QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại tỉnh Quảng Trị tác động đến vốn đầu tư XDCB từ NSNN
đến vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, nằm ở đoạn thắt lại trên chiều dài Bắc - Nam của giang sơn hình chữ S và nằm chính giữa khúc ruột miền Trung đất nước, điểm tỳ vai chiếc đòn gánh trĩu nặng hai đầu Tổ quốc. Đặc điểm này được minh họa bằng hình ảnh bản đồ địa lý của Quảng Trịnhư sau:
Bản Đồ tỉnh Quảng Trị
Hình thế Quảng Trị tựa lưng vào dãy Trường sơn hùng vĩ và mặt hướng ra biển Đông bao la có diện tích tự nhiên 4.744,32kmP
2
PR, Rdân số trên 634 nghìn người ( số liệu năm 2011)PP. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị, phía Đông
giáp biển Đông với bờ biển dài 75km và được án ngự bởi đảo Cồn Cỏ rộng 4 kmP 2
P cách cách
bờ biển (Mũi Lay-Vĩnh Linh) chừng 30 km, phía Tây giáp nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào với đường biên giới dài 206 km, phân chia bởi dãy núi Trường Sơn hùng
32
vĩ và được thông thương thuận lợi qua đèo Lao Bảo nơi hạ thấp của dãy Trường Sơn (độ cao 350 m), có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay. Quảng Trị cách thủ đô Hà nội 582 km về phía Bắc và cách thành phố Huế 75 km, cách thành phố Hồ Chí Minh 1121km về phía Nam.
Tuy với diện tích không rộng, người không đông, nhưng do nằm ở vị trí chiến lược quan trọng nên Quảng trị đã và đang giữ vai trò trọng yếu trong việc bảo vệ và khai thác biển Đông, đảm bảo giao lưu thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước. Là vị trí ngã ba Đông Dương với hành lang kinh tế Đông-Tây nối cảng Cửa Việt, Mỹ Thuỷ qua đèo Lao Bảo với nước bạn Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar mở ra quan hệ rộng lớn với Đại lục Tây Á là điều kiện thuận lợi nhất định để thu hút đầu tư.
Trong những năm gần đây tỉnh Quảng Trị đã có bước phát triển nhanh và tương đối toàn diện cả về kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức cao so với bình quân chung của cả nước ( giai đoạn 2007-2011 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt 10,8 %). Cơ cấu kinh tế từng bước được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp và giảm tương đối các ngành nông nghiệp. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây
dựng. Lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm phát triển, phong trào xoá đói giảm nghèo được thực hiện có hiệu quả. Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.
Quảng Trị là vùng đất ít được sự ưu đãi của tự nhiên, nghèo về tiềm năng; cuộc sống của người dân luôn khốn khó và thường xuyên bị đe dọa bởi thiên tai. Chính điều này đã hun đúc cho người Quảng Trị một lối sống quen chịu đựng gian khổ, biết vươn lên hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt qua nghèo khó để vươn lên.
Nhìn tổng thể, địa hình của lãnh thổ Quảng Trị phân bố đa dạng theo không gian
và có sự đan xen mạnh mẽ giữa các vùng: rừng núi, gò đồi, thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển, biển và hải đảo.
Địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, gồm núi đồi chiếm 81%, đồng bằng chiếm 11,5%, bãi cát và cồn cát ven biển kéo dài chiếm 7,5%. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi nhiều núi đồi, sông suối và đầm phá dày đặc. Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp lại bị phân hoá thành các vùng trũng theo các lưu vực sông Mỹ Chánh, Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Bến Hải. Phía Tây thì núi đá dốc nhọn, sườn dốc thoải đến lượn sóng. Phía đông thì địa hình toàn bãi cát và cồn cát. Địa hình đồng bằng cấu tạo bởi phù sa ở giữa lại
33
thấp, rất dễ bị ngập úng vào mùa mưa lũ, việc thực hiện các dự án đầu tưgặp rất nhiều khó khăn và suất vốn đầu tư cho công trình rất lớn. Hệ quả của đầu tư dàn trải của những giai đoạn trước chưa được giải quyết triệt để.
Hệ thống kết cấu hạ tầng tuy có được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông và du lịch. Các công trình
công nghiệp địa phương quy mô còn nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, thiếu vốn, kết quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh còn yếu.
Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển, nhất là nguồn cán bộ quản lý; lực lượng lao động qua đào tạo còn thiếuvà bất cập.
Xuất phát điểm của nền kinh tế Quảng Trị thấp, tăng trưởng không ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, trong số 10 đơn vị hành chính thì có 1 huyện nghèo, toàn tỉnh có 24/141 xã là xã đặc biệt khó khăn. Nguồn thu ngân sách rất hạn hẹp, nên để đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ chi ngân sách cho đầu tư phát triển, tỉnh phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngân sách trung ương bổ sung.
Quán triệt tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XV
nhiệm kỳ 2011-2015 là “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ, toàn diện, vững chắc trên tất cả các lĩnh vực. Tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; giữ vững quốc phòng an ninh; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; vai trò hoạt động và giám sát của mặt trận và các đoàn thể nhân dân, phấn đấu đưa tỉnh ta thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo của cả nước”. Trong những năm qua,
công tác đầu tưXDCB được tỉnh rất quan tâm, đã tập trung phát huy mọi nguồn lực để đầu tưxây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển kinh tế. Hàng năm, chi ngân sách cho đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng gần 30%) trong tổng số chi NSNN trên địa bàn. Trong giai đoạn 2007-2011, trung bình hàng năm có hàng trăm công trình, dự án được đầu tưbằng NSNN với số vốn hàng nghìn tỷ đồng được kiểm soát thanh toán qua Kho bạc Nhà nước. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, nhiều công trình, dự án được hoàn thành và phát huy hiệu quả, góp phần đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
2.1.2. Thực trạng đầu tư XDCB từ NSNN tạitỉnh Quảng Trị