TRỨNG VÀ ĐẺ CON:

Một phần của tài liệu tech12h.comsinh_11_k2_5512 (Trang 120 - 125)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a.Mục tiêu: - - Luyên tập để HS củng cố những gì đã biết .

- Rèn luyện năng lực tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

b.Nội dung hoạt động: Hoạt động cá nhân làm bài tập c.Sản phẩm: Đáp án của học sinh

d.Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giáo viên đưa ra đề bài và yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời

- Cho HS đọc phần in nghiêng trong khung SGK, trả lời câu hỏi: Tại sao cá thể con trong SSVT giống hệt cá thể gốc?

- Cho HS nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức SSVT ở động vật.

- Câu hỏi trắc nghiệm:

Nhận định nào sau đây là đúng:

a. Các hình thức SSVT ở động vật là: Phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sản. b. Trinh sản là hiện tượng trứng không qua thụ tinh phát triển thành các cơ thể có bộ NST lưỡng bội.

c. SSVT có ưu điểm là: Tạo ra cá thể mới đa dạng về mặt di truyền. d. Sự SSVT ở động vật bậc cao rất phổ biến.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

-Học sinh làm bài tập cá nhân

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

Học sinh trình bày đáp án trước lớp

Bước 4: Kết luận, nhận định

D: VẬN DỤNG (8’)

a.Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các

tình huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

b. Nội dung hoạt động: hoạt động nhóm c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

Giúp học sinh khái quát chiều hướng tiến hóa về sinh sản của động vật từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong;từ để trứng đên mang thai và sinh con.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Học sinh trình bày đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên bổ sung và chốt lại kiến thức

Họ và tên:………..

Lớp:……… Phiếu học tập số 1

Hình thức thụ tinh Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong

Khái niệm Môi trường Ưu điểm

Nhược điểm Họ và tên:……… Lớp:………… Phiếu học tập số 2 Hình thức sinh sản Đẻ trứng Đẻ con Ưu điểm Nhược điểm Nội dung bảng phụ 1 Hình thức T.tinh Chỉ tiêu so Sánh

Thụ tinh ngoài Thụ tinh trong

Khái niệm

Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái.

Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh trong cơ quan sinh dục của con cái.

Môi trường Nước Cạn

Ưu điểm: - Con cái đẻ được nhiều trứng trong cùng một lúc. - Không tiêu tốn nhiều năng lượng để

- Hiệu suất thụ tinh cao - Hợp tử được bảo vệ tốt ít chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

thụ tinh.

- Đẻ được nhiều lứa hơn trong cùng khoảng thời gian so với thụ tinh trong.

Nhược điểm

- Hiệu suất thụ tinh của trứng thấp.

- Hợp tử không được bảo vệ nên tỷ lệ phát triển và đẻ con thấp.

- Tiêu tốn nhiều năng lượng để thụ tinh.

- Số lứa đẻ giảm, lượng con đẻ ít.

Nội dung bảng phụ 2

Hình thức sinh sản Đẻ trứng Đẻ con

Ưu điểm

- Không mang thai nên con cái không khó khăn khi tham gia các hoạt động sống - Trứng thường có vỏ bọc bên ngoài chống lại các tác nhân bất lợi.

- Ở động vật có vú, chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ qua nhau thai rất phong phú, nhiệt độ trong cơ thể mẹ thích hợp với sự phát triển của thai.

- Tỉ lệ chết của phôi thai

thấp

Nhược điểm

- Môi trường bất lợi làm phôi phát triển kém và tỉ lệ nở thấp

- Trứng phát triển ngoài cơ thể nên dễ bị tác động của môi trường.

- Mang thai gây khó khăn trong hoạt sống của động vật - Tốn nhiều năng lượng để nuôi dưỡng thai nhi

- Sự phát triển của phôi thai phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể mẹ

Ngày Soạn:

Tiết 49

BÀI 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH SẢNI. Mục tiêu: I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:

- Nêu được cơ chế điều hòa sinh tinh - Nêu được cơ chế điều hòa sinh trứng

2. Năng lực

a/ Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu

nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

Một phần của tài liệu tech12h.comsinh_11_k2_5512 (Trang 120 - 125)