bền vững và đến năm 2015 GDP bình quân đầu người tăng gấp hơn hai lần năm 2010”.

Các chỉ tiêu chủ yếu năm 2015.

* Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2015:

1- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính theo GDP) bình quân 5 năm 12 - 13%. 2- Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế của tỉnh (theo GDP):

+ Công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng 43 - 45%.

+ Thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng 34 - 36%. + Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng 20 - 22%.

3- GDP bình quân đầu người đạt 34 – 35 triệu đồng, tương đương 1.650 - 1.700 USD.

4- Thu NSNN trên địa bàn bình quân hàng năm tăng trên 17%, năm 2015 đạt

1.700 – 1.800 tỷ đồng.

5- Kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm tăng 18,6%, năm 2015 đạt 100 triệu USD.

6- Sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 23 - 23,5 vạn tấn/năm.

7- Tổng vốn đầu tưphát triển toàn xã hội trong 5 năm đạt 45.000 tỷ đồng.

8- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 2,5 - 3%.

9- Tạo việc làm mới hàng năm cho trên 9500 lao động; trong đó, tạo việc làm mới tại địa phương hàng năm trên 7000 lao động.

10- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%; trong đó, đào tạo nghề trên 33%.

11- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 17%.

12- Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch ở thành thị đạt trên 95%; sử dụng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 90%.

13- Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt xấp xỉ 50%.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 79 - 80)