Quy mô và cơ cấu lao động

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 45 - 52)

7. Kết cấu báo cáo nghiên cứu

2.2.1.Quy mô và cơ cấu lao động

2.2.2.1. Tác động đến quy mô lao động

Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ thúc đẩy việc làm trong các khu vực chính. Các giải pháp chính sách về thương mại trong khuôn khổ AEC sẽ mang lại những lợi ích đáng kể về kinh tế và việc làm cho Việt Nam bởi Việt Nam phụ thuộc mạnh mẽ vào thương mại quốc tế. Theo dự báo từ các chuyên gia, đến năm 2025 GDP của Việt Nam sẽ tăng 14,5% so với bối cảnh không tăng cường hội nhập. Các dự báo cũng cho thấy tổng việc làm sẽ tăng với tỷ lệ thô là 10,5%. Tuy nhiên khoảng 2/3 số việc làm tăng thêm này là việc làm dễ bị tổn thương. Điều đó cho thấy chất lượng việc làm còn ở mức thấp, mặc dù sự hội nhập AEC có thể mang lại những lợi ích chung cho Việt Nam.

Đơn vị: %

Hình 2.5. Thay đổi các chỉ tiêu kinh tế và thị trường việc làm ở Việt Nam khi hội nhập

AEC, so với bối cảnh không hội nhập, năm 2025

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Sự chênh lệch thu nhập trong vùng dẫn đến sự tiếp diễn của xu hướng xuất khẩu lao động. Với mức lương và chất lượng việc làm thấp trong nước, lao động Việt Nam đang có xu hướng ra nước ngoài làm việc (thường là Nhật Bản và Hàn Quốc). Tuy nhiên, trong 5 năm qua, tỷ lệ lao động đi làm việc tại các quốc gia ASEAN ngày càng gia tăng và thị trường này chiếm tới 26% tổng lao động Việt Nam di cư trong năm 2012. Phần lớn lao động di cư là lao động có trình độ, kỹ năng ở mức thấp và trung bình, làm việc trong các ngành nông nghiệp, xây dựng và sản xuất chế tạo. Các chính sách hiện tại chỉ giới hạn trong một số ít ngành nghề có trình độ kỹ năng cao như nha khoa, kế toán và kỹ sư. Thực tế lao động trong các ngành này chỉ chiếm khoảng 1% tổng lực lượng lao động củaViệt Nam. Triển vọng về dịch chuyển lao động dưới tác động của AEC sẽ chỉ giới hạn ở những tác động ngắn hạn.

2.2.2.2. Tác động đến cơ cấu lao động

Những thành tựu kinh tế đáng kể mà Việt Nam đã đạt được trong những thập niên gần đây là nhờ vào sự chuyển dịch nhanh chóng cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị cao hơn. Từ năm 1996 đến 2013, tỷ trọng việc

làm trong ngành nông nghiệp giảm từ 70% xuống còn 46,8%, trong khi đó tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp tăng từ 10,6% lên 21,2%. Tương tự, tỷ trọng việc làm của ngành dịch vụ tăng từ 12,6% lên 32%. Với thu nhập cao hơn từ ngành sản xuất chế tạo, Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa và đẩy mạnh sản xuất chế tạo hơn nữa. Tuy nhiên 2/3 số việc làm trong khu vực sản xuất chế tạo tập trung chủ yếu vào 3 nhóm ngành: dệt may, chế biến thực phẩm và luyện kim.

Đơn vị: nghìn người

Hình 2.6. Thay đổi việc làm theo ngành năm 2025

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Các mô phỏng cho thấy AEC sẽ đẩy mạnh các xu hướng chuyển đổi cơ cấu hiện tại. Tỷ trọng việc làm của ngành công nghiệp sẽ tăng lên tới 23,5% tổng việc làm vào năm 2025, với tỷ trọng của ngành dệt may và xây dựng tương ứng là 5,7%và 8%. Với sự mở rộng đáng kể của ngành mậu dịch và vận tải hàng hóa, dịch vụ sẽ trở thành khu vực tạo việc làm chủ lực trong nền kinh tế, chiếm 41,3% tổng việc làm của cả nước.

Trái lại, tỷ trọng việc làm của ngành nông nghiệp sẽ giảm xuống còn 35,2% vào năm 2025. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn tạo ra khoảng 22 triệu việc làm cho người lao động, tăng 2 triệu lao động so với bối cảnh không hội nhập AEC. Trong bối cảnh đó, nâng cao năng suất lao động trong ngành nông nghiệp sẽ là yếu tố then chốt, bên cạnh đó là đẩy mạnh kinh doanh nông nghiệp trong thời kỳ nông nhàn, nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo ở khu vực nông thôn.

làm cho các ngành xây dựng, thương mại và vận tải, bởi dự báo năng suất lao động trong các ngành này cao hơn 2 lần so với năng suất của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, việc làm trong các ngành này thường là việc làm phi chính thức, hầu như không có sự bảo trợ của pháp luật và an sinh xã hội. Điều này đã đặt ra nhu cầu cần phải có những chính sách thị trường lao động nhằm cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng việc làm cho người lao động.

Những chuyển dịch cơ cấu của thị trường lao động, được thúc đẩy bởi hộp nhập kinh tế, sẽ có tác động vào cơ cấu thị trường lao động. Với giả định cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động theo kịch bản AEC vào năm 2025, các chuyên gia dự báo nhu cầu việc làm tuyệt đối lớn nhất tập trung ở những việc làm đòi hỏi kỹ năng thấp và trung bình. Tại Việt Nam đó là nhân viên bán hàng (thị trường hoặc bán dạo), lao động trong ngành nông lâm thủy sản, lao động trong ngành xây dựng và khai khoáng. Tuy nhiên, các công việc dự kiến phát triển nhanh nhất ở một số nước nhìn chung thường đòi hỏi kỹ năng trung bình và cao. Tại Việt Nam, sự tăng trưởng nhanh nhất dự kiến rơi vào các nghề thủ công mỹ nghệ, lái xe tải và lái xe buýt.

