Đánh giá khâu cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 61 - 65)

QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚCTẠI TỈNH QUẢNG TRỊ

2.2.3. Đánh giá khâu cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư phát

triển và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thực hiện theo quy định tại Thông tư số

27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầutư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN; Thông tư số

130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC; Thông tư số 88/2009/TT-BTC ngày 29/4/2009 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 . Từ ngày 05/8/2011 đến nay đang thực hiện theo Thông tư 86/2011/TT- BTC ngày 17/6/2011 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tưthuộc nguồn NSNN.

Căn cứ vào hệ thống văn bản trên, vốn đầu tư XDCB từ ngân sách tại tỉnh Quảng Trịđược thực hiện đồng thời với quá trình thực hiện dự án, nên qua nhiều khâu

và quá trình giải ngânvốn được quản lý theo một trình tự quy định. Về nguyên tắc vốn

chỉ được cấp phát căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện. Vì vậy đây là khâu rất quan trọng nếu đảm bảo giải ngân vốn kịp thời chính xác và đầy đủ thì vốn đầu tư

XDCB từ NSNN sẽ được quản lý chặt chẽ và đảm bảo thời gian thực hiện tiến độ dự án, hạn chế thất thoát lãng phí trong đầu tưXDCB từ NSNN.

Căn cứ các quy định trên tình hình quản lý vốn trong khâu cấp phát thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN tạiQuảng Trịđược thực hiện như sau:

- Sau khi dự án được thẩm định, phê duyệt, Chủ đầu tư tiến hành quá trình lựa chọn nhàthầu để chọn đơn vị thi công theo Luật đấu thầu. Sau đó, Chủ đầu tưvà đơn vị thi công tiến hành ký kết hợp đồng, quá trình thi công được thực hiện.

Nhà nước cấp vốn cho Chủ đầu tưđể Chủ đầu tư thanh toán cho Nhà thầu theo hợp đồng hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm: Tạm ứngtheo quy định; Thanh toán khối lượng hoàn thành.

52

Quy trình cấp phát, thanh toán giải ngân vốn ngân sách thường qua rất nhiều

“cửa” do phải thông qua các ban ngành chức năng đã làm cho Chủ đầu tưvà đơn vị thi công gặp nhiều khó khăn do phải có khá nhiều thủ tục có liên quan với thanh toán vốn,

đây là khâu có thể gây ách tắc trong cấp phát vốn cũng như tạo hiện tượng vốn chờ

công trình.

Trong giai đoạn này vấn đề quản lý vốn đầu tưthường gắn với quản lý thiết kế

và thi công. Vì thiết kế kỹ thuật nhằm thực hiện chủ trương đầu tư và đảm bảo cho công trình có chất lượng hiệu quả và là cơ sở để xác nhậnkhối lượng công trình, là căn cứ để thanh toán vốn đầu tư. Nếu không quản lý tốt ở khâu này thì gây thất thoát và lãng phí lớn.

50T Ví dụ- 50TCông trình nước sạch ở bản Mới 1, xã Thuận vừa sử dụng được một thời gian ngắn đã bị “đắp chiếu”, khiến người dân phải sử dụng nước từ suối La

La, Sê Pôn để nấu ăn, tắm giặt. Trong khi đó, nguồn nước từ 2 con sông này cũng bị ô nhiễm do chất thải từ các nhà máy chế biến cà phê, tinh bột sắn lân cận. Tại bản 2, 3, xã Thuận, do đường ống cấp dẫn nước bị hư hỏng nên bà con cũng không có nước sạch để dùng.

Theo thống kê của cơ quan chức năng, thời gian qua với sự đầu tưcủa Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cùng nguồn vốn của các dự án, tổ chức, chương trình khác, trên địa bàn huyện Đakrông đã có 18 công trình cấp nước tập trung được xây dựng ở các xã A Vao, Tà Rụt, Mò Ó, Húc Nghì. Trong 18 công trình này, có 5 công trình hư hỏng, không hoạt động; 2 công trình hoạt động kém hiệu quả. Ở huyện Hướng Hóa có 11 công trình cấp nước tập trung được xây dựng ở các xã: Hướng Phùng, Hướng Lộc, A Dơi, Xy, Thuận. Trong 11 công trình có 2 công trình hư hỏng, không hoạt động; 4 công trình hoạt động kém hiệu quả. Cũng theo cơ quan chức năng, nguyên nhân các công trình cấp nước tập trung hư hỏng, không hoạt động hoặc hoạt động kém hiệu quả là do lòng hồ trước đập bị đất, cát sỏi bồi lấp; đường ống qua

53

các khe suối bị cuốn trôi; bể chứa nước tập trung và các van vòi bị hư hỏng, ý thức sử dụng, quản lý, bảo dưỡng công trình của người dân chưa tốt.

Câu chuyện ở huyện Đakrông có 7/18, huyện Hướng Hóa có tới 6/11 công

trình cấp nước sinh hoạt tập trung hư hỏng, không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả đã nói lên tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư XDCB, kéo theo nhiều hệ lụy đối với sinh hoạt của người dân. Và cho dù vì lý do gì đi nữa, câu chuyện này cũng phản ánh thực trạng các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương buông lỏng, chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác khảo sát, quy hoạch, quản lý và giám sát đầu tư xây dựng các công trình phục vụ dân sinh.

Đó chỉ một trong số rất nhiều công trình tiền tỷ mà không hiệu quả ở Quảng Trị. Bên cạnh sự tốn kém, lãng phí, lợi ích của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vấn đề này cho thấy khâu quản lý thiết kế và thi công ở tỉnh Quảng Trịvẫn còn tồn tại và gây thất thoát lớn.

Để khắc phục tình trạng này, cùng với những giải pháp khác, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tập trung cho công tác khảo sát thực địa một cách sâu sát, thực chất để làm cơ sở xây dựng, triển khai các dự án xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất, dân sinh đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, yếu tố phong tục tập quán của người dân địa phương. Tăng cường công tác quản lý, giám sát để đảm bảo sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn; ưu tiên triển khai những công trình liên quan mật thiết đến sản xuất, sinh hoạt của người dân. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Phát huy vai trò của cấp ủy, Ban điều hành thôn, bản và người dân trong giám sát, quản lý đầu tư xây dựng tại cộng đồng; làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong sử dụng, bảo vệ các cơ sở hạ tầng…

2.2.4. Đánh giá khâu quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Công tác thanh quyết toán vốn đầu tư XDCB tại Quảng Trị được tiến hành sau khi thi công hoàn thành, kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng; đây là

giai đoạn cuối cùng của toàn thể quá trình đầu tư, hoạt động quản lý trong khâu quyết

toán đầu tư XDCB ở tỉnh Quảng Trịđượcthực hiệnnhư sau:

- Cơ quan Tài chính cùng cấp thẩm tra hồ sơ và trình lãnh đạo UBND tỉnh, huyện phê duyệt sau khi công tác nghiệm thu xây lắp hoàn chỉnh theo thiết kế được

54

duyệt, vận hành đúng theo yêu cầu kỹ thuật và nghiệm thu chất lượng bàn giao công

trình cho Chủ đầu tư đưa vào sử dụng.

- Ở khâu này tuy công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng KBNN và

Chủ đầu tưvẫn không thanh toán hết cho đơn vị thi công mà có giữ lại tỷ lệ % chi phí bảo hành. Về mặt pháp lý, việc bảo hành phải theo cấp công trình, trong một dự án có nhiều công trình phải áp dụng bảo hành theo từng công trình. Theo quy định việc bảo hành đối với các công trình đặc biệt, cấp I thời gian bảo hành không ít hơn 20 tháng và tỷ lệ phần trăm chi phí bảo hành bằng 3% giá trị công trình được bảo hành. Các

công trình khác thời gianbảo hành không ít hơn 12 tháng và tỷ lệ phần trăm chi phí bảo hành bằng 5% giá trị công trình được bảo hành.

Để quyết toán công trình, Chủ đầu tư lập hồ sơ quyết toán công trình gửi đếncơ

quan Tài chính xem xét thẩm tra quyết toán. Hồ sơ bao gồm: tờ trình đề nghị thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành theo mẫu; tập Hồ sơ dự án có

đóng dấu thẩm định; tập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán; tập quyết toán, quyết định phê duyệtdự án; kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công - dự toán; quyết định chỉ định thầu xây lắp(đối với công trình chỉ định thầu); quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu (đối với công trình đấu thầu); hợp đồng xây lắp; hợp đồng tư vấn lập dự án; hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; nhật ký thi công (nếu thấy cần thiết); các

biên bản nghiệm thu kỹ thuật, giai đoạn, hoàn thành đưa vào sử dụng; các kết quả thí nghiệm vật liệu; các loại phiếu thu phí, lệ phí, hợp đồng bảo hiểm; bản vẽ hoàn công.

