7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu
4.1.5. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động
Cần phát triển hệ thống định hướng nghề nghiệp; phát triển hệ thống dịch vụ việc làm; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động. Cần nâng cao nhận thức của mọi đối tác xã hội về thị trường lao động, xây dựng quan hệ lao động hài hòa và nâng cao hiệu quả quản lý thị trường lao động
Tầm quan trọng của thông tin thị trường lao động đối với quá trình hoạt động của thị trường lao động và nền kinh tế thể hiện ở các khía cạnh:
Thông tin thị trường lao động giúp cho Chính phủ và cộng đồng xã hội trong đánh giá những trợ cấp và chi phí của hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động như trợ cấp thất nghiệp, đền bù mất việc làm, đào tạo tái hòa nhập thị trường lao động, …
Đối với các trung tâm dịch vụ việc làm, người lao động, người sử dụng lao động, thông tin thị trường lao động là việc làm, tiền công, điều kiện làm việc, địa điểm phân bổ việc làm và các lợi ích liên quan khác bao gồm đào tạo và phát triển.
Các nhà đầu tư xem xét kỹ lưỡng các thông tin thị trường lao động mới đi đến các quyết định tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực doanh nghiệp theo số lượng, chất lượng lao động, kỹ năng nghề nghiệp, tiền lương theo pháp luật lao động.
Trong điều kiện phát triển nhanh thị trường lao động vùng, thị trường lao động cả nước và kết nối mạnh mẽ thị trường lao động nước ta với thị trường lao động nhiều nước trên thế giới, yêu cầu đặt ra là không ngừng hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao
động. Do đó, cần phải quan tâm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xác lập mô hình cung cấp thông tin thị trường lao động hiệu quả. Có nhiều mô hình cung cấp thông tin thị trường lao động, nhưng phổ biến là thông tin thị trường lao động được cung cấp từ cơ quan Chính phủ; Trung tâm dịch vụ việc làm; Doanh nghiệp, Công đoàn, các tổ chức Phi chính phủ, tổ chức quốc tế; giới truyền thông. Các bên cung cấp và sử dụng thông tin được kết nối với nhau trong một hệ thống dựa trên nhu cầu. Nhà nước cung cấp thông tin phải đáp ứng được nhu cầu đó bằng cách thu thập, tổng hợp, phân tích và cung cấp thông tin.
Thúc đẩy phát triển mạng thông tin quốc gia về thị trường lao động. Mạng thông tin quốc gia về thị trường lao động là tập hợp cấu trúc các thông tin về các thành tố của thị trường lao động được kết nối với nhau trong một môi trường nhất định để lưu trữ, chia sẻ và phổ biến thông tin một cách hệ thống và thường xuyên trong phạm vi cả nước. Mạng thông tin thị trường lao động phải được thiết lập trên một nền tảng phần cứng gồm các máy chủ, máy trạm, thiết bị mạng, cáp mạng và các thiết bị khác. Ngoài ra, một hệ thống mạng thông tin thị trường lao động muốn tồn tại và phát triển thì vấn đề đặt ra là phải có một đội ngũ cộng sự cung cấp và chia sẻ thông tin thường xuyên và liên tục. Thông tin sản xuất ra phải đáp ứng thiết thực yêu cầu công tác của cơ quan chức năng cũng như các đơn vị các nhân trong nền kinh tế. Để tổ chức khai thác và sử dụng mạng thông tin quốc gia thị trường lao động cần thiết phải xây dựng hoàn thiện về mặt tổ chức và quy chế hoạt động của mạng thông tin quốc gia về thị trường lao động từ Trung ương đến địa phương; thực hiện cung cấp dịch vụ thông tin thị trường lao động có hiệu quả cho các đối tượng có nhu cầu trên thị trường lao động và tạo lập một mạng lưới và cơ chế phối hợp giữa các đơn vị khác nhau để chia sẻ trách nhiệm trong việc phát triển hệ thống thông tin.
Đào tạo cán bộ cho toàn bộ hệ thống thông tin thị trường lao động. Việc đào tạo cán bộ phải được tiến hành kỹ càng, liên tục trong quá trình phát triển thị trường lao động quốc gia và nền kinh tế. Hiện nay, việc đào tạo mới được thực hiện theo mô hình đào tạo tập trung trọng điểm cho một số cán bộ chủ chốt vận hành hệ thống tại Trạm Trung tâm thông tin Bộ Lao động – Thương binh và xã hội và cán bộ tin học tại các Sở Lao động – Thương binh Xã hội và đào tạo chung từ các nhà cung cấp dịch vụ, đào tạo theo từng dự án triển khai. Các năm tới cần mở rộng đối tượng và quy mô đào tạo cán bộ làm công tác chuyên
biệt hoặc làm kiêm công tác thông tin thị trường lao động trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế.