Cầu lao động

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 36 - 43)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

2.1.2. Cầu lao động

2.1.2.1. Quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc

Cơ cấu lao động Việt Nam đã và đang chuyển hướng tích cực, giảm tỉ trọng ở khu vực nông lâm ngư nghiệp và tăng tỉ trọng ở khu vực thương mại dịch vụ. Theo số liệu đến quý 4 năm 2014, tổng số lao động có việc làm ước tính đạt 53,4 triệu người trong đó tỉ lệ lao động ở khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 45,3%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 22,4% và khu vực thương mại dịch vụ chiếm 32,4%. So với năm 2010, tỉ trọng lao động ở khu vực nông lâm ngư nghiệp đã giảm 4,2% từ 49,5% xuống còn 45,3%, trong khi đó tỉ trọng lao động ở khu vực thương mại và dịch vụ đã tăng 2,9% từ 29,5% lên 32,4%. Chuyển dịch cơ cấu lao động sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ là một xu hướng tất yếu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng giá trị sản xuất của hàng hóa.

Đơn vị: %

Hình 2.2. Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực kinh tế giai đoạn 2010-2014 Nguồn: Báo cáo lao động – việc làm 2010-2014, Tổng cục Thống kê

Xét theo tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo, cả nước chỉ có gần 10 triệu lao động đang làm việc đã qua đào tạo, tương ứng với 18,3%. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ

lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 22,7 điểm phần trăm (thành thị là 34,3% và nông thôn là 11,6%)

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất ở hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long (10,4%) và Tây Nguyên (13,1%) và cao nhất ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tỷ trọng lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi tập trung nhiều nhất lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên (tương ứng là 18,8% và 17,9%).

Bảng 2.3. Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo năm 2014

Đơn vị: %

Nơi cư trú/Vùng Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại họctrở lên

Cả nước 18,3 5 3,6 2,4 7,3

Thành thị 34,3 8,3 5,5 3,5 17

Nông thôn 11,6 3,6 2,8 1,9 3,3

Các vùng

Trung du và miền núi phía Bắc 15,6 4,5 4,6 2,2 4,3

Đồng bằng sông Hồng (*) 19,7 8,3 3,6 2,3 5,5

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 15,9 4,3 4,0 2,1 5,5

Tây Nguyên 13,1 3,4 3,4 1,6 4,7

Đông Nam Bộ (*) 16,3 5,2 3,4 1,8 5,9

Đồng bằng sông Cửu Long 10,4 2,7 2,6 1,1 4,0

Hà Nội 36,2 9,9 4,8 2,7 18,8

Thành phố Hồ Chí Minh 31,6 7,8 3,5 2,5 17,8

(*)ĐB sông Hồng không bao gồm Hà Nội và Đông Nam Bộ không bao gồm Tp. HCM Nguồn: Báo cáo lao động việc làm 2014, Tổng cục Thống kê.

Riêng trong thị trường lao động Hà Nội, qua khảo sát ở 103 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc khu vực chính thức, trong 5 năm qua, bình quân 1 cơ sở, 1 năm có nhu cầu tuyển dụng thêm 9 – 10 lao động có chuyên môn kỹ thuật, trong đó chủ yếu là lao động có trình độ công nhân kỹ thuật, còn lại là lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng.

Xét theo cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn thì tỷ trọng lao động chưa bao giờ đi học chiếm 3,8% trong tổng số lao động, trong đó nữ chiếm nhiều hơn (62,3%). Gần một phần ba số lao động trong nền kinh tế đã tốt nghiệp trung học cơ sở (30,7%). Số liệu cho thấy, ở các trình độ học vấn thấp (từ chưa đi học bao giờ đến tốt nghiệp đại học) thì nữ chiếm số đông hơn nam, tuy nhiên càng ở trình độ cao thì nam lại chiếm số đông hơn nữ. Điều này cho thấy, vẫn còn sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục phổ thông của lực lượng lao động.

Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn năm 2014

Đơn vị: %

Trình độ học vấn Tổng số Nam Nữ

Tổng số 100 100 100

Chưa đi học 3,8 2,8 4,9

Chưa tốt nghiệp tiểu học 11,6 10,2 13,1

Tốt nghiệp tiểu học 24,3 23,6 25

Tốt nghiệp THCS 30,7 30,6 30,7

Tốt nghiệp THPT 11,8 12,5 10,9

Trình độ chuyên môn kỹ thuật 17,9 20,3 15,4

Nguồn: Báo cáo lao động việc làm 2014, Tổng cục Thống kê

Qua thống kê về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cho thấy chất lượng việc làm của Việt Nam còn thấp và không đồng đều giữa các vùng. Lao động có kỹ năng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, thu nhập cao và đáp ứng được yêu cầu của các ngành trong việc sử dụng công nghệ hiện đại và hoạt động quản lý.

