- Nguyên nhân khách quan:
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH QUẢNG TRỊ
3.3.1.1. Về lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư
Để đảm bảo sự phát triển hài hòa, có tổ chức cho mạng lưới đô thị của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị. Đặc biệt là Chỉ thị số
11/2013/CT-UBND ngày 17/7/2013 về tăng cường công tác lập, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý quy hoạch đô thị cũng đang gặp nhiều thách thức lớn. Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ tại Việt Nam nói chung cũng như tỉnh Quảng Trị nói riêng. Trong khi nhiều đô thị đang không ngừng được nâng cấp, mở rộng, phát triển song hành cùng sự cải thiện điều kiện, không gian sống của người dân, quá trình đô thị hóa cũng để lại nhiều vấn đề bức xúc cho xã hội ở nhiều nơi: tốc độ lập quy hoạch không theo kịp thực tế phát triển đô thị; chất lượng không gian đô thị, kiến trúc công trình chưa cao; mật độ dân số quá cao gây sự quá tải cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của đô thị; phát triển thiếu định hướng gây hủy hoại cảnh quan môi trường thiên nhiên và cân bằng sinh thái; tình
78
khai thác và sử dụng đất đô thị kém hiệu quả. Vì vậy, trong thời gian tới tỉnh cần chỉ đạo:
- Đẩy mạnh công tác lập, rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng các quy
hoạch; bảo đảm tính chiến lược và đồng bộ, sự phù hợp giữa quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH.
- Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch xây dựng tỉnh Quảng Trị đến năm 2020; hoàn thành xây dựng các quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng các phường, xã và quy hoạch ngành. Khắc phục tình trạng quy hoạch được duyệt nhưng không được triển khai thực hiện theo quy định.
- Quản lý quy hoạch đô thị phải dựa trên cơ sở phối hợp đa ngành, bảo đảm tính đồng bộ giữa quy hoạch xây dựng với các quy hoạch chuyên ngành trên cùng một địa bàn. Sự phối hợp các quy hoạch chuyên ngành với có tính thống nhất cao là cơ sở vững chắc cho việc lập và triển khai các dự án đầu tưxây dựng sau này, tránh phá đi làm lại, tránh đào lên lấp xuống nhiều lần. Sự phối hợp đa ngành sẽ đem lại sự đồng bộ, ngăn nắp của các tuyến phố, góp phần hình thành nên vẻ đẹp đô thị.
- Bảo đảm bố trí vốn XDCB theo hướng tập trung vào các lĩnh vực có trọng tâm, trọng điểm của tỉnh như: bố trí vốn đầu tư phù hợp cho các ngành, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, kết cấu hạ tầng giao thông, đô thị, hạ tầng xã hội, phù hợp với khả năng cân đối vốn của năm kế hoạch và những năm tiếp theo; quản lý vốn theo phân cấp của Luật NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư; chấm dứt tình trạng đầu tư không đồng bộ, không hiệu quả; dành vốn thanh toán các khoản nợ đến hạn trong XDCB.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí. Chỉ phân bổ vốn đối với những dự án có đủ nguồn vốn đảm bảo, đúng quy định, trình tự, thủ tục XDCB hiện hành.
- Tăng cường nguồn vốn đầu tưcho các ngành, vùng.. hướng vào mục tiêu thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm trong các ngành kinh tế. Trước hết là trong công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông nghiệp và kinh tế nông
thôn.
3.3.1.2. Các giải pháp nhằmhuy động vốn đầu tư
79
Để tăng thu NSNN, tỉnh Quảng Trịcần thực hiện các giải pháp sau:
Một là, trong khi khai thác, cho thuê, nhượng bán tài sản, tài nguyên quốc gia
tăng thu cho ngân sách, tỉnh cần phải dành kinh phí thỏa đáng đểnuôi dưỡng, tái tạo và phát triển các tài sản, tài nguyên ấy, không làm cạn kiệt và phá hủy tài sản, tài nguyên vì mục đích trước mắt.
Hai là, chính sách thuế phải vừa huy động được nguồn thu cho NSNN, vừa
khuyến khích tích tụ vốn cho doanh nghiệp và dân cư.
