HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8’)

Một phần của tài liệu tech12h.comsinh_11_k2_5512 (Trang 100 - 105)

a.Mục tiêu: -Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình

huống, bối cảnh mới ,nhất là vận dụng vào thực tế cuộc sống. -Rèn luyện năng lực tư duy, phân tích.

b. Nội dung hoạt động: hoạt động nhóm c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ

GV đưa ra câu hỏi và yêu cầu học sinh trả lời

Vì sao muốn nhân giống cam, chanh và nhiều loại cây khác, người ta thường chiết hoặc giâm chứ không trồng bằng hạt ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Thảo luận nhóm

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Bước 4: Kết luận, nhận định

Giáo viên bổ sung và chốt lại kiến thức

Đáp án phiếu học tập số 1 Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật Các hình thức SS vô tính ở thực vật Đặc điểm Một số ví dụ ở thực vật Giản đơn Cơ thể mẹ tự phân thành các phần, mỗi phần → cá thể mới

Loài tảo Chlorella sp tế bào mẹ → 4 tế bào con

Bào tử

Cơ thể mới được sinh ra từ bào tử, bào tử lại được hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

Rêu, dương xỉ

Sinh dưỡng tự nhiên

Rễ

Cơ thể mới đựơc sinh ra từ một bộ phận (rễ, thân, lá) của cơ thể mẹ

Khoai lang (rẽ củ)

Thân

Thân củ (khoai tây), thân rễ (cỏ gấu), thân bò (rau má), căn hành (hành, tỏi...)

Lá Lá thuốc bỏng

Nhận xét

Ưu điểm: cơ thể con giữ nguyên tính di truyền của cơ thể mẹ nhờ quá trình nguyên phân.

Nhược điểm: không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ nên cá thể con kém thích nghi khi điền kiện sống thay đổi.

Đáp án phiếu học tập số 2

ứng dụng sinh sản vô tính ở thực vật

Cách thức tiến hành Điều kiện

Ghép Dùng cành, chồi hay mắt ghép của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác.

Phần vỏ cành ghép và gốc ghép có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Buộc chặt cành ghép hay mắt ghép vào góc ghép. - Hai cây cùng ghép cùng loài, cùng giống.

Chiết

Chọn cành chiết, cạo lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ đã cạo, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

Cạo sạch lớp tế bào mô phân sinh dưới lớp vỏ.

Giâm

Tạo cây mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, củ) bằng cách vùi vào đất ẩm.

Bảo đảm giữ ẩm và tuỳ loài cây mà kích thước đoạn thân, cành phù hợp. Nuôi cấy mô - tế

bào

Các tế bào -mô thực vật được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng thích hợp → cây mới.

Điều kiện vô trùng.

Ưu điểm - Giữ nguyên được tính trạng tốt mà ta mong muốn - Cho sản phẩm thu hoạch nhanh.

* Nuôi cấy mô - tế bào: sản xuất giống cây sạch bệnh, giữ được các đặc tính DT, tạo được số lượng lớn cây giống quí trong thời gian ngắn.

Ngày Soạn: Tiết 45

Bài 42 SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT

1. Kiến thức:

-Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật

-Nêu được ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật. -Hiểu được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.

-Nêu được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.

2.Năng lực

a/ Năng lực kiến thức:

- HS xác định được mục tiêu học tập chủ đề là gì

- Rèn luyện và phát triển năng lực tư duy phân tích, khái quát hoá. - HS đặt ra được nhiều câu hỏi về chủ đề học tập

b/ Năng lực sống:

- Năng lực thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.

- Năng lực trình bày suy nghĩ/ý tưởng; hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm, trong hoạt động nhóm.

- Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin.

- Quản lí bản thân: Nhận thức được các yếu tố tác động đến bản thân: tác động đến quá trình học tập như bạn bè phương tiện học tập, thầy cô…

- Xác định đúng quyền và nghĩa vụ học tập chủ đề...

- Quản lí nhóm: Lắng nghe và phản hồi tích cực, tạo hứng khởi học tập...

3. Phẩm chất: Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu

nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1. GV: Tranh vẽ H.42.1 & H.42.2 1. GV: Tranh vẽ H.42.1 & H.42.2

2. HS: Hoa và xem lại kiến thức giảm phânIII.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNGa. Mục tiêu : a. Mục tiêu :

- Kích thích học sinh hứng thú tìm hiểu bài mới

- Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho học sinh.

b.Nội dung hoạt động: trò chơi, gợi mở.. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1: Tổ chức thực hiện

-GV đặt vấn đề: Sự hình thành cơ thể mới ở thực vật trong bài học trước, các em đã biết được bằng con đường sinh sản sinh sản vô tính. Hôm nay các chúng ta tìm hiểu một hình thức sinh sản khác nữa ở thực vật : SINH SẢN HỮU TÍNH Ở THỰC VẬT.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Học sinh tập trung chú ý;

Suy nghĩ về vấn đề được đặt ra;

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

Tham gia hoạt động đọc hiểu để tìm câu trả lời của tình huống khởi động,

Bước 4: Kết luận, nhận định

Từ cách nêu vấn đề gây thắc mắc như trên, giáo viên dẫn học sinh vào các hoạt động mới: Hoạt động hình thành kiến thức.

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨCa. Mục tiêu : a. Mục tiêu :

-Nêu được khái niệm sinh sản hữu tính ở thực vật

-Nêu được ưu điểm của sinh sản hữu tính đối với sự phát triển của thực vật. -Hiểu được quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.

-Nêu được sự thụ tinh kép ở thực vật có hoa.

b.Nội dung hoạt động: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS SẢN PHẨM DỰ KIẾNHoạt động 1: Khái niệm Hoạt động 1: Khái niệm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

-GV Phát phiếu học tập, chia nhóm yêu cầu HS hoàn thành bảng 1 phiếu học tập.

Một phần của tài liệu tech12h.comsinh_11_k2_5512 (Trang 100 - 105)