Đơn vị: nghìn người

Đơn vị: %

Hình 2.8. Dự báo 10 nghề có nhu cầu cao nhất, thay đổi theo tỷ lệ phần trăm giai đoạn 2010-2015

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, quá trình này tất yếu làm thay đổi tỷ trọng lao động trong các ngành kinh tế.

Hình 2.9. Cơ cấu lao động của các khu vực kinh tế, thời kỳ 2015-2016

Nguồn: Điều tra lao động và việc làm năm 2016, tổng cục Thống kê.

Ta thấy chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế từ năm 2000 đến nay. Năm 2016, lao động trong khu vực "Nông, lâm, thuỷ sản" chiếm 41,9%, giảm 20,3 điểm phần trăm so với năm 2000. Ngược lại, khu vực "Công nghiệp và xây dựng" tăng từ 13% tới 24,7% so với cùng thời kỳ và khu vực "Dịch vụ" tăng từ 24,8% tới 33,4%. So với năm 2015, đã có sự chuyển dịch của lao động khu vực nông, lâm, thủy sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, đưa tỷ trọng lao động khu vực công nghiệp và xây dựng lên 24,7% - cao nhất kể từ năm 2000 đến nay.

Hình 2.10. Cơ cấu lao động chia theo vùng và khu vực kinh tế năm 2016

Hình 2.10 biểu thị tỷ trọng lao động đang làm việc chia theo khu vực kinh tế của từng vùng. Ở các khu vực miền núi và ven biển, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực "Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản" còn khá cao, con số này ở Tây Nguyên là 72,5%, Trung du và miền núi phía Bắc là 64,6% và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung là 48,0%. Số liệu cho thấy, thành phố Hồ Chí Minh có cơ cấu kinh tế phát triển cao hơn Hà Nội, với 98,1% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

đào tạo. Có sự chênh lệch đáng kể về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo giữa thành thị và nông thôn, mức chênh lệch này là 24,4 điểm phần trăm (thành thị là 37,2% và nông thôn là 12,8%).

Bảng 2.5. Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo, năm 2016

Đơn vị tính: Phần trăm

Nơi cư trú/vùng Tổng số Dạy nghề Trung cấp Cao đẳng Đại học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trở lên Cả nước 20,6 5,0 3,9 2,7 9,0 Nam 23,0 8,0 3,7 2,1 9,1 Nữ 18,0 1,7 4,1 3,2 9,0 Thành thị 37,2 7,5 5,7 4,0 20,0 Nông thôn 12,8 3,8 3,1 2,0 3,9 Các vùng

Trung du và miền núi phía Bắc 17,5 4,0 4,9 2,7 5,9

Đồng bằng sông Hồng 28,4 7,6 4,5 3,5 12,9

Trong đó: Hà Nội 42,7 8,8 6,0 4,0 23,9

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 20,0 4,7 4,4 2,9 8,0

Tây Nguyên 13,1 2,5 3,3 1,7 5,5

Đông Nam Bộ 26,2 6,3 3,5 2,9 13,5

Trong đó: Tp. HCM 34,8 6,8 3,8 3,7 20,5

Đồng bằng sông Cửu Long 12,0 2,6 2,5 1,4 5,4

Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo thấp nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (12,0%) và cao nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (28,4%). Tỷ lệ này ở hai trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất của cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cao gấp đôi so với toàn quốc (tương ứng là 42,7% và 34,8%). Tỷ trọng lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên khác nhau đáng kể giữa các vùng, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là những nơi tập trung nhiều lao động đang làm việc có trình độ đại học trở lên (tương ứng là 23,9% và 20,5%).

Số liệu thống kê về tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cho thấy chất lượng lao động của Việt Nam còn thấp và không đồng đều giữa các vùng. Lao động có kỹ năng là tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, thu nhập cao và đáp ứng được yêu cầu của các ngành trong việc sử dụng công nghệ hiện đại và hoạt động quản lý.

Tỷ trọng lao động có việc làm chưa bao giờ đi học chiếm 3,4% trong tổng số người có việc làm, trong đó nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam (61,4%). Gần một phần ba số lao động trong nền kinh tế đã tốt nghiệp trung học cơ sở (29,9%). Số liệu cho thấy, ở các trình độ học vấn thấp (từ chưa bao giờ đi học cho đến tốt nghiệp tiểu học) thì nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam, tuy nhiên càng ở các trình độ cao thì nam chiếm tỷ lệ cao hơn nữ.

Bảng 2.6. Cơ cấu lao động có việc làm theo trình độ học vấn và giới tính, năm 2016 Đơn vị tính: %

Trình độ học vấn Tổng số Nam Nữ

Tổng số 100,0 100,0 100,0

Chưa đi học 3,4 2,6 4,3

Chưa tốt nghiệp tiểu học 10,3 9,4 11,3

Tốt nghiệp tiểu học 23,1 22,8 23,4

Tốt nghiệp THCS 29,9 29,5 30,3

Tốt nghiệp THPT 12,7 12,7 12,7

Có trình độ chuyên môn kỹ thuật 20,6 23,0 18,0

Một phần của tài liệu Tác động của việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đối với thị trường lao động việt nam (Trang 45 - 52)