2.1.2.2. Nhu cầu tuyển dụng nhân lực

Theo số liệu Tổng cục Thống kê, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của Việt Nam năm 2014 như sau:

- Về cơ cấu trình độ chuyên môn, nhu cầu tuyển dụng lao động chưa qua đào tạo trong năm 2014 chiếm (32,64%), đối với nhu cầu lao động có trình độ Trên đại học – Đại học – Cao đẳng chiếm (32,12%), nhu cầu tuyển dụng đối với lao động có trình độ Sơ cấp nghề - Trung cấp chiếm (35,24%).

như: Công nghệ thông tin, Cơ khí tự động hóa, Kiến trúc – Kỹ thuật công trình xây dựng, Kế toán – Kiểm toán, Điện – Điện lạnh – Điện công nghiệp, Kinh doanh tài sản – Bất động sản, Marketing – Quan hệ công chúng - Quản lý điều hành …

Năm 2014 các nhóm ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao như: Kinh doanh bán hàng (23,88%), Dịch vụ phục vụ (16,01%), Công nghệ thông tin (7,65%), Dịch vụ du lịch- Nhà hàng – Khách sạn (5,47%), Kinh doanh tài sản – Bất động sản (4,88%), Vận tải – Kho bãi – Xuất nhập khẩu (4,42%), Dệt may – Giày da (4,36%).

- Về ngành nghề đào tạo, năm 2014 nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo tăng 1,46% so năm 2013. Thống kê theo 9 nhóm ngành đào tạo năm 2014 nhu cầu nhân lực tăng ở các nhóm ngành Sư phạm - Quản lý giáo dục (20,63%), Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính (10,25%), Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao (72,18%) và giảm ở các nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Nông – Lâm – Ngư, Kỹ thuật công nghệ, Khoa học xã hội – Nhân văn, Y – Dược. Nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp nghề tăng 1,25% so năm 2013 trong các nhóm ngành Kỹ thuật công nghệ và Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính.

- Về kinh nghiệm làm việc, có 46,6% nhu cầu tuyển dụng lao động là lao động không có kinh nghiệm, tập trung chủ yếu trong các nhóm ngành nghề như: Dịch vụ phục vụ (giúp việc nhà, bảo vệ...), Nhân viên kinh doanh - Bán hàng, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Vận tải - Kho bãi - Xuất nhập khẩu, Dịch vụ thông tin tư vấn - Chăm sóc khách hàng, Marketing - Quan hệ công chúng, Dệt may - Giày da, Công nghệ thông tin, Điện tử - Cơ điện tử, Kinh doanh tài sản - Bất động sản, Tài chính - Tín dụng - Ngân hàng… Nhu cầu tuyển dụng lao động có kinh nghiệm trên 01 năm chiếm 53,40% tập trung chủ yếu trong các nhóm ngành nghề như: Cơ khí - Tự động hóa, Công nghệ thông tin, Kiến trúc - Kỹ thuật công trình xây dựng, Nhân viên kinh doanh - Bán hàng, Dịch vụ du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, Quản lý điều hành – Nhân sự, Điện - Điện lạnh - Điện công nghiệp, Điện tử - Cơ điện tử …

2.1.3. Giá cả sức lao động

Trong vòng hai năm trở lại đây, Việt Nam đã đạt được mức tăng lương đáng kể, nhưng vẫn còn một khoảng cách xa phải vượt qua để bắt kịp với thế giới. Trong khi khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục đạt mức tăng lương cao hơn hầu hết các khu vực khác

trên toàn cầu, Việt Nam cũng có mức tăng chung của tiền lương trung bình thực tế đạt 13,67% trong giai đoạn từ 2011 đến 2013. Mức tăng này có một phần nguyên nhân do lương tối thiểu tăng đáng kể. Mặc dù đạt được chuyển biến tích cực như vậy, nhưng tiền lương ở Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì ở mức thấp hơn rất nhiều so với mức lương ở các nền kinh tế phát triển và thua kém ngay cả nhiều quốc gia láng giềng. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) giữa các quốc gia ASEAN, lương tháng trung bình trong năm 2012 của Việt Nam (ở mức 3,8 triệu VNĐ, hay $181) chỉ cao hơn so với Lào ($119), Campuchia ($121) và Indonesia ($174). Trong khi đó, mức lương này chỉ bằng khoảng một nửa so với Thái Lan ($357), chưa bằng một phần ba của Malaysia ($609) và chỉ bằng khoảng một phần hai mươi của Singapore ($3.547).

Đơn vị: đô la Mỹ ($)

Hình 2.3. Tiền lương bình quân/tháng năm 2012 tại các nước ASEAN

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Báo cáo Cộng đồng ASEAN 2015.

Tính bình quân, trong 5 năm gần đây, tiền lương danh nghĩa của người lao động tăng lên gần 27%/năm. Tiền lương và năng suất lao động luôn đi cùng nhau phản ánh quan hệ mang tính nhân quả. Thông thường, lương cao hoặc tăng lương đòi hỏi phải có năng suất

lao động ở mức tương ứng. Thực tế đang diễn ra theo chiều ngược lại, tốc độ tăng lương cao hơn gấp 3 lần tốc độ tăng năng suất lao động. Theo Báo cáo:

Tiền lương khu vực Châu Á của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), từ năm 2009 – 2012, mức tăng trưởng bình quân hàng năm của mức lương tất cả các ngành tại Việt Nam đạt 25,9% và của ngành sản xuất nói riêng là 23,4% trong khi tăng trưởng năng suất lao động chỉ đạt lần lượt là 3,2% và 5,1%.

Năng suất lao động những năm vừa qua gần như đứng yên, hoặc chỉ tăng không đáng kể. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) trong cùng thời điểm, năng suất lao động tại Việt Nam so với các nước cùng khu vực có mức chênh lệch lớn: thấp hơn 20 lần so với Malaysia, so với Thái Lan thấp hơn 30 lần, so với Nhật Bản thì mức chênh lệch lến đến 135 lần… Năng suất lao động cũng như trí tuệ từ nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng tạo ra mức tăng trưởng của nền kinh tế. Hiện tại năng suất lao động cũng như trí tuệ từ nguồn nhân lực của Việt Nam chiếm tỷ trọng xấp xỉ 28% trong tổng mức tăng trưởng của nền kinh tế. Trong khi hầu hết các nước châu Á chỉ số đó lên đến 40%, cao hơn 10% so với Việt Nam.

Tăng lương cho người lao động là việc làm cần thiết. Sau nhiều lần điều chỉnh, lương tối thiểu vẫn chưa đáp ứng mức sống tối thiểu cho bộ phận thu nhập thấp. Mặt khác, đây là quan hệ có tính nhân quả, tăng lương đòi hỏi phải tăng năng suất ở mức tương ứng. Nền kinh tế cũng đang đặt ra đòi hỏi khẩn thiết: tăng năng suất lao động, giảm dần mức chênh lệch năng suất lao động so với các nước trong khu vực.

Theo Điều tra Lao động Việc làm 2013, ngành đạt mức lương cao nhất là “Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm” với mức lương tháng trung bình là 7,23 triệu VNĐ. Các ngành dẫn đầu khác gồm “Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ” (6,53 triệu VNĐ) và “Hoạt động kinh doanh bất động sản” (6,4 triệu VNĐ). Trong khi đó, “Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình” có mức lương tháng thấp nhất, ở mức 2,35 triệu VNĐ, tiếp đến là nhóm ngành “Nông, lâm, thủy sản” với mức lương trung bình 2,63 triệu VNĐ. Tỷ lệ chênh lệch lương theo giới ở Việt Nam chỉ ở gần 10% – khá thấp so với thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách này lại rất lớn trong nhóm ngành lương thấp là “Nông, lâm, thủy sản”. Trong ngành này, phụ nữ hưởng lương ít hơn nam giới 32% (khoảng cách lớn nhất). Trong ngành công nghệp chế biến, chế tạo – ngành nghề đang nở

rộ ở Việt Nam và tuyển dụng số lượng lao động nữ vượt trội so với nam, nữ giới vẫn chỉ hưởng mức lương tháng trung bình thấp hơn nam giới 17%. Ngược lại, trong hai ngành có mức lương cao nhất (ngành “Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm” và ngành “Hoạt động chuyên môn, khoa học, công nghệ”), lao động nữ lại được trả lương cao hơn nam giới một chút (tương ứng 3,4% và 1,4%).

Đơn vị: nghìn VNĐ

Hình 2.4. Thu nhập bình quân hàng tháng 2013 theo một số ngành kinh tế tại Việt Nam

Nguồn: Điều tra lao động việc làm năm 2013, Tổng cục Thống kê.

Giá cả sức lao động trên thị trường có sự khác biệt lớn giữa các vùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa lao động có kỹ thuật, có tay nghề với lao động phổ thông, giữa các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm và các địa phương khác.

Mặc dù lao động làm công ăn lương hiện nay chỉ chiếm 34,8% trên tổng số lao động có việc làm tại Việt Nam, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình trên 50% của thế giới, nhưng tỷ lệ này được dự kiến sẽ gia tăng nhanh trong các thập kỷ tới. Với vai trò ngày càng quan trọng của tiền lương, các thể chế và chính sách xác định tiền lương đủ mạnh là điều kiện tiên quyết để tối đa hóa lợi ích từ hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế toàn cầu,

cũng như đảm bảo rằng những lợi ích này sẽ được chuyển thành mức tiền lương cao hơn cùng điều kiện làm việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)