Số lượng hồ sơ 01 bộ quyết toán vốn đầu tư XDCB cho các công trình theo sự phân

cấp quản lý.

Để quyết toán dự áncần có sự đối chiếu số liệu, so sánh giữa Chủ đầu tư - Kho bạc Nhà nước và đơn vị thi công. Công tác quyết toán vốn đầu tư được thực hiện hằng năm và khi dự án hoàn thành để nhằm xác định sốvốn đầu tư, cấp phát trong năm.Đối với dự án kéo dài nhiều năm, Chủ đầu tư phải quy đổi vốn đầu tưđã thực hiện về mặt bằng giá trị tại thời điểm bàn giao. Sau khi kết thúc năm kế hoạch, Chủ đầu tư phải

hoàn thành báo cáo vốn đầu tưthực hiện năm trước gửi tới cơ quan cấp phát chậm nhất là 1 năm. Khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng thì Chủ đầu tư phải báo cáo quyết toán vốn gửi đến cơ quan cấp phát vốn chậm nhất không qua 6 tháng. Tuy nhiên ở tỉnh

Quảng Trị khâu quyết toán công trình vẫn còn một số trường hợp tiến hành chậm do công trình đã hoàn thành đưa vào sử dụng rồi nhưng khi đưa ra kiểm toán, rà soát lại tất

55

cả các khoản chi phí phục vụ cho công tác xây dựng từ khi lập dự án, thăm dò, khảo sát đến khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Nó lại được xác định một cách chính xác hơn giá trị thực tế của công trình xây dựng,tức là nó xuất toán những khoản chi bất hợp lýkhông nằm trong phạm vi dự án được duyệt,phần phát sinh do nguyên nhân chủ

quan thì Chủ đầu tư phải tự lo lấy nguồn vốn đầu tư của dự án. Còn nếu vượt dự toán do nguyên nhân khách quan như trượt giá, thay đổi thiết kế thì có thể chấp nhận cho quyết toán nếu vượt không quá 10% tổng dự toán được duyệt.Nếu trên 10% thì phải có cấp thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh mới được quyết toán. Trong năm năm từ 2009- 2013 đã có 850 dư án với tổng số vốn đầu tư từ NSNN 10.533 tỷ đồng vốn NSNN được phê duyệt quyết toán.

Mặc dù hội đồng xét duyệt quyết toán có đầy đủ các thành phần như: Sở Kế

hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các phòng ban, cơ quan chủ quản…đã tiến hành thẩm định và báo cáo quyết toán đề nghị lên UBND các cấp thuộc tỉnh phê duyệt nhưng vẫn còn nhiều khoản bất hợp lý chưa được xuất toán.

Trong những năm vừa qua, ở tỉnh Quảng Trị công tác nghiệm thu quyết toán công trình làm chưa được chặt chẽ. Khi A, B nghiệm thu thường có đầy đủ ban bệ nhưng lại thiếucác phương tiện kỹ thuật hiện đại phù hợp để kiểm tra đầy đủ chính xác so với bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công và kết cấu chủng loại vật liệu, đánh giá đúng chất lượng, thẩm mỹ công trình. Nên chất lượng công tácnghiệm thu chưa cao. Thậm chí có công trình khi nghiệm thu kỹ thuật được đánh giá tốt nhưng khi mới bàn giao đưa vào sử dụng đã bị hư hỏng nặng.

Một số công trình đã nghiệm thu hoàn thành, nhưng vẫn chưa bàn giao đưa vào sử dụng do chậm thanh toán vốn cho bên thi công.

Từ tình hình trên nổi lên nhiều vấn đề cần giải quyết trong công tác thanh toán cấp phát nghiệm thu bàn giao sử dụngvà quyết toán. Nếu vấn đề đưa ra được sửa đổi thì chất lượng vàhiệu quả công trình sẽ nâng lên.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở tỉnh quảng trị (Trang 61 - 65)