Ba là, chính sách vay dân để bù đắp thiếu hụt NSNN phải được đặt trên cơ sở
thu nhập và mức sống của dân.
Bốn là, ngoài các biện pháp chống thất thu dùng NSNN đầu tư trực tiếp vào
một số doanh nghiệp quan trọng trong những lĩnh vực then chốt, nhằm tạo ra nguồn tài chính mới cho tỉnh Quảng Trị, tạo nguồn thu bằng phát triển sản xuất, các biện pháp kinh tế, tài chính, khuyến khích sản xuất phát triển. Đây là giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất.
Năm là, tỉnh cần có chính sách tiết kiệm, khuyến khích mọi người tiết kiệm
tiêu dùng, tinh giản bộ máy, cải cách hành chính và cơ chế chi tiêu cho bộ máy hành chính Nhà nước theo hình thức khoán chi và đầu ra sao cho đảm bảo hoạt động tốt bộ
máy nhưng vẫn tiết kiệm chi NSNN nhằmđể tích lũy vốn chi cho đầu tư. Trong giai
đoạn hiện nay cần tiếp tục thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24-2-2011 của Chính
phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vỹ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Sáu là, tăng cường tạo nguồn thu xổ số kiến thiết; nguồn thu từ quỹ đất: rà soát
đất công, xây dựng quy hoạch quỹ đất để tạo quỹ đất kinh doanh; huy động tối đa nguồn thuđấu giá quyền sử dụng đất cho quỹ phát triển đất để đẩy mạnh việc tái đầu tư, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch, … tạo điều kiện thuận lợi cho các Nhà đầu tư các khu đô thị mới để khai thác nhanhquỹ đất do các Nhà đầu tưgiao lại.
Thứ hai, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài tỉnh
Trong bối cảnh ngày nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ.Kết hợp giữa nội lực và ngoại lực nhằm phát huy sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại có ý nghĩa hết sức quan trọng để sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế. Chính vì vậy tỉnh cần có giải pháp nhằm thu hút vốn
80
đầu tưnhư sau:
- Có chính sách mở, thông thoáng, phù hợp với pháp luật và từng giai đoạn từng ngành, từng lĩnh vực tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư từ bên ngoài như: tạo điều kiện ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài như chính sách thuế miễn giảm, chính sách nhà đất.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng một số khu vực nhằm thu hút vốn đầu tư.
- Chuẩn bị kỹ nội dung để phối hợp với Thời báo kinh tế Việt Nam tuyên truyền về các chính sách mới Hội nhập quốc tế trong khai thác thế mạnh hành lang kinh tế Đông Tây với tỉnh Quảng Trị.
- Kiến nghị Chính phủ đưa Quảng Trị vào vùng kinh tế trọng điểm Miền
Trung, cho thành lập khu kinh tế Đông Nam và khu kinh tế cửa khẩu hình thành trục kinh tế một hành lang hai khu kinh tế. Đồng thời quan tâm hỗ trợ đầu tưhạ tầng, nhất là hệ thống giao thông Quốc gia qua địa bàn tỉnh.
- Không ngừng tăng cường quảng bá và xúc tiến đầu tưở tỉnh Quảng Trị thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua phát triển kinh tế đối ngoại mở rộng quan hệ quốc tế nhằm giới thiệu quảng bá rộng rãi các ưu thế và tiềm năng của tỉnh Quảng Trị, - Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh liên kết đầu tư cơ sở hạ tầng, thu hút BTO, BOT, BT. Tăng cường hợp tác với các địa phương trong cả nước đặc biệt ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh miền Trung, Tây nguyên. Thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư.
- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tưtheo hướng cải cách hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, giảm bớt thủ tục phiền hà trong sản xuất, thương mại, dịch vụ (tài chính, Ngân hàng, thuế quan, chuyển tiền ra nước ngoài …)
- Ngoài ra cần có chính sách phát triển nguồn nhân lực, hình thành thị trường nguồn nhân lực được đào tạo và có chất lượng cao theo hướng hiện đại đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa;tăng lao động lành nghề và giảm lao động giản